Miến Điện mời Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thăm Rakhine

Miến Điện mời Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, OIC, đến thăm thực địa bang Rakhine, nơi xảy ra đợt bạo động tôn giáo từ hồi tháng sáu vừa qua.
RFA-10-08-2012
Hàng trăm người Hồi Giáo ở Indonesia đã tập trung trước toà đại sứ Miến Điện phản đối việc đàn áp người sắc tộc Rohingya Hàng trăm người Hồi Giáo ở Indonesia đã tập trung trước toà đại sứ Miến Điện phản đối việc đàn áp người sắc tộc Rohingya
AFP

Nghe bản tin 9:00 tối ngày 10-08-2012
Tải xuống - download

Mục đính nhằm làm xoa dịu tình hình khi mà nhiều quốc gia Hồi giáo, cũng như các tổ chức Hồi giáo kêu gọi chính quyền Miến Điện phải có đối xử bình đẳng đối với sắc dân Rohingya theo đạo Hồi tại bang Rakhine.
Biện pháp mời Tổ chức Hợp Tác Hồi giáo đến thăm bang Rakhine được cho là một hành động hòa giải hiếm có của chính quyền Miến Điện.
Tờ The New Light of Myanmar loan tin cho biết tổng thống Thein Sein bày tỏ hy vọng tổng thư ký của OIC sẽ đến tại bang Rakhine để trực tiếp chứng kiến mọi việc đang diễn ra tại đó. Ngoài ra, tờ báo cũng trích dẫn phát biểu của tổng thống Thein Sein cho biết hằng chục ngàn người dân phải đi lánh nạn bạo động tôn giáo từ cả hai phía đang được cung cấp lương thực và chỗ ở.
Phát biểu của tổng thống Thein Sein được đưa ra trong khi ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có đa số dân chúng theo Hồi giáo, đang thăm Miến Điện và đề nghị giúp đỡ cho bang Rakhine.
Tổng thống Miến Điện đề nghị ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ giải thích với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC về thực tế tại xứ Miến.
Hôm chủ nhật vừa qua, người đứng đầu OIC, đưa ra đề nghị cử một đoàn làm nhiệm vụ đến điều tra về những cáo buộc thảm sát, đàn áp, cũng như loại trừ người sắc tộc Rohingya ở bang Rakhine. Kêu gọi này tương tự kêu gọi được Ai Cập và Ả Rập Xê Út đưa ra trước đó.
Xin được nhắc lại bạo động tại bang Rakhine ở mạn tây Miến Điện bùng phát sau khi một thiếu nữ Rakhine theo Phật giáo bị hãm hiếp và bị giết. Vụ việc được nói do những người Hồi giáo Rohingya thực hiện dẫn đến vụ trả thù khiến chục người Rohingya bị lôi xuống khỏi xe buýt và bị xử đến chết. Bạo động tiếp đó làm khoảng 80 người thiệt mạng và hằng chục ngàn người phải đi lánh nạn.
Hôm chủ nhật vừa qua, tình hình bạo động mới nổ ra khiến thêm ít nhất có ba người thiệt mạng.
Bạo động tôn giáo tại bang Rakhine gây tác động lớn đến tiến trình cải cách dân chủ đang được chính quyền của tổng thống Thein Sein thực hiện. Cộng đồng quốc tế cũng rất quan ngại về tình trạng đó.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.