Nạn xả rác nơi công cộng

Chuyện xả rác tại những nơi công cộng, nhất là vào những dịp hội hè, lễ lạc như vào thời điểm này, tiếp tục là một vấn nạn tại Việt Nam.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011.02.22
Rác ở thành phố ngày môt tăng và trong số rác này rất có thể có chất thải nguy hại .
Source dantrionline
Một trong những hình ảnh không đẹp mắt mà người xem báo có thể thấy được rất nhiều, đặc biệt qua những dịp qui tụ đông người tại Việt Nam đó là cảnh rác rưởi tràn lan do nhiều người vứt bỏ ra khi đến tham gia các sinh hoạt chung như thế.

Đó là vào những kỳ đặc biệt, còn thường ngày thì chuyện xả rác tại những nơi công cộng, công tác thu gom rác, xử lý rác vẫn là vấn đề mà bao người Việt Nam trăn trở như phát biểu cuả một thanh niên sinh sống ngay tại thủ đô Hà Nội như sau:

"Rác thải tại thành phố đang là vấn đề… rác đầy lên sau những lễ hội. Thậm chí tại những nơi như Hồ Gươm, người đến đó tham quan, ăn uống tại đó rồi vứt luôn ra. Các hồ tại Hà Nội hiện cũng bị ô nhiễm với nhiều loại rác thải như túi ‘bóng’, đủ thứ… bánh trái ăn xong vứt xuống đó."
Thậm chí tại những nơi như Hồ Gươm, người đến đó tham quan, ăn uống tại đó rồi vứt luôn ra. Các hồ tại Hà Nội hiện cũng bị ô nhiễm với nhiều loại rác thải như túi ‘bóng’, đủ thứ… bánh trái ăn xong vứt xuống đó.
Một thanh niên Hà Nội
Một trong những nguyên nhân lâu nay được nói đến nhiều đó là do ý thức kém trong vấn đề giữ gìn vệ sinh chung cuả người  dân Việt Nam, nhất là khi so sánh với dân chúng tại những quốc gia phát triển khác.

Điều này được giáo sư Nguyễn Lân Hùng, giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Bảo vệ Môi trường tại Hà Nội, nhận xét như sau:

"Dù Nhà nước có qui định, nhưng giác ngộ cuả dân chúng từ một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp cũng có mức độ. Người Việt Nam xuề xòa, nhiều bà con quen dùng nước bẩn…
Do đó bước chuyển lên cuộc sống mới không thể làm ngay một lúc được. Phải nhắc đến phong trào quan trọng cuả thanh niên tình nguyện ở tại cả thành phố lẫn nông thôn, thanh niên tham
Rác cũng được đổ bừa bãi dọc một số xa lộ. Ảnh minh họa, AFP
Rác cũng được đổ bừa bãi dọc một số xa lộ. Ảnh minh họa, AFP
AFP
gia rất nhiệt tình; tuy nhiên vấn đề giác ngộ còn nhiều khâu phải nói.
Trước đây có phát động phong trào Ba xây – giếng xây, nhà xí, nhà tắm- mà nông thôn xưa chưa có. Nay nhà xí khá nhiều để giúp cho vấn đề vệ sinh. Nhưng đây là vấn đề còn phải làm tiếp."


Ông này cũng cho rằng ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng kém như thế còn do hệ quả cuả công tác giáo dục trong vấn đề này tại Việt Nam:
Dù Nhà nước có qui định, nhưng giác ngộ cuả dân chúng từ một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp cũng có mức độ. Người Việt Nam xuề xòa, nhiều bà con quen dùng nước bẩn… Do đó bước chuyển lên cuộc sống mới không thể làm ngay một lúc được.
GS Nguyễn Lân Hùng
Giáo dục có đưa vào chương trình, nhưng từ học đến làm chưa đầy đủ. Các cháu học rồi nhưng ý thức bảo vệ (môi trường) chưa tốt. Có thể dưới cấp mẫu giáo làm tốt lên đến các cấp trên ý thức càng bị phai nhạt đi. Cần phải làm lâu dài, nhưng biện pháp, hình thức làm cần phải tính.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng đổ lỗi hoàn toàn do ý thức cuả người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh là chưa công bằng, bởi còn có lý do khác nữa đó là điều kiện, cơ sở hạ tầng để giúp người ta giữ gìn vệ sinh chung còn quá thiếu như phát biểu cuả anh Trần Xuân Việt, thành viên cuả CLB Hành Trình Xanh tại Hà Nội sau đây:

"Cơ sỡ hạ tầng tại một đố điạ bàn mà chúng tôi hoạt động như quận Thanh Xuân, quận Ba Đình…hệ thống thu gom rác chưa đầy đủ: thiếu người, thiếu xe rác; rồi những đợt thu gom trong ngày không dày, nên người dân khi có rác không biết vứt vào đâu; giờ thu rác mỗi ngày một lần cũng khó cho họ."

Vấn đề nơi bỏ rác cho người dân cũng được người thanh niên tại Hà Nội chia xẻ: "Cũng có vài cái nhưng ở xa xa, nên người dân tiện tay vứt luôn ra. Người thu gom thì làm chưa thực sự chu đáo. Vấn đề đầu tư lớn, và qui hoạch tại thủ đô Hà Nội còn nhiều vấn đề bất cập."

Công tác xỷ lý rác?

Một vấn đề quan trọng khác là hiện nay tại Việt Nam thiếu các nhà máy xử lý rác cũng như công nghệ xử lý thô sơ cũng là nguyên nhân góp phần làm cho vấn nạn rác thải tại Việt Nam nói chung và tại thành phố thủ đô cuả đất nước còn gay gắt như hiện nay.

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết về điểm này: "Vấn đề xử lý rác còn kém, nhất là ở các điạ phương. Thành phố lớn có cố gắng, nhưng chưa chổ nào được như ở các nước tiên tiến tức rác vào phân ra ngày rồi chế biến. Việt Nam nhiều nơi vẫn theo phương pháp lấp ủ. Theo cách làm này đến một lúc hết chổ để lấp ủ. Đốt rác cũng rất nguy hiểm.
Chỉ có thể làm dần dần, vì Việt Nam vẫn còn thiếu tiền, không thể đầu tư lớn. ý thức thấy rồi nhưng phải dần dần."


Một khi nói đến vấn đề xả rác nơi công cộng, thì nhiều người tại Việt Nam thường nêu lên tấm gương cuả Singapore, nơi mà mức phạt áp dụng đối với việc xả rác nơi công cọng rất cao, và thực tế tiểu quốc Sư tử này được đánh giá rất sạch sẽ. Còn ở Việt Nam thì biện pháp chế tài trong việc xả rác nơi cộng cộng chưa thể thực hiện được theo như ý kiến cuả anh thanh niên tại Hà Nội như sau:

"Việc vứt rác thải tại Việt Nam mà bị phạt như ở Singapore chưa có. Nếu phạt phải phạt từ trên xuống dưới, cả các quan chức nữa."
Vấn đề xử lý rác còn kém, nhất là ở các điạ phương. Việt Nam nhiều nơi vẫn theo phương pháp lấp ủ. Theo cách làm này đến một lúc hết chổ để lấp ủ.
GS Nguyễn Lân Hùng
Tuy vậy trong nổ lực cùng giúp cho cộng đồng có thể trở nên sạch hơn với sự tham gia cuả người dân, CLB Hành trình xanh từ năm 2008 đã hình thành và đến với giới sinh viên tại các trường đại học qua những chương trình về môi trường.

Đó là các chương trình phổ biến kiến thức giúp bảo vệ môi trường sống từ những công việc đơn giản như giữ gìn vệ sinh, đến các hoạt
Nạn rác ở các thành phố. AFP
Nạn rác ở các thành phố. AFP
AFP
động không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên như bảo vệ cây cối, hệ sinh thái… CLB vào các ngày cuối tuần cũng đến các khu phố để cùng dân cư điạ phương làm sạch đường phố, cống rãnh…

Một trong những đề xuất được nêu ra cho việc giữ thành phố sạch được bạn Trần Xuân Việt trình bày:

"Công tác nâng cao nhận thức cộng đồng mà các câu lạc bộ làm khá hiệu quả. Các câu lạc bộ có đề xuất các cơ quan chính quyền, các sở ban ngành lắng nghe và quan tâm hơn đến các hoạt động cuả thanh niên."
Khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay đầy rác thải, nhiều điạ phương đến nay không còn đất để làm nơi tập trung rác trước khi được chuyển về các khu chôn lấp. Tình trạng này khiến cho ô nhiễm gia tăng.
Tiền Phong online
Người thanh niên Hà Nội cũng có ước mong trong vấn đề xử lý rác thải cho thành phố như sau: "Cần có ý thức cuả người dân, qui hoạch hợp lý cuả thành phố và nhiều vấn đề khác…"

Hồi năm ngoái, thành phố Hà Nội khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, thuộc huyện Sóc Sơn. Công suất cuả nhà máy này được nói là 2000 tấn/ngày-đêm.

Hà Nội sau khi mở rộng có tổng diện tích lên đến 3300 kilômét vuông. Dân số Hà Nội chính thức được thống kê là hơn sáu triệu bốn trăm ngàn. Hà Nội hiện có năm khu chôn lấp chất thải rắn tập trung, tuy nhiên có ba khu sắp đầy. Lượng rác thải ra hằng ngày chừng 5000 tấn.

Mới hôm ngày 12 tháng 2 vừa qua, báo mạng Tiền Phong có bài cho biết khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay đầy rác thải, nhiều điạ phương đến nay không còn đất để làm nơi tập trung rác trước khi được chuyển về các khu chôn lấp. Tình trạng này khiến cho ô nhiễm gia tăng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.