Đoạn kết vụ cá tra và sách đỏ

Người nuôi cá tra có thể chịu thêm nhiều chi phí theo kế hoạch nuôi bền vững để đạt chứng nhận qui chuẩn ASC của Quĩ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Thực chất về thỏa thuận để xóa tên cá tra khỏi danh sách đỏ của WWF hàm chứa những gì?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010.12.21
Cá tra-basa nuôi ao ở ĐBSCL. Cá tra-basa nuôi ao ở ĐBSCL.
Source gaavn.com

Thỏa thuận ASC với WWF không mang tính ràng buộc pháp lý

Theo thỏa thuận được ký ở Hà Nội hôm 17/12 giữa Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) với ông Mark Powell đại diện Quĩ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF, sản xuất cá tra của Việt Nam có lộ trình 5 năm để thực hiện việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn ASC do WWF mới lập ra gần đây.
Cụ thể đến hết năm 2012 có 25% lượng cá tra xuất khẩu đạt được bất cứ chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế nào, trong đó 10% đạt được chứng nhận ASC, điều kiện này tăng dần theo từng năm để đến 2015, toàn bộ cá tra xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó một nửa đạt ASC. Đổi lại WWF rút tên cá tra khỏi sách đỏ và đưa vào danh mục mới “hướng tới bền vững.”
Mặc dù ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP tuyên bố với báo chí là thỏa thuận không mang tính pháp lý ràng buộc, nhưng khó phủ nhận đây là một gánh nặng cho nghề nuôi và chế biến cá tra Việt Nam.
Mặc dù ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP tuyên bố với báo chí là thỏa thuận không mang tính pháp lý ràng buộc, nhưng khó phủ nhận đây là một gánh nặng cho nghề nuôi và chế biến cá tra Việt Nam.
Luật Sư Nguyễn Văn Hậu cố vấn Hội Nông dân TP.HCM nhận định về thỏa thuận vừa nêu trước sự phản ứng gay gắt của người nuôi cá tra:
“VASEP không thể đại diện cho người nuôi cá tra, có thể nói rằng có quá nhiều tiêu chuẩn được các tổ chức áp đặt lên con cá tra của Việt Nam. Đông đảo người nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long phản ứng mạnh về gánh nặng chi phí cho người nuôi cũng như doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Cá tra được chuẩn bị để xuất khẩu. AFP
Cá tra được chuẩn bị để xuất khẩu. AFP
AFP
Chi phí để doanh nghiệp đạt được một chứng nhận bất kỳ là không dưới 10 ngàn USD, thậm chí hàng chục ngàn USD. Trong khi những chứng nhận loại đó không có giá trị pháp lý.
VASEP không thể đại diện cho người nuôi cá tra, có thể nói rằng có quá nhiều tiêu chuẩn được các tổ chức áp đặt lên con cá tra của Việt Nam. Đông đảo người nuôi cá tra ĐBSCL phản ứng mạnh về gánh nặng chi phí cho người nuôi cũng như doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
LS.Nguyễn Văn Hậu
Nhượng bộ như thế thì có nhiều tổ chức đẻ ra những qui chuẩn, tiêu chuẩn khác nhau để áp dụng lên con cá tra Việt nam, tôi cho là không hợp lý.”

Qui chuẩn ASC không hơn qui chuẩn quốc tế của FAO

Qui chuẩn ASC là gì, không ai cho rằng nó có thể cao hơn cả qui chuẩn quốc tế của FAO Lương nông Liên Hiệp Quốc. Đây là bộ tiêu chuẩn mà Việt Nam đang từng bước thực hiện. Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên thường vụ Hội Nghề cá Việt Nam, một chuyên gia về lãnh vực quản lý chất lượng thủy sản phát biểu:
“Trong qui tắc nuôi trồng thủy sản bền vững của FAO (Lương nông LHQ) có bốn nội dung là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật, an toàn môi trường và thực hiện chính sách xã hội, thì bộ tiêu chí ASC này chỉ nhằm vào một nội dung là bảo vệ môi trường của động vật hoang dã.”
Qui chuẩn ASC là gì, không ai cho rằng nó có thể cao hơn cả qui chuẩn quốc tế của FAO Lương nông Liên Hiệp Quốc. Đây là bộ tiêu chuẩn mà Việt Nam đang từng bước thực hiện.
Trước khi xảy ra sự kiện cá tra vào sách đỏ WWF ở 6 nước Châu Âu, Việt Nam có kế hoạch 5 năm, bước đầu tiến tới thực hiện nuôi cá tra bền vững theo bộ tiêu chuẩn CoC của FAO Lương Nông LHQ. Điều này tạo ra nhiều hồ nghi gọi là dụng tâm của WWF đối con cá tra Việt Nam, vốn dĩ được ưa chuộng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Trước bộ tiêu chuẩn ASC của WWF, đã có nhiều tổ chức xã hội ngành nghề, hệ thống bán lẻ ở các nước nhập khẩu đặt ra các loại giấy chứng nhận như SGS, SQF, Euro GAP…Thông thường nhà xuất khẩu phải thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu về vấn đề giấy chứng nhận tiêu chuẩn, chi phí về việc này được cộng vào giá thành sản xuất.
Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN Nguyễn Hữu Dũng.
Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN Nguyễn Hữu Dũng. Source Vietnam Economic Forum
Source Vietnam Economic Forum
Ông Nguyễn Tử Cương cho biết thêm chi tiết trong thỏa thuận với WWF mà ông luôn nhấn mạnh là không mang tính ràng buộc pháp lý:
“Văn bản chúng tôi ký, nội dung không phải là một sự ép buộc người nuôi cá tra Việt Nam phải áp dụng ASC. Nó có một lộ trình, trước hết WWF giới thiệu là họ có bộ tiêu chí như vậy, bước đầu tiên chúng tôi phải xem và góp ý. Bước thứ hai sau góp ý mà thấy phù hợp với Việt Nam thì WWF cung cấp tài chính để đào tạo người nuôi, chúng tôi có thể mở đường để họ làm chuyện này.
Nếu như nhà nhập khẩu yêu cầu thì mới thực hiện, đầu tiên phải giải thích cho họ, bởi vì Việt Nam hiện nay có bộ CoC theo tiêu chí của FAO thì đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của tất cả các tổ chức chứng nhận độc lập. Trong trường hợp nhà nhập khẩu vẫn yêu cầu thì cá biệt mới làm theo ASC mà thôi
Sau đó nếu như nhà nhập khẩu yêu cầu thì mới thực hiện, đầu tiên phải giải thích cho họ, bởi vì Việt Nam hiện nay có bộ CoC theo tiêu chí của FAO thì đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của tất cả các tổ chức chứng nhận độc lập. Trong trường hợp nhà nhập khẩu vẫn yêu cầu thì cá biệt mới làm theo ASC mà thôi.”             
Báo chí đưa nhiều thông tin cho thấy phía Việt Nam cố gắng hết sức để  đưa con cá tra ra khỏi sách đỏ và có vẻ nhượng bộ WWF trong vấn đề qui chuẩn ASC. Không phải ngẫu nhiên VASEP và VINAFISH là hai tổ chức nghề nghiệp đứng ra ký thỏa thuận với WWF là một tổ chức phi chính phủ trụ sở ở Thụy Sĩ, như vậy thỏa thuận này không mang tính ràng buộc pháp lý. Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình 650.000 tấn cá tra trị giá hơn 1 tỷ 500 triệu USD, trong đó thị trường Châu Âu là lớn nhất tiêu thụ tới 32% tổng lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:



Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.