Tìm hiểu về bệnh hôi miệng


2007.08.31

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong số các tin nhắn và email của thính giả thắc mắc về sức khoẻ gửi đến chương trình mấy tuần vừa qua có lời nhắn sau đây của thính giả Kim Anh: “ Tôi tên Kim Anh, xin hỏi về bệnh hôi miệng.”

Smile200.jpg
AFP PHOTO

Để trả lời bà Kim Anh và giúp quý vị thính giả tìm hiểu thêm về cách phòng và trị chứng bệnh phổ biến này, chúng tôi đã mời bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, tham gia chương trình hôm nay.

Nguyên nhân

Trà Mi: Thưa bác sĩ, hơi thở có mùi hôi là một bệnh lý, tuy không nguy hiểm, nhưng gây cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân, khiến họ mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Trước tiên xin được hỏi thăm bác sĩ những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Về mặt hoá học, mùi hôi ở miệng là do các hợp chất lưu huỳnh sulfur gây ra. Các hợp chất này phần lớn là do vi trùng bình thường trong miệng sinh ra trong quá trình phân huỷ thức ăn.

Có tới 400 hợp chất có lưu huỳnh trong hơi thở con người. Bình thường các hợp chất này tan trong nước bọt, ngấm vào niêm mạc miệng. Tuy nhiên, khi nhiều quá, một phần sẽ bay hơi lên sinh ra mùi khó chịu. Đó là về mặt hoá học.

Còn nói về nguyên nhân thì có hai nhóm nguyên nhân gây hôi miệng, gồm nguyên nhân trong miệng và nguyên nhân ngoài miệng.

Về mặt hoá học, mùi hôi ở miệng là do các hợp chất lưu huỳnh sulfur gây ra. Các hợp chất này phần lớn là do vi trùng bình thường trong miệng sinh ra trong quá trình phân huỷ thức ăn. Có tới 400 hợp chất có lưu huỳnh trong hơi thở con người. Bình thường các hợp chất này tan trong nước bọt, ngấm vào niêm mạc miệng. Tuy nhiên, khi nhiều quá, một phần sẽ bay hơi lên sinh ra mùi khó chịu. Đó là về mặt hoá học.

Hầu hết các trường hợp bị hôi miệng là do nguyên nhân trong miệng. Do đó, một người bị hôi miệng trước tiên nên đi khám bác sĩ răng hàng mặt.

Nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng là do chăm sóc vệ sinh răng hàm mặt không kỹ và không đúng cách. Nếu hàng ngày bạn không chải răng, hay chải răng không đúng cách, hoặc không sử dụng chỉ tơ nha khoa, không chải lưỡi, cạo lưỡi, thức ăn sẽ đọng lại ở kẽ răng, trên lưỡi, gây thối rữa, tạo ra mùi hôi.

Nguyên nhân tiếp theo gây hôi miệng là do lữơi bị dơ. Thường bề mặt của lữơi nhám do có các gai lưỡi. Các gai lữơi này dễ làm cho thức ăn đọng lại, từ đó gây ra mùi hôi.

Một nguyên nhân khác là do các dịch tiết từ màng nhầy mũi chảy xuống họng. Dịch tiết này do dị ứng màng nhầy mũi gây ra. Phần lớn các dịch này đựơc nuốt vào dạ dày, nhưng có một ít bị đọng lại ở phía sau của lữơi. Tại đây, vi trùng sẽ phân huỷ dịch tiết này và tạo ra các chất có mùi hôi, gây ra hôi miệng.

Nguyên nhân trong miệng tiếp theo là do bệnh nha chu. Một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh nha chu là hơi thở hôi và miệng có vị khó chịu. Bệnh nha chu do mảng bám răng gây ra. Các mảng bám này đựơc hình thành do vệ sinh răng miệng không tốt.

Nguyên nhân khác gây hôi miệng là do khô miệng khi lượng nước bọt tiết ra bị giảm vì lý do nào đó. Lúc đó, các chất gây mùi hôi không đựơc hoà tan, thấm vào màng nhầy miệng, cho nên bốc hơi lên, gây khô miệng. Mặt khác, chúng ta cần nước bọt để làm sạch miệng, cho nên khi thiếu nước bọt thức ăn sẽ bám trên răng, lữơi, nướu càng nhiều thì càng dẫn đến hôi miệng.

Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Đó là những nguyên nhân trong miệng. Chỉ 10% các trường hợp có hơi thở hôi là do nguyên nhân ngoài miệng, như tình trạng viêm xoang hàm mãn tính, những nhiễm trùng ở họng, sau mũi, hay phổi, bệnh tiểu đường, gan, thận. Nếu bác sĩ răng hàm mặt đã xác định tình trạng nha khoa của bạn khoẻ mạnh và mùi hôi không có nguyên nhân từ miệng, thì bạn nên đi khám bác sĩ y khoa để xác định nguyên nhân làm hôi miệng.

Ngoài ra, các thức ăn, gia vị nặng mùi như hành, tỏi đều sinh ra nhiều hợp chất có lưu huỳnh. Sau khi chúng ta ăn những thức ăn này, các hợp chất sẽ vào máu, lên phổi, và mùi được thải ra hơi thở. Lúc đó, nếu chải răng, dùng nước súc miệng, hay chỉ tơ nha khoa chỉ có tác dụng che mùi tạm thời thôi.

Cách thức chữa trị

Đối với các nguyên nhân trong miệng, trước nhất phải chữa bệnh nha chu. Nếu răng miệng của bạn khỏe mạnh, mô nha chu lành mạnh thì không gây hôi miệng. Bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kiểm tra răng và làm sạch răng. Khi đó, nếu vẫn còn hôi miệng thì hãy xem các thức ăn đã dùng, các loại thuốc đã sử dụng, hoặc các bệnh mắc phải.

Trà Mi: Nhiều nguyên nhân như vậy thì cách thức chữa trị chứng bệnh này chắc là cũng đa dạng khác nhau. Xin bác sĩ cho biết những phương pháp chữa trị chứng hôi miệng được áp dụng hiện nay là gì, thời gian điều trị trung bình bao lâu, chi phí có tốn kém lắm không?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Để chữa trị đựơc bệnh hôi miệng, đầu tiên mình nên tìm giải quyết các nguyên nhân trong miệng. Còn những nguyên nhân ngoài miệng thì nên khám điều trị ở các bác sĩ y khoa.

Đối với các nguyên nhân trong miệng, trước nhất phải chữa bệnh nha chu. Nếu răng miệng của bạn khỏe mạnh, mô nha chu lành mạnh thì không gây hôi miệng. Bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kiểm tra răng và làm sạch răng. Khi đó, nếu vẫn còn hôi miệng thì hãy xem các thức ăn đã dùng, các loại thuốc đã sử dụng, hoặc các bệnh mắc phải.

Nên chải răng ngay sau khi ăn để loại trừ các mảng bám, các mảnh vụn thức ăn còn sót. Mỗi ngày nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Nếu mang hàm giả, nên bỏ ra vào ban đêm và rửa sạch trước khi mang lại.

Trà Mi: Nhiều người cho rằng khi bị hôi miệng thì nhai kẹo cao su, dùng thuốc xịt thơm miệng. Ý kiến của giới chuyên môn như thê nào?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Kẹo cao su hoặc thuốc xịt thơm miệng chỉ có tác dụng tạm thời ngay lúc đó thôi. Một thời gian ngắn sau khi mùi vị của chúng hết rồi, nguyên nhân sâu xa gây hôi miệng vẫn còn mà bạn không chữa, thì vẫn hôi miệng. Trong trường hợp bị hôi miệng do khô miệng, cần uống nhiều nước hay nhai kẹo cao su không đường. Ngoài ra, có thể dùng các nước súc miệng để giúp át mùi đi trong chốc lát.

Bạn phải thường xuyên dùng nước súc miệng để át mùi hôi thì cần đến bác sĩ nha khoa, tìm nguyên nhân để điều trị. Bác sĩ sẽ cho toa để bạn dùng các nước súc miệng có tính sát trùng trị bệnh. Súc miệng nên súc buổi tối thì hiệu quả hơn vì vi trùng sinh mùi hoạt động về ban đêm nhiều hơn.

Sau khi đã kiểm tra tình trạng răng miệng tốt mà vẫn bị hôi miệng, nên đi khám bác sĩ y khoa để tìm ra bệnh chữa trị.

Quan niệm này là sai, vì nên đánh răng ngay sau khi ăn chứ không phải là đánh càng nhiều lần càng tốt vì mục đích mình đánh răng là để làm sạch các mảng bám của thức ăn tránh không bị đọng lại trên răng hay trên lưỡi.

Trà Mi: Chứng bệnh hôi miệng có khả năng chữa trị dứt khỏi hẳn hay không?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Bị hôi miệng mà xác định đựơc chính xác nguyên nhân thì có khả năng điều trị dứt điểm.

Cách phòng tránh

Trà Mi: Cuối cùng, xin bác sĩ một vài lời khuyên của giới chuyên môn giúp có thể phòng tránh được chứng bệnh hôi miệng?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Về kiểm soát hơi thở hôi, mình có 10 lời khuyên: - Chữa trị bất kỳ nguyên nhân nào gây hôi miệng mà bạn có thể nhận biết được. - Tránh ăn các thức ăn có mùi như hành, tỏi, gia vị. - Tránh các thói quen có thể làm hơi thở hôi như hút thuốc, uống rựơu. - Ăn đúng giờ. - Thường xuyên ăn trái cây tươi như dứa chẳng hạn, đây là một loại trái cây có chứa men làm sạch miệng. - Chải răng ngay sau khi ăn, chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa. - Vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên bằng cách phòng bệnh, phải khám răng miệng định kỳ. - Súc miệng mỗi ngày 2 lần, chải lữơi trước khi đi ngủ bằng bàn chải hoặc cây chà lưỡi. - Giữ miệng càng ướt càng tốt bằng cách nhai kẹo cao su không đường. Có thể dùng các chế phẩm giúp hơi thở thơm tho như thuốc súc miệng hay thuốc xịt thơm miệng. - Nếu mang hàm giả, ban đêm nên tháo ra và ngâm dung dịch.

Đó là 10 lời khuyên giúp kiểm soát hơi thở hôi.

Trà Mi: Nhiều người cho rằng nếu đánh răng thường xuyên nhiều lần quá sẽ làm lung lay, ảnh hửơng đến hàm răng. Quan niệm này đúng hay sai?

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Quan niệm này là sai, vì nên đánh răng ngay sau khi ăn chứ không phải là đánh càng nhiều lần càng tốt vì mục đích mình đánh răng là để làm sạch các mảng bám của thức ăn tránh không bị đọng lại trên răng hay trên lưỡi.

Nếu đánh răng đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến bệnh nha chu hoặc làm yếu răng, mà còn giúp cho răng mình cứng chắc, không bị sâu, không bị vỡ. Tốt nhất là 6 tháng một lần, bạn nên đi khám bác sĩ răng hàm mặt.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin rất bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

Bác sĩ nha khoa Quỳnh Chi: Cảm ơn chị.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Thông tin trên mạng:

- Bad Breath (Halitosis)

- BỆNH HÔI MIỆNG (BAD BREATH)

- Benh hoi mieng

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.