Hội Thảo Quốc Tế về “Giảm Thiểu Tác Hại”

Hội Thảo Quốc Tế Mang Tên “Harm Reduction 2009,” tức “Giảm Thiểu Tác Hại,” được tổ chức tại Bangkok, thủ đô Thái Lan từ ngày 20 đến 23 tháng Tư, 2009.
Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok
2009.04.20

Hội thảo ngày càng trở nên hữu hiệu trong việc chia sẻ kiến thức, kết nối hoạt động và thúc đẩy những ứng dụng hữu hiệu nhằm giảm thiểu tác

2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS
2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS. AFP photo
AFP photo
hại tiêu cực về mặt xã hội, y tế, kinh tế, hình sự, vân vân, của việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá, và các chất cấm khác. Khoảng 1,000 thành viên của 80 quốc gia có mặt tham dự Hội Thảo lần này. Riêng đoàn Việt Nam có khoảng 100 thành viên tham gia.

Khoảng 1,000 thành viên của 80 quốc gia có mặt tham dự Hội Thảo lần này. Riêng đoàn Việt Nam có khoảng 100 thành viên tham gia.

Biên tập viên Thiện Giao, có mặt tại chỗ và thực hiện cuộc phỏng vấn với thạc sĩ Chu Quốc Ân, Phó Cục Trưởng Cục Phòng Chống HIV-AIDS thuộc Bộ Y Tế Việt Nam. Trước hết, thạc sĩ Ân cho biết.

Thạc Sĩ Chu Quốc Ân: Phái đoàn Việt Nam sang đây có khá nhiều thành phần; có người làm việc trong lãnh vực phòng chống HIV – AIDS của Bộ Y Tế, những người làm việc trong lãnh vực phòng chống AIDS thuộc Bộ Công An, có người thuộc Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội là những người trực tiếp làm việc với chương trình Giảm Thiểu, Dự Phòng Tác Hại HIV tại Việt Nam. Ngoài ra, một số cán bộ làm việc tại các dự án thuộc các tổ chức quốc tế có hoạt động phòng chống AIDS tại Việt Nam cũng có mặt tại đây.

Thiện Giao: Xin ông khái quát về công cuộc phòng chống AIDS tại Việt Nam hiện nay.

Kế hoạch phòng chống AIDS

Thạc Sĩ Chu Quốc Ân: Việt Nam bắt đầu phòng chống AIDS từ năm 1987. Năm ấy, Bộ Y Tế thành lập nhóm nghiên cứu HIV – AIDS. Về mặt chính thức, năm 1990, Việt Nam thành lập Ủy Ban Quốc Gia Phòng Chống AIDS.

Trên thực tế, Việt Nam đã có những đáp ứng tích cực với HIV – AIDS. Ví dụ, chương trình Giảm Thiểu Tác Hại mà chúng ta đang có mặt tại Hội Thảo đây, Việt Nam đã làm thí điểm từ năm 1993 tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và quận Đống Đa tại Hà Nội. Sau đó, đến năm 1997, 1998, chúng ta mở rộng ra trên 5 tỉnh, thành, bằng các dự án quốc tế và 14 tỉnh, thành khác bằng các chương trình trong nước.

Trên thực tế, Việt Nam đã có những đáp ứng tích cực với HIV – AIDS. Ví dụ, chương trình Giảm Thiểu Tác Hại mà chúng ta đang có mặt tại Hội Thảo đây, Việt Nam đã làm thí điểm từ năm 1993 tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và quận Đống Đa tại Hà Nội

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai 9 chương trình hành động phòng chống HIV trong khuôn khổ chiến lược quốc gia. Đó là chiến dịch thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về HIV cho người dân, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao như người sử dụng ma túy, người bán dâm, vân vân.

Chương trình Giảm Thiểu Tác Hại được chính phủ thừa nhận là chương trình chiến lược quốc gia. Luật pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng, 1997, cũng thừa nhận các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại này.

Sau đó, chính phủ cũng ban hành nghị định, thừa nhận hoạt động này, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn cần thiết.

Lãnh vực giảm thiểu tác hại có 3 hoạt động chính. Đó là các chương trình trao đổi kim tiêm, cho người sử dụng ma túy; chương trình bao cao su cho người quan hệ có nguy cơ, đặc biệt là phụ nữ bán dâm. Và hiện nay thì đang thí điểm chương trình điều trị bằng Methadone.

Lãnh vực giảm thiểu tác hại có 3 hoạt động chính. Đó là các chương trình trao đổi kim tiêm, cho người sử dụng ma túy; chương trình bao cao su cho người quan hệ có nguy cơ, đặc biệt là phụ nữ bán dâm. Và hiện nay thì đang thí điểm chương trình điều trị bằng Methadone.

Đồng thời với các chương trình này, Việt Nam cũng tiến hành các chương trình khác, như chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV, chủ yếu tập trung hỗ trợ tại nhà và cộng đồng và các cơ sở y tế nhà nước.

Chương trình tiếp theo là dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Một chương trình nữa là tiếp cận điều trị ARV cho những người đã nhiễm HIV.

Các chương trình có liên quan gồm có điều trị nhiễm trùng qua đường tình dục, an toàn truyền máu, nâng cao năng lực hợp tác quốc tế, vân vân.

Thiện Giao: Nhóm nào là nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất?

Thạc Sĩ Chu Quốc Ân: Thống kê cho thấy, người tiêm chích ma túy có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Báo cáo gần nhất của Bộ Y Tế cho thấy 20% người tiêm chích ma túy ở Việt Nam nhiễm HIV.

Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV

Thiện Giao: Một buổi Hội Thảo trong khuôn khổ “Harm Reduction 2009” có nói về rằng, người bị nhiễm HIV có đầy đủ quyền như bất cứ ai khác. Một số quốc gia, khu vực có sự đối xử không bình đẳng với người lây nhiễm HIV. Việt Nam ngăn chặn điều này như thế nào?

Thạc Sĩ Chu Quốc Ân:Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV đã được quy định trong luật phòng chống HIV – AIDS. Người nhiễm có quyền được chữa bệnh, được học hành, có quyền được lao động, có quyền được làm việc, có quyền không bị kỳ thị đối xử, vân vân. Bên cạnh đó, luật cũng làm rõ một số quyền mà người nhiễm HIV hay bị vi phạm.

Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV đã được quy định trong luật phòng chống HIV – AIDS. Người nhiễm có quyền được chữa bệnh, được học hành, có quyền được lao động, có quyền được làm việc, có quyền không bị kỳ thị đối xử

Để thực hiện quyền, người nhiễm HIV cũng phải thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ cao cả nhất của họ hiện nay là không làm lây truyền HIV sang người khác.

Trên thực tế, chuyện kỳ thị, phân biệt đối xử cũng là một vấn đề khá lớn của Việt Nam. Đại thể, những người nhiễm HIV tại Việt Nam là người tiêm chích ma túy. Một bộ phận khá lớn khác là người bán dâm.

Hai nhóm này chiếm hơn 1 nửa số người nhiễm HIV. Dân tộc Việt, theo truyền thống văn hóa, là kỳ thị người bán dâm.

Theo thống kê không chính xác, hiện có khoảng 100 nhóm người nhiễm đang hoạt động tại Việt Nam. Chúng tôi vận động các nhóm này tham gia chống AIDS. Họ sẽ xuất hiện trước cộng đồng nhiều hơn, hình ảnh của họ sẽ được cải thiện hơn. Bằng cách này, xã hội sẽ bình thường hóa sự xuất hiện của người nhiễm HIV.

Hiện có khoảng 100 nhóm người nhiễm đang hoạt động tại Việt Nam. Chúng tôi vận động các nhóm này tham gia chống AIDS. Họ sẽ xuất hiện trước cộng đồng nhiều hơn, hình ảnh của họ sẽ được cải thiện hơn.

Thiện Giao: Nghĩa là cần có nhiều hơn nữa các chiến dịch kêu gọi, giáo dục, đối với quần chúng trong cách cư xử đối với người lây nhiễm HIV?

Thạc Sĩ Chu Quốc Ân: Vấn đề này, hiện Việt Nam đang triển khai theo hướng đổi mới tư duy. Ví dụ, trước đây, truyền thông nói nặng về đường lây, hy vọng người ta sẽ áp dụng và thực hiện hành vi an toàn.

Bây giờ thì chúng tôi nói thêm về các đường không lây, tức là tìm bằng chứng chứng minh rằng HIV không lây qua tiếp xúc thông thường.

Về truyền thông đại chúng, thì không tuyên truyền các hình ảnh tiêu cực của người lây nhiễm nữa. Thay vào đó là các hình ảnh tích cực.

Các panô, áp phích, hiện chúng tôi đang tiến hành rà soát và vận động loại bỏ những panô có thể gây hiểu nhầm.

Chúng tôi cũng phổ biến cho dân chúng về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm đã được luật pháp thừa nhận.

Luật pháp cũng cấm kỳ thị đối xử. Tại Việt Nam hiện nay, kỳ thị đối xử người nhiễm HIV thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, luật ra một lúc quá nhiều, người dân không thể tiếp cận hết được. Tôi nghĩ là chúng ta cần có thời gian.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.