VNMAP: Nhóm Bác Sĩ Trẻ Ở Hoa Kỳ Và Tổ Chức Hổ Trợ Y Tế Cho Việt Nam

Vietnam Medical Assistance Program, VNMAP, Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam, ra đời năm 2007 với tôn chỉ đúng như tên gọi, tức hỗ trợ và giúp đỡ về mặt y tế cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Maryland
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012.04.05
Trang web của VNMAP Trang web của VNMAP, vnmap.org
Screen capture

nơi tổ chức được khai sinh, đồng thời hỗ trợ, giáo dục và san bằng khoảng cách trên phương diện chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở Việt Nam.

Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam


Nguyên nhân dẫn đến việc thành lập Tổ Chức Hỗ Trợ Cho Việt Nam là vì sau một chuyến công tác về Việt Nam mùa hè 2007, Khôi Nguyên và các bạn nhận ra rằng Việt Nam thực sự còn rất nhiều người nghèo, những người thực sự cần sự giúp  đỡ không chỉ về thuốc men hay những gì mình cho họ mà về sự hướng dẫn kiến thức y khoa đôi  khi rất đơn giản như vệ sinh hay những giải thích về y khoa cho họ bớt lo lắng về chứng bệnh của họ. Những vấn đề đó không được chú trọng bên Việt Nam, Khôi Nguyên và các bạn nhận ra rằng mình cần giúp đỡ cho họ về mặt đó.

Nguyên nhân thứ hai là trong suốt quá trình chuẩn bị cho chuyến đi về Việt Nam đầu tiên, do chính các bạn trong nhóm  cố gắng dựng nên, thì Khôi Nguyên và các bạn nhận ra rằng việc tổ chức một chuyến công tác từ thiện như vậy đã giúp các bạn trẻ học hỏi rất nhiều và cũng tạo cơ hội cho các  bạn trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo, cũng như biết thế nào để làm công việc từ thiện. Đó là những kỹ năng mà mình không học được từ trong trường. Sau chuyến đi Khôi Nguyên và một người bạn tên Đỗ Đức Huy quyết định dựng nên tổ chức VNMAP với mục tiêu tiếp tục trở về để giúp đỡ cho cộng đồng bên Việt Nam về vấn đề y tế, giáo dục y tế, tạo điều kiện cho các bạn trẻ và các bác sĩ trong vùng tham gia. Từ 2007 đến nay Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam đã đi về Việt Nam được năm lần.


Vừa rồi là lời trình bày của chủ tịch VNMAP, bác sĩ Nguyễn Khôi Nguyên, cư ngụ tại Maryland.

VNMAP về Miền Trung và Miền Tây


Như vậy, suốt năm năm qua, Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam,  gồm các bác sĩ trẻ, các chuyên viên y tế, các sinh viên y khoa, các bạn sinh viên thiện nguyện ngoài nghành nhưng cùng chung lý tưởng từ những đại học khác trên toàn quốc, đã cùng nhau thực hiện năm chuyến công tác y tế về Việt Nam, đến với những cộng đồng dân quê hoặc sắc tộc vùng cao vùng sâu, khám bệnh, chữa bệnh, huấn luyện kiến thức y khoa, hướng Các bệnh nhân chờ đợi để được khám bệnh ở Khánh Vĩnh, năm 2008dẫn cách thức giữ gìn vệ sinh cũng như tự chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở địa phương.

Chắc quí thính giả tự hỏi một chuyến đi hai tuần mỗi năm như vậy liệu có đủ không? Xin thưa là không xuể nếu không có những công việc tiếp tục sau đó: 
Một chuyến đi ngắn ngủi trong hai tuần thì chỉ có thể khám và chữa những bệnh cấp tính. Tuy nhiên trong khi khám bệnh đoàn có thể nhận ra một số bệnh mãn tính mà có thể theo dõi và chữa trị được. Đoàn có một đại diện ở Việt Nam

Một chuyến đi ngắn ngủi trong hai tuần thì chỉ có thể khám và chữa những bệnh cấp tính. Tuy nhiên trong khi khám bệnh đoàn có thể nhận ra một số bệnh mãn tính mà có thể theo dõi và chữa trị được. Đoàn có một đại diện ở Việt Nam, sau mỗi chuyến đi thì người đại diện của tổ chức VNMAP sẽ trở lại để tiếp tục theo dõi các bệnh nhân đó, tìm cách giới thiệu họ với những bác sĩ tại Việt Nam hết lòng với đoàn và có thiện tâm để giúp người nghèo. Đại diện của tổ chức VNMAP giới thiệu những bệnh nhân đó, đưa họ lên Sài Gòn, hoặc tới các bác sĩ trong vùng để họ có thể tiếp tục được chữa bệnh. Đoàn còn sử dụng tiền quĩ gây được để giúp các bệnh nhân nghèo đó có tiền di chuyển cũng như tiền viện phí.  

Một thí dụ thứ hai là trong chuyến đi thứ hai của đoàn về tỉnh Lâm Đồng thì đoàn nhận ra là ở đó nguồn nước không được sạch, dẫn đến nhiều bệnh vì uống phải nguồn nước không hợp vệ sinh. Sau chuyến đi đó, tổ chức đã cố gắng quyên góp, đưa về cho sáu xã khác nhau để xây lên mỗi xã một giếng nước có hệ thống lọc. Như vậy sau khi hướng dẫn cho họ phải uống nước sạch thì mình cũng phải giúp họ có nguồn nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày và giữ gìn sức khỏe của họ.  


Đó là sáu xã thuộc huyện Diên Khánh và huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, nơi VNMAP đã xây được sáu giếng nước sạch:

VNMAP chụp ảnh kỷ niệm với Hội Chữ Thập Đỏ Nha Trang. 2008 Courtesy VNMAPThực sự trong hai năm đầu mà đoàn về bên đó làm việc thì hơn một nửa những người đến khám là người dân tộc. Họ rất ít có điều kiện đi ra để gặp đoàn. Những lúc đi khám bệnh thì đoàn đến một trạm y tế của xã hay đến một trường học thì những người trong những thôn làng đều ra, thì 40 đến 50% những người đến khám là người dân tộc, còn lại là những người Kinh sống trong vùng đó.  

Đó là lý do ba năm đầu đoàn công tác của VNMAP tập trung nhiều về các vùng nghèo khổ của miền Trung. Năm đầu tiên của đoàn diễn ra tại Khánh Hoà, năm thứ hai và năm thứ ba ở Lâm Đồng, năm thứ tư và năm thứ năm thì đoàn về miền Tây:
Trong chuyến đi thứ hai của đoàn về tỉnh Lâm Đồng thì đoàn nhận ra là ở đó nguồn nước không được sạch, dẫn đến nhiều bệnh vì uống phải nguồn nước không hợp vệ sinh. Sau chuyến đi đó, tổ chức đã cố gắng quyên góp, đưa về cho sáu xã khác nhau để xây lên mỗi xã một giếng nước có hệ thống lọc.

Những tưởng miền Tây là nơi rất trù phú vì có lúa gạo nhưng thực ra khi vào những vùng sâu vùng xa thì người dân trong đó vẫn còn nhiều nỗi khó khăn và chưa được sự giúp đỡ cần thiết. Do vậy, từ năm 2010, đoàn quyết định đi về miệt Tiền Giang và Vĩnh Long. Năm vừa qua, 2011, đoàn tiếp tục về làm việc ở hai tỉnh này.

Hợp tác với Bộ Hải Quân Hoa Kỳ


Năm nay, 2012, đoàn công tác y khoa của VNMAP sẽ có thêm sự hiện diện của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Đây là cơ hội quí báu cho môt tổ chức thiện nguyện hãy còn non trẻ so với các tổ chức y khoa khác của người Việt ở Mỹ. Vẫn lời bác sĩ Khôi Nguyên:

Năm nay là cơ hội đặc biệt, Bộ Hải Quân Hoa Kỳ sau khi biết đến những hoạt động của VNMAP thì họ ngỏ ý muốn hợp tác. Thực sự đây là một vinh dự lớn cho VNMAP. Cứ mỗi hai năm thì Bộ Hải Quân Hoa Kỳ có một Đoàn trong 1 lần khám bệnh ở Vĩnh Long năm 2010chuyến công tác từ thiện để giúp người nghèo ở những quốc gia trong vùng Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Lào và Kampuchia. Public Health tức Sức Khỏe Cộng Đồng tại những nước nghèo là vấn đề rất được nước Mỹ quan tâm vì muốn bảo đảm dịch bệnh tại những nơi đó không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại Mỹ.

Chuyến công tác đầu tiên của Bộ Hải Quân Mỹ là năm 2008 với điểm đến thành phố Nha Trang. Năm 2010, chuyến thứ nhì của Bộ Hải Quân Mỹ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Năm nay, 2012, Bộ Hải Quân Hoa Kỳ với sự tháp tùng của VNMAP Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam, sẽ trực chỉ thành phố Vinh ở miền Bắc.
...họ gặp một số khó khăn về vấn đề ngôn ngữ tại vì những người thông dịch bên Việt Nam  không thể dịch chính xác những thuật ngữ chuyên môn và đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm hay sự khó khăn trong vấn đề trao đổi. Do vậy họ rất muốn kêu gọi các  bác sĩ Việt Nam cũng như các bạn sinh viên y khoa, dược khoa hay nha khoa...
bác sĩ Khôi Nguyên

Qua sự trao đổi ban đầu, Bộ Hải Quân của Mỹ ngỏ ý cùng làm việc với VNMAP và VNMAP cũng rất là vui để giúp họ. Thứ nhất là mời gọi các bác sĩ người Mỹ gốc Việt tham gia vào chuyến công tác từ thiện của Bộ Hải Quân. Những năm trước họ có rất nhiều người tham gia tuy nhiên đó là những người nước ngoài chứ chưa có nhiều bác sĩ người Mỹ gốc Việt, họ gặp một số khó khăn về vấn đề ngôn ngữ tại vì những người thông dịch bên Việt Nam  không thể dịch chính xác những thuật ngữ chuyên môn và đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm hay sự khó khăn trong vấn đề trao đổi. Do vậy họ rất muốn kêu gọi các  bác sĩ Việt Nam cũng như các bạn sinh viên y khoa, dược khoa hay nha khoa cùng tham gia vào chuyến công tác sắp đến, tháng Bảy năm 2012 này ở tại Vinh.

Khôi Nguyên cũng phải nói cho chính xác hơn là  năm nay thực sự VNMAP hy sinh chuyến đi của mình để giúp đỡ cho Bộ Hải Quân, nên chuyến sắp tới mà đứng ra và chịu trách nhiệm lãnh đạo là người của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, và tổ chức VNMAP sẽ giữ vai trò hỗ trợ cho chương trình được thành công như mục tiêu ban đầu của Bộ Hải Quân, VNMAP không đủ thời giờ để chuẩn bị cho chuyến công tác của riêng mình.   

Trước ngày cùng Bộ Hải Quân Mỹ lên đường đi Việt Nam tháng Bảy năm nay, VNMAP sẽ tổ chức một buổi gây quĩ vào ngày 17 tháng Sáu tới đây:

Một chuyến đi Việt Nam thì tiền thuốc men và những vật liệu chi dùng khoảng chừng mười hai ngàn. Sau đó những công việc để follow up và giúp đỡ cho cộng đồng thì chi phí khoảng ba ngàn nữa. Một chuyến công tác như vậy tốn khoảng mười lăm ngàn đô la Mỹ. 
Một chuyến đi Việt Nam thì tiền thuốc men và những vật liệu chi dùng khoảng chừng mười hai ngàn. Sau đó những công việc để follow up và giúp đỡ cho cộng đồng thì chi phí khoảng ba ngàn nữa. Một chuyến công tác như vậy tốn khoảng mười lăm ngàn đô la Mỹ. 
 
Nói về buổi gây quĩ sắp tới thì  VNMAP có những chương trình khác để giúp cộng đồng người Việt tại vùng Maryland và những công tác về nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam bên cạnh chuyến công tác năm 2012 với Bộ Hải Quân. Ví dụ trong hai năm vừa qua VNMAP đã giúp cộng đồng người Việt tại Maryland về vấn đề hướng dẫn, giáo dục, xét nghiệm và tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B. Chương trình đã thành công hai năm vừa qua, đã xét nghiệm và tiêm chủng trên bốn trăm bệnh nhân trong vùng.

Thực sự từ trước tới giờ trong vùng Maryland chưa có những hoạt động mà được sự ủng hộ của Sở Y Tế quận  Montgomery và những tổ chức từ thiện trong vùng. Đây là lần đầu tiên một tổ chức phi chính phủ của người Việt có những hoạt động giáo  dục cho cộng đồng chuyên về y tế. Đó là những điều tổ chức đã làm được cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Về phần Việt Nam, ngoài chương trình tháng Bảy 2012 sắp đến, tổ chức còn có những chương trình hợp tác với các bác sĩ và các trường đại học y khoa bên Việt Nam đang có những dự án nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng. Như mọi người cũng biết nếu chỉ chữa những bệnh cấp tính thì hiệu quả chưa cao, cần có những dự án nghiên cứu để có thể giúp đỡ bệnh nhân trong tính cách lâu dài hơn.


Từ mục tiêu này, tiếp lời bác sĩ Khôi Nguyên, VNMAP đang tiến hành một dự án nghiên cứu các loại thuốc hữu hiệu trong việc điều trị bệnh cao huyết áp vốn đang là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
Một mục tiêu xa hơn nữa của tổ chức, cũng là mục tiêu chính của buổi gây quĩ tháng Sáu, là một phòng khám tại Việt Nam, tức một cơ sở có đầy đủ trang thiết bị nhằm mục đích điều trị và giáo dục cho người bệnh một cách về lâu về dài.

Tại Việt Nam đôi khi họ được trị bệnh theo guidelines theo cách hướng dẫn điều trị ở bên Mỹ mà như chúng ta biết người Việt Nam và người Mỹ cái thể chất và cái môi trường sống nó khác. Do vậy cần những đề án nghiên cứu để biết người Việt Nam chúng ta thích hợp hơn với loại thuốc nào. Đó là đề án mà VNMAP sẽ hợp tác nghiên cứu với một bệnh viện tại Việt Nam trong những tháng sắp đến.

Một mục tiêu xa hơn nữa của tổ chức, cũng là mục tiêu chính của buổi gây quĩ tháng Sáu, là một phòng khám tại Việt Nam, tức một cơ sở có đầy đủ trang thiết bị nhằm mục đích điều trị và giáo dục cho người bệnh một cách về lâu về dài.

Theo bác sĩ Khôi Nguyên, một chuyến công tác hai tuần thì quá ngắn ngủi, mặc dù tổ chức có thể giới thiệu người bệnh đến các bác sĩ nhưng cái thiếu là một điểm tập trung. Từ lâu VNMAP đã mong muốn cùng hợp tác với các bác sĩ có lòng hảo tâm bên Việt Nam để xây một phòng khám từ thiện với mục tiêu tập trung và mục tiêu lớn hơn là vấn đề giáo dục, giúp cộng đồng hiểu biết và bảo vệ sức khỏe của họ một cách tốt hơn.  

Đó là nhiệm vụ, cũng là giấc mơ có thể thành hiện thực mà các bác sĩ trẻ cũng như các sinh viên y khoa và những thiện nguyện viên Mỹ gốc Việt trong VNMAP  Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam trong năm năm qua. Công sức của VNMAP đối với đồng bào nghèo ở bên nhà tuy khá là nhỏ nhoi và khiêm tốn, như người trong cuộc tự nhận, song lại rất thiết thực bởi nó chạm thẳng vào đời sống và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe trong điều kiện thiếu thốn của địa phương mình. VNMAP chỉ đến cùng nghèo và phục vụ sức khỏe cho người nghèo.  

Câu chuyện của mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi tối nay xin tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
26/07/2017 19:54

Con của tôi được 1 tuổi 3 tháng. Bị khối u ở thận, đang điều trị ở bệnh viên TW Huế. Theo phác đồ điều trị ban đầu, sử dụng thuốc đặc trị 3 tháng để khối u nhỏ lại ròi mổ nhưng sau 3 tháng tức ngày 25/7/2017. Bác sĩ kiểm tra và làm các xét nghiệm nhưng khối u không hề nhỏ lại nên không mổ được. giờ bác sĩ cũng chưa nói rõ cách điều trị như thế nào. Bé còn quá nhỏ để thích ứng được với thuốc. giờ gia đình tôi không biết làm thế nào? Không biết liệu có nơi nào điều trị được bệnh của con tôi không hay chỉ mong chờ vào bác sĩ ở đây. gia đình tôi đang nuôi hi vọng có thể chữa lành cho cháu mà giờ đây không biết con mình sẽ như thế nào>? kính mong cho tôi lời khuyên?

Anonymous
18/07/2014 04:58

Phượng muốn hỏi một số thông tin về bệnh tự kỷ. Không biết các Anh chị đồng nghiệp có thể giới thiệu mot số địa chỉ tin cậy hoặc những Tài liệu Liên quan để giúp đỡ những trẻ em thật đáng thương. P thanks