Luật gia Việt Nam nghĩ gì về chủ trương khai thác bauxit?

Dự án khai thác bô xít không ngừng gây âu lo sâu sắc cho người dân trong lẫn ngoài nước trước các báo nguy của vô số trí giả Việt Nam về hậu quả của việc cho phép Trung Quốc đưa người vào Tây Nguyên để thực hiện công trình đó.
Nhã Trân, phóng viên RFA-Bangkok
2009.04.03
Màu xanh Tây Nguyên Màu xanh Tây Nguyên
Photo courtesy Wikipedia

Sau khi đã nghe ý kiến của rất nhiều nhà chuyên môn trong các lãnh vực như  chính trị, quân sự, môi trường v à kinh tế, mời quý thính giả nghe ý kiến của một nhà luật học là Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Luật sư đoàn TP HCM.

Nếu ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng Quốc hội sẽ đặt vấn đề

Nhã Trân:  Thưa như Ls có lẽ cũng có biết, dự án khai thác bô xít ở Việt Nam hiện đang gây nên mối quan tâm và lo ngại rất sâu sắc của người Việt trong cũng như ngoài nước,  vì theo tìm hiểu của giới chuyên gia, khai thác quặng bô xít hoàn toàn không có lợi, ngược lại còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề an ninh quốc phòng của Việt Nam. 

Theo luật sư thì liệu có giải pháp nào cho trường hợp này?  Có thể nào dung hòa ý kiến của dân chúng và nhà nước v ề vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên?

Chính phủ thì nói rằng khai thác bô xít là quyết định của chính phủ.  Thế nhưng, nếu mà việc khai thác bô xít có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hoặc có nguy cơ tàn phá môi trường thì quốc hội có thể đặt vấn đề.  Quốc hội có thể đặt lại vấn đề, xem xét vấn đề lại.  Đấy là theo hiến pháp.
Ls Bùi Quang Nghiêm

Ls Bùi Quang Nghiêm:  Việc khai thác bô xít, theo nội dung các ý kiến phản biện mà tôi đọc được trên báo chí của Việt Nam, có 2 lý do.  Một là có nguy cơ tàn phá môi trường.  Hai là có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng - ảnh hưởng tiêu cực, hoặc ảnh hưởng không tốt đến an ninh quốc phòng.

Chính phủ thì nói rằng khai thác bô xít là quyết định của chính phủ, và quyết định ấy đã được Bộ Chính Trị thông qua.  Thế nhưng, nếu mà việc khai thác bô xít có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hoặc có nguy cơ tàn phá môi trường thì quốc hội có thể đặt vấn đề.  Quốc hội có thể đặt lại vấn đề, xem xét vấn đề lại.  Đấy là theo hiến pháp. 

Nhã Trân:  Thưa Ls, luật pháp Việt Nam hiện đang quy định ra sao về trách nhiệm cũng như về quyền hạn của ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, đặc biệt là về những vấn đề có ảnh hưởng lâu dài đối với tương lai của đất nước?  

Ls Bùi Quang Nghiêm:  Theo hiến pháp nước CHXHCNVN, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết nghị những vấn đề hệ trọng đến vận mệnh của dân tộc.  Đấy là theo hiến pháp.  Và trên thực tế thì quốc hội là cơ quan có quyền quyết định những vấn đề đó.  Tôi nhấn mạnh năm từ, đấy là theo hiến pháp.

Các cử tri có thể thông qua những đại biểu của mình để đặt vấn đề, những dự án, xem xét lại nhũng dự án đó, đưa cái vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên thành một chương trình nghị sự của quốc hội, để các đại biểu quốc hội biểu quyết
Ls Bùi Quang Nghiêm

Nhã Trân:  Theo như Ls vừa cho hay chiếu theo hiến pháp của Việt Nam hiện nay, trong ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp thì quốc hội, tức cơ quan lập pháp, có quyền hạn nhiều nhất?

Ls Bùi Quang Nghiêm:  Dạ đúng.

Nhã Trân:  Và quốc hội có thể đưa vấn đề ra thảo luận như thế nào, theo thể thức nào?  

Ls Bùi Quang Nghiêm:  Quốc hội có quyền và có trách nhiệm xem xét vấn đề đó.  Các cử tri có thể thông qua những đại biểu của mình để đặt vấn đề, những dự án, xem xét lại nhũng dự án đó, đưa cái vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên thành một chương trình nghị sự của quốc hội, để các đại biểu quốc hội biểu quyết, nếu cho đó là một vấn đề hệ trọng đến môi trường sống và an ninh quốc gia.

Tôi tin rằng là các đại biểu quốc hội sẽ đặt vấn đề chất vấn chính phủ trong kỳ họp tới.  Nhưng mà quốc hội thì chỉ họp một năm 2 kỳ, mỗi kỳ khoảng 1 tháng hay hơn
Ls Bùi Quang Nghiêm

Tôi tin rằng là các đại biểu quốc hội sẽ đặt vấn đề chất vấn chính phủ trong kỳ họp tới.  Nhưng mà quốc hội thì chỉ họp một năm 2 kỳ, mỗi kỳ khoảng 1 tháng hay hơn.  Thế nên Ủy ban Thường trực của quốc hội, cơ quan thường trực của quốc hội, sẽ quyết định về vấn đề đó. Đấy là theo hiến pháp.

 Việt Nam chưa có luật về trưng cầu dân ý

Nhã Trân: Trở lại chuyện dung hòa ý kiến của giới lãnh đạo và quần chúng, theo Ls liệu hành pháp tức nhà nước Việt Nam sẽ lắng nghe ý kiến của dân chúng sau nhiều cảnh báo về tác hại của dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên?

 Ls Bùi Quang Nghiêm:  Chính phủ và giới quan chức hành pháp trong thời gian sau này tôi thấy rằng rất biết lắng nghe dư luận.  Tôi lấy vi dụ như là vụ khách sạn ở công viên Thống Nhất ở Hà Nội đã thi công xong.  Trường hợp thứ hai là UBND quận Đống Đa đã quyết định xây một cái chợ trên một công viên ở giữa một cái khu tập thể, tức là khu đông dân cư.  Dư luận có ý kiến phản đối, không đồng ý.  Cuối cùng, UBND thành phố Hà Nội đã quyết nghị là phải dừng lại, dừng dự án đó lại. 

Bởi vì chưa có luật trưng cầu dân ý cho nên chưa thể đặt trách nhiệm cho chính phủ hay quốc hội, đòi hỏi phải trưng cầu ý kiến của người dân khi quyết định những điều lớn.
Ls Bùi Quang Nghiêm

Nhã Trân: Thưa Ls, trước những hiểm họa do việc cho phép Trung Quốc vào Việt Nam khai thác tài nguyên, nhiều người đang cho rằng dự án bauxite ở Tây Nguyên phải được xét lại, phải được quyết định dựa trên ý kiến của toàn dân, theo một hình thức kiểu trưng cầu dân ý. Điều này có thể thực hiện được không?

Ls Bùi Quang Nghiêm: Việt Nam so với những nước khác, những nước có nền văn minh pháp lý và văn minh dân chủ cao hơn, thì Việt Nam chỉ mới thoát  khỏi chiến tranh khoảng 30, trên 30 năm nay, và đi sau họ rất là nhiều.

Cho đến bây giờ Việt Nam chưa có luật về trưng cầu dân ý.  Chưa có luật trưng cầu dân ý, cho nên những quyết định của chính phủ có thể là không cần thiết phải trưng cầu dân ý để quyết định những vấn đề lớn.  Bởi vì chưa có luật trưng cầu dân ý cho nên chưa thể đặt trách nhiệm cho chính phủ hay quốc hội, đòi hỏi phải trưng cầu ý kiến của người dân khi quyết định những điều lớn.  

Đó là điều mà chúng ta mong muốn.  Tôi cũng thế.  Tôi là người dân, tôi rất mong có được cái luật đấy, để mà chính phủ trước khi quyết định thì tham khảo ý kiến của nhân dân, như là những nước có nền văn minh, dân chủ và pháp lý cao hơn Việt Nam.  Nhưng điều đó hiện chưa đến, và chúng ta phải chấp nhận.  Luật pháp như thế nào, quy định như thế nào thì chúng ta phải làm như thế bởi vì chưa có luật đó.

Tôi thấy rằng là phía hành pháp cũng rất biết lắng nghe.  Tôi tin là nếu như mà những ý kiến phản biện về dự án bô xít liên quan đến các đối tác Trung Quốc và Mỹ ở Tây Nguyên, nếu thật sự có nguy cơ tàn phá môi trường và an ninh quốc phòng, ảnh hưởng không tốt đến an ninh quốc phòng thì tôi tin rằng là chính phủ sẽ xem xét lại.  Đó là một tiêu chuẩn chất lượng dân chủ ở một chế độ.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
05/01/2010 15:03

tôi đã theo dõi rất sat chuyện này , và cũng cảm thấy rất lo lắng cho đât nứoc. nhưng chỉ có điều thấy rất lạ là, sao nhưng ý kiến rất sát thực với đất nứoc như vậy, về kinh tế thì có thể cho qua đựoc chứ về quốc phòng an ninh thì cực kỳ là quan trọng, nó là vận mệnh của cả một dân tộc, tôi mạo miện muốn hỏi với tất cả mọi ngưòi việt nam chính thống :
trong lãnh đạo có ai là ngưòi gốc hoa không ? và ngưòi đang thúc nhanh chong triển khai dự án đó gốc gác là gì ,
thôi tôi không cần nói nhiều , noi thế chắc các bạn thuộc nòi giống việt nam cũng đã hiểu đựoc phần nào , vì ngưòi trung quốc họ rất coi trọng daan tộc chủ nghĩa , kể cả 5 7 đời
, bạn thử đóng giả 1 ngưòi hoa để bạn bắt chuyện giả mình là ngưòi tiêu cực xem thế nào , họ xã nói hết để bạn xem
kính chúc mọi ngưòi luôn đựoc binhf an