Cảm nghĩ về việc bắt giữ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến

Vụ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên bị bắt giữ vì những bài báo phanh phui vụ tham nhũng tại PMU 18 đã gây nhiều phản ứng trái ngược nhau, trong đó giới cầm bút tỏ ra bức xúc nhất vì đây liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của họ.
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2008.05.14
nhabao_tuoutre-ThNien_pmu18_305.jpg Báo chí Việt Nam loan tin về vụ 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị bắt giam và khởi tố vì viết bài về vụ PMU18.
AFP PHOTO
Sự việc đã phát sinh nhiều câu hỏi. Một là, phải chăng tự do báo chí trong nước đang có vấn đề? Hai là, những nhà báo này đã sử dụng quyền tự do ngôn luận quá đà trong khi tác nghiệp?

Nhà thơ Trần Đức Thạch, một nhà bất đồng chính kiến ở Nghệ An, nhận xét tổng quát về vụ việc với phóng viên Thanh Quang như sau:
 
Nhà thơ Trần Đức Thạch: Cái điều này thì tôi cũng không bất ngờ lắm. Ở Việt Nam luật pháp trên văn bản thì họ nói vậy thôi, nhưng cái truyền thống của Việt Nam là họ nói một đàng họ làm một nẻo. Để xác minh lại về cái việc mà hai nhà báo bị bắt thì tôi nghĩ tất nhiên là cái luật báo chí, cái số phóng viên của báo mà chính thức đấy, dưới con mắt của chúng tôi thì họ là công cụ của đảng thôi, và hiện họ xử lý trong cái tình hình của vụ PMU 18.

Họ có thể bắt đúng đối tượng PMU 18 hoặc là họ có thể bắt phóng viên thì cái chuyện này là cái quyền của họ. Luật pháp Việt Nam, với quan là xử tình, với dân là xử hình, nên tôi rất thông cảm với hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên.

Cái đó có thể nói là việc của họ, nội bộ của họ, kể cả các phóng viên cũng như những người bị bắt đều là của họ. Tôi thì tôi cho rằng đây cũng là một điều không bình thường, nó nảy sinh trong cái nội bộ của họ. Có thể là anh nào mà họ thấy cần phải làm vật tế thần thì họ cứ thế là họ xử lý thôi chứ không ảnh hưởng lắm gì về vấn đề dư luận.

Nhưng về dư luận thì nó có một cái như thế này, rõ ràng là ở đây nó phơi bày cái điều mà về luật pháp nói chung thì cách hành sử của họ là không được chính đáng. Và như vậy thì ngay bản thân quân lính của họ mà họ xử lý như vậy thì đối với người dân thường nó sẽ như thế nào? Một điều nữa là tự do ngôn luận ở Việt Nam như vậy một lần nữa lại bị như vậy , chính bản thân họ tự phơi bày cái bản chất, như vậy là không có tự dân chủ, không có tự do ngôn luận gì ở Việt Nam cả.

NguyenVHai-báoTuoiTre_150.jpg
nhà báo Nguyễn Văn Hải, tờ Tuổi Trẻ
photo courtesy of Tuổi Trẻ
Thanh Quang:
Thưa ông, chúng tôi được biết là theo quy định của luật báo chí hiện hành ở trong nước thì cùng lắm là hai nhà báo này hay là hai cơ quan chủ quản của họ là báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ chỉ cần cải chính, xin lỗi, thậm chí bồi thường danh dự nếu mà họ đưa tin thiếu chính xác, thế nhưng hiện họ bị cơ quan điều tra xử lý theo luật hình sự, thì vấn đề này có thái quá không?

Nhà thơ Trần Đức Thạch:
Nói gì thì ta cũng thông cảm với các phóng viên vì nó như thế này, ở Việt Nam các phóng viên thực ra họ cũng có những người dũng cảm, có người cũng phát hiện ra được vấn đề mà người ta nói trong phạm vi và quyền hạn của họ. Việc mà họ nêu ra - cái này tôi đã thấy nó rất buồn cười bởi vì cái đúng cái sai là cũng do nhà cầm quyền cả thôi. Họ cho đúng thì là đúng, họ cho sai là đều sai, bởi vì cái tật của nhà cầm quyền Việt Nam là nói một đàng làm một nẻo thì chúng tôi không lạ gì.

Cho nên có điều này, nếu như đưa thông lệ quốc tế vào thì chúng ta mới xem xét khách quan được. Còn riêng cái chuyện này, họ có thể bắt đúng đối tượng PMU 18 hoặc là họ có thể bắt phóng viên thì cái chuyện này là cái quyền của họ. Luật pháp Việt Nam, với quan là xử tình, với dân là xử hình, nên tôi rất thông cảm với hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên.

Nhưng mà anh cũng không nên ngạc nhiên lắm bởi vì thực ra nếu các anh dây vào cái việc như vậy thì họ sẵn sàng họ xử sự các anh bằng nhiều cách, có thể là có lợi cho họ thì họ trả lương thôi, mà nếu không có lợi cho họ thì họ bắt bỏ tù thì chuyện đó theo tôi là không ngạc nhiên lắm đối với luật pháp Việt Nam hiện tại.
 
Thanh Quang:
Hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị bắt cũng bắt nguồn từ việc phanh phui quốc nạn tham nhũng, thế thì việc họ bị bắt có khiến cho dư luận nghĩ rằng những người ra sức chống tham những đang bị trả thù?
 
Trách nhiệm thuộc về hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ thì cái ban biên tập ấy rồi cộng sự của các vị ấy cần phải lên tiếng trước thì sau đó mới tạo được dư luận, còn nếu họ không lên tiếng thì như vậy là không ổn rồi.

Nhà thơ Trần Đức Thạch:
Chuyện chống tham nhũng mà bị bắt bỏ tù là chuyện bình thường rồi bởi vì chống tham nhũng là chống đảng mà. Đó là cái quan niệm ở bên này. Bây giờ bên Việt Nam này tham nhũng là đảng, bây giờ anh nào chống tham nhũng là chống đảng, cho nên họ bắt bỏ tù thì ta cũng không ngạc nhiên lắm.
 
Thanh Quang: Nói chung thì dư luận trong nước có thể có phản ứng ra sao về trường hợp của hai nhà báo này?
 
Nhà thơ Trần Đức Thạch: Thưa anh, bởi vì cái thông tin này là thông tin độc quyền. Những thông tin mang tính "sốt" như thế này thì kể cả các hãng truyền thông báo chí nói chung cũng đang còn dè dặt cho nên dân tình thì thật ra người ta cũng chưa biết gì.

Và bản thân bây giờ hai tờ báo ấy, trách nhiệm thuộc về hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ thì cái ban biên tập ấy rồi cộng sự của các vị ấy cần phải lên tiếng trước thì sau đó mới tạo được dư luận, còn nếu họ không lên tiếng thì như vậy là không ổn rồi. Tất nhiên là chúng tôi cũng đang chờ xem hai tờ báo ấy - là hai tờ báo lớn của Việt Nam - phản ứng ra sao.
 







Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.