Xuất siêu trong tháng Bảy chưa phải là một thành tích

Theo nhận định từ giới chuyên gia kinh tế trong nước, sự kiện xuất siêu trong tháng Bảy, xuất phát từ việc giá vàng tăng đột biến, chỉ là hiện tượng nhất thời chứ chưa phải chuyện đáng mừng.
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011.08.26
Gạo một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. AFP Gạo một mặt hàng xuất khẩu chủ lực
AFP

Thanh Trúc  hỏi ý kiến người am hiểu và nắm rõ vấn đề để biết xuất siêu cao nhất trước nay ảnh hưởng đến mặt xuất nhập khẩu và kinh tế vĩ  mô ra sao:

Không nên quá chủ quan

Số liệu từ Cơ Quan Hải Quan Việt Nam hôm nay cho thấy mức độ xuất siêu của Việt Nam nội tháng Bảy cao một cách bất thường với một tỷ một trăm triệu đô la (1,1 blnUSD).
Như vậy, tính từ 1992 đến giờ thì đây là lần thứ ba Việt Nam xuất siêu. Đây là sự kiện đáng chú ý vì trong hai thập niên qua nhập siêu được coi là vấn đề triền miên tái đi tái lại của kinh tế Việt Nam.
Nói một cách cụ thể hơn, trong tháng Bảy qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt chín tỷ ba trăm triệu (9,3bln.USD), tăng 10% so với tháng Sáu và 53% so với cùng thời gian năm 2010.
Dưới con mắt chuyên môn của tiến sĩ Võ Trí Thành, thuộc Ban Nghiên Cứu Chính Sách Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế, hiện tượng đảo chiều hi hữu này mà dư luận suy đoán là bắt nguồn từ gia vàng tăng vọt, cũng chưa phải là chuyện để vội phấn khởi. Đưa ra ba nguyên nhân đáng chú ý, ông giải thích:
Nói một cách cụ thể hơn, trong tháng Bảy qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 9 tỷ 300 triệu đô la, tăng 10% so với tháng Sáu và 53% so với cùng thời gian năm 2010. Hiện tượng đảo chiều hi hữu này mà dư luận suy đoán là bắt nguồn từ gia vàng tăng vọt, cũng chưa phải là chuyện để vội phấn khởi.
TS.Võ Trí Thành
Vàng miếng hiệu SJC
Vàng miếng hiệu SJC. AFP
AFP
Một là, cũng như những tháng từ đầu năm đến bây giờ, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam nhanh, vào loại nhanh nhất trong một vài năm gần đây, trên 33 hay 34%.

Đó là do các sản phẩm nông sản, ông nói tiếp, nói chung là do được mùa, được giá và tăng xuất khẩu rất mạnh.
Thứ hai, là tinh thần ổn định kinh tế vĩ mô dạng nhập siêu cho nên cũng có những biện pháp cam kết phù hợp với quốc tế để hạn chế nhập siêu.
Và thứ ba nữa là câu chuyện mà cái này trong thời hạn, nói về năng lực canh tranh của Việt Nam, tháng  Bảy vừa rồi chuyện xuất khẩu vàng, kim loại quí và đồ trang sức rất là mạnh, hơn một tỷ đô.

Một mặt nhìn nhận vàng là yếu tố đã góp phần không nhỏ vào xuất siêu của tháng Bảy, mặt khác ông cho rằng không nên quá chủ quan mà cần lưu tâm đến hai phương diện:   
Cái này chủ yếu liên quan đến hai điều. Thứ nhất là câu chuyện về cấu trúc xuất khẩu và năng lực cạnh tranh. Đương nhiên một thời gian ngắn thì chưa thể nói rằng cấu trúc xuất khẩu hay cấu trúc thương mại của Việt Nam là lành mạnh hay là tốt. Hãy còn nhiều vấn đề đặc biệt liên quan đến năng lực cạnh tranh, liên quan đến vấn đề tạo dụng năng lực sản xuất tốt.
Vẫn theo lời  ông, những điều này không chỉ liên quan đến xuất khẩu mà còn liên quan đến mua bán,  nhập khẩu thiết bị, máy móc, hàng trung gian vân vân.
Điểm thứ hai, không thể chối cãi xuất siêu xét về mặt kim ngạch thì cũng đã gây tác động tích cực, bởi
Vàng SJC 24k. còn gọi là vàng 3 số 9. (999)
Vàng SJC 24k. còn gọi là vàng 3 số 9. (999). RFA file
RFA file
phần nào giảm được áp lực trên thị trường ngoại hối của Việt Nam:
Đứng về góc độ kim ngạch thì sẽ có nhiều đô la hơn, thí dụ như thế, nhưng thật ra áp lực đối với thị trường đồng Việt Nam vẫn còn lớn. Lý do là nhìn tổng thể thì Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu rất mạnh. Thứ hai là lạm phát ở Việt Nam còn quá cao.

TS.Võ Trí Thành
Đứng về góc độ kim ngạch thì sẽ có nhiều đô la hơn, thí dụ như thế, nhưng thật ra áp lực đối với thị trường đồng Việt Nam vẫn còn lớn. Lý do là nhìn tổng thể thì Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu rất mạnh. Thứ hai là lạm phát ở Việt Nam còn quá cao. Lạm phát biểu hiện như mất giá đồng tiền quá cao so với các nước khác. Đấy là một cái áp lực có thể làm mất giá đồng tiền Việt Nam.
Điểm thứ ba, ông Võ Trí Thành  phân tích tiếp,  nhu cầu vay đồng ngoại tệ ở Việt Nam rất mạnh và Việt Nam đang đi vào giai đoạn phải trả nợ, một nhân tố khác làm tăng thêm áp lực đối với đồng tiền Việt Nam.

Xuất siêu chỉ bền vững nếu dựa năng lực cạnh tranh

Một chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế-Xã Hội ở Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thế Phong, nhận định  xuất siêu nhờ vào vàng cũng không phải là chỉ số tích cực và không phản ảnh được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Ông nói đó chỉ là lợi thế nhất thời nhờ vào sự chênh lệch giá, nghĩa là nhờ vào giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Phong còn nhấn mạnh rằng xuất siêu chỉ ổn định bền vững nếu dựa trên thực chất của
Cao su, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của ViệtNam. Source CVP.org
Cao su, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của ViệtNam. Source CVP.org
Source CVP.org
khả năng cạnh tranh, vì thế không nên coi chuyện xuất siêu trong tháng Bảy là một thành tích.
xuất siêu nhờ vào vàng cũng không phải là chỉ số tích cực và không phản ảnh được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Ông nói đó chỉ là lợi thế nhất thời nhờ vào sự chênh lệch giá, nghĩa là nhờ vào giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà thôi
TS.Nguyễn Thế Phong
Tiến sĩ Võ Trí Thành trong Ban Nghiên Cứu Chính Sách Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế vạch ra hai vấn đề liên quan:  
Rõ ràng xuất siêu, đứng dưới góc độ kim ngạch, nếu nó bền vững hay là mức độ nhập siêu không lớn và nó kéo dài bền vững thì đấy mới là tín hiệu tốt.
Trong nhiều năm trở lại đây, áp lực nhập siêu, áp lực thâm hụt cán cân vãng lai, trong khi dòng vốn có những hạn chế nhất định, không bù đắp thì mức thâm hụt này thiếu bền vững và lại gây áp lực rất nhiều lên đồng tiền Việt Nam, gây áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Tóm lại, ông kết luận, nếu giữ xuất siêu bền vững liên tục trong lúc mức độ nhập siêu không lớn thì mới là điều đáng mừng cho Việt Nam:
Còn về dài hạn hơn thì còn liên quan đến những cái đã trao đổi như cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Điều ấy lại còn đáng bàn, đáng quan tâm hơn rất nhiều. Những khó khăn hay những thách thức vẫn đang ở trước mắt với Việt Nam.
Được biết vào khi kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy của Việt Nam đạt trên chín tỷ đô la, kim ngạch nhập khẩu tháng Bảy chỉ hơn tám tỷ đô la, giảm 4,3% so với tháng Sáu.
Việt Nam xuất khẩu vàng sang ba thị trường chính là Thụy Sĩ, Nam Phi và Australia. Từ hai mươi tư triệu đô la tính trên kim loại quí và đá quí xuất khẩu hồi tháng Giêng 2011 và tăng dần theo từng tháng, đến tháng Bảy trị giá  xuất khẩu vàng, kim loại và đá quí của Việt Nam đã là một tỷ một trăm mười lăm triệu đô la (1,115blnUSD).
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.