UNHCR Campuchia: 10 người Thượng sẽ bị trục xuất về VN

Campuchia cho biết sẽ kết thúc bản thỏa thuận thành lập trại tỵ nạn ký kết hồi tháng 5 năm 2005 giữa Chính phủ Campuchia, với văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ và Chính phủ Việt Nam.
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011.02.11
Người Thượng từ Việt Nam sang tỵ nạn bên Campuchia đang đứng trước văn phòng Cao Ủy Ty Nạn LHQ. Người Thượng từ Việt Nam sang tỵ nạn bên Campuchia đang đứng trước văn phòng Cao Ủy Ty Nạn LHQ.
RFA file

Campuchia đóng cửa trại tỵ nạn

Theo một thông cáo của UNHCR cho biết, sau khi đóng cửa trại tỵ nạn, trong tương lai bất kể người tỵ nạn từ đâu đến Campuchia để xin tỵ nạn, thì sẽ được cứu xét bởi Chính phủ Campuchia.
Văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ gọi tắt UNHCR tại Campuchia cũng mới ra một thông cáo bày tỏ lời cảm ơn Chính phủ Canada đã nhận 50 Thượng Tây Nguyên thoát nạn từ Việt Nam cho sang nước này để bắt đầu cuộc sống mới sau khi họ đã tạm trú ở trại tỵ nạn Campuchia từ một đến sáu năm.
Đại diện khu vực của văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ ông Jean-Noël Wetterwald cho biết trong một thông cáo sau khi thảo luận với Chính phủ hoàng gia xứ chùa Tháp và các đối tác UNHCR có phần UNHCR nói, rất biết ơn đến Chính phủ Canada đã mở cửa cho những cá nhân người Thượng cần một nơi mới để sống, và cho con cái của họ có điều kiện được giáo dục. Lòng hảo tâm của Chính phủ Canada cho thấy tầm quan trọng của việc tái định cư là một trong những cách làm của UNHCR và các nước tài trợ cùng nhau làm việc để bảo vệ người tỵ nạn.
Theo một thông cáo của UNHCR cho biết, sau khi đóng cửa trại tỵ nạn, trong tương lai bất kể người tỵ nạn từ đâu đến Campuchia để xin tỵ nạn, thì sẽ được cứu xét bởi Chính phủ Campuchia.
Thông cáo còn cho biết thêm, trong 50 người đi Canada, gồm 32 nữ và 18 nam. Trong số 50 người đó, có 37 là người dân tộc Jarai, đã rời Campuchia để sang định tại thành phố Québec của Canada vào đêm thứ hai và thứ tư. Những nhóm người này, chúng có độ tuổi từ 6 tháng đến 57 tuổi. Hầu hết những người lớn là nông dân hay thợ dệt ở Việt Nam và một số người đã được được học máy tính cơ bản và tiếng Anh tại trại tỵ nạn ở Thủ đô Phnom Penh.
Hoa Kỳ cũng chấp nhận 4 người Thượng tỵ nạn và một người đến nhập cư sau khi chính phủ Campuchia đóng
Một nhóm người Thượng từ vùng Tây Nguyên Việt Nam chạy sang Campuchia để tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR
Một nhóm người Thượng từ vùng Tây Nguyên Việt Nam chạy sang Campuchia để tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR. RFA PHOTO
RFA file
cửa trại người Thượng tỵ nạn của UNHCR tại Thủ đô Phnom Penh vào tháng 2 năm 2011.
Trong số 75 người, có 55 người sẽ được sang định cư tại Canada và Hoa Kỳ, tuy nhiên 10 người còn lại không được cấp quy chế tỵ nạn sẽ bị buộc hồi hương về Việt Nam.

Tự nguyện ký tên về Việt Nam?

Một người Thượng đang sống tại trại tỵ nạn ở Thủ đô Phnom Penh xin không tiết lộ danh tính nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, ông bị văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ từ chối cấp quy chế vì văn phòng UNHCR cho rằng, theo lời khai và mô tả của ông trong thời gian phỏng vấn, thì ông không có cơ sở nào để chứng minh đã bị Chính phủ Việt Nam đối xử ngược đãi, đàn áp về tôn giáo, về quốc tịch, hoặc về quan điểm chính trị của cá nhân ông. Cho nên bên Cao ủy tỵ nạn LHQ từ chối cấp quy chế và đề nghị ông cùng với 9 người khác tự nguyện ký tên về Việt Nam. Ông nói:
Họ nói thế này, ký về thì về nhanh, đồ đạt họ cấp cho. Họ nói nếu như mình ký về thì không sao, yên tâm, nhưng nếu như mình không ký về, họ nói sau này thì rất khó khăn. Còn ký về thì yên tâm, bảo đảm. Cho nên các em mới sợ, các em ký về.
Một người Thượng
“Họ nói thế này, ký về thì về nhanh, đồ đạt họ cấp cho. Họ nói nếu như mình ký về thì không sao, yên tâm, nhưng nếu như mình không ký về, họ nói sau này thì rất khó khăn. Còn ký về thì yên tâm, bảo đảm. Cho nên các em mới sợ, các em ký về. Họ còn nói thế này, đằng nào UNHCR cũng đưa họ về vì họ đã bị từ chối rồi. Nếu mình tự nguyện ký về, thì sau này nhà nước Việt Nam không làm khó mình.
Còn nếu mình không ký về, thì sau này nhà nước Việt Nam sẽ làm khó mình. Họ nói thế! Em rất sợ hãi, nếu như em về Việt Nam em rất sợ điều gì xảy ra đối với em, bởi vì họ đã làm khó khăn bọn em quá nên mới chạy qua đây.”
Trong số 10 người chưa được cấp quy chế như vừa nêu, thì có hai người từ chối tự nguyện ký tên về Việt Nam, chính vì họ nghĩ rằng, sau khi về Việt Nam họ sẽ bị Chính phủ Việt Nam đàn áp, chụp mũ hoặc sẽ bị đánh đập hay bỏ tù. Họ nói rằng, họ không thấy bất cứ tài liệu nào khác ngoài danh sách tự nguyện ký tên
Một số người dân tộc đã phải vượt rừng đến Campuchia. RFA file
Một số người dân tộc đã phải vượt rừng đến Campuchia. RFA file
RFA file
về nhà để làm cơ sở đảm bảo cho họ được an toàn và yên tâm.
“Em sợ về Việt Nam bị nó bắt thì sao? Không có lý do gì hết nhưng em về sợ bị bắt…Em không có gì ở Việt Nam nhưng em sợ về họ làm khó em thôi, cho nên em không ký về. Còn nếu họ bắt buộc, còng tay thì cho họ còng về…”
Một người Thượng khác
Một trong số hai người Thượng không chịu ký tên về Việt Nam chỉ nói ngắn gọn là sợ bị Việt Nam bắt: “Em sợ về Việt Nam bị nó bắt thì sao? Không có lý do gì hết nhưng em về sợ bị bắt…Em không có gì ở Việt Nam nhưng em sợ về họ làm khó em thôi, cho nên em không ký về. Còn nếu họ bắt buộc, còng tay thì cho họ còng về…”

Kêu gọi UNHCR tại VN theo dõi những người bị buộc hồi hương

Liên quan vấn đề này, lãnh đạo tổ chức Nhân quyền LICADO tại Campuchia ông Om Samart bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, theo những thông tin trong và ngoài nước và báo cáo từ văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Việt Nam, thì trước đây Chính phủ Việt Nam không đàn áp hay tra tấn những người tỵ bị trục xuất về nước. Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền Quốc tế vẫn tỏ ra quan ngại và kêu gọi văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Việt Nam theo dõi tình hình tự do tín ngưỡng, đặc biệt là nhóm người Thượng buộc phải hồi hương về nước.
Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền Quốc tế vẫn tỏ ra quan ngại và kêu gọi văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Việt Nam theo dõi tình hình tự do tín ngưỡng, đặc biệt là nhóm người Thượng buộc phải hồi hương về nước.
Ông nói rằng, việc thành lập hay giữ trại tỵ nạn tại Campuchia thì không có gì khó khăn, vì nó chỉ liên quan
Một nhóm dân tộc thiểu số người Thượng đả phải trốn sang Campuchia
Một nhóm dân tộc thiểu số người Thượng đả phải trốn sang Campuchia từ năm 2004. AFP photo
AFP
đến lòng nhân đạo, nhà tài trợ, tạo việc làm cho những người tỵ nạn, nhưng cái khó khăn là số phận của họ sẽ ra sao sau khi họ buộc phải hồi hương về nước. Ông Om Samart cho biết thêm:
“Việc đóng cửa trại hay giữ lại trại là tùy theo sự thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam, Campuchia và văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ.
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi nếu như Chính phủ tiếp tục giữ lại trại thì tốt hơn vì việc đó sẽ thể hiện cho thấy ý chí của Chính phủ.”Đại diện Liên Minh Khmer Kampuchia Krom Tang Sarah từng có nhận định rằng, số phận của nhóm người Thượng Tây Nguyên buộc phải hồi hương sẽ không khác gì trường hợp một người Khmer Krom đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giam giữ trước đây.
Vì chính quyền Việt Nam ghi nhận những người đấu tranh cho Dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng, hay vì đất đai là người chống đối chính phủ.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.