Tăng và Giảm Mức Lưu Hoạt

Đúng một tuần sau khi Uỷ ban Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ xác nhận sẽ tiếp tục gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ để kích thích kinh tế thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại quyết định giảm mức lưu hoạt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất huy động và cho vay thêm 25 điểm, tức là 0,25%.
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2010.10.20
Đồng nhân dân tệ Đồng nhân dân tệ
AFP
Biện pháp khá bất ngờ của Bắc Kinh khiến các thị trường tài chính thế giới bị chấn động, cổ phiếu và vàng tuột giá trong khi Mỹ kim lên giá. Hai động thái trái ngược này cho thấy nhiều mâu thuẫn phức tạp của kinh tế thế giới và cũng là bài toán nan giải cho Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ tìm hiểu về bài toán đó qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hiện tượng trái chiều và thế kẹt của kinh tế Đông Á

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Chúng ta đang chứng kiến hai hiện tượng trái ngược giữa hai bờ Thái bình dương. Tại Hoa Kỳ, kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi và khi lãi suất đã hạ tới số không thì Ngân hàng Trung ương chỉ còn biện pháp "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng" hay "quantitative easing" mà ông gọi là "in bạc bơm vào kinh tế". Hậu quả là Mỹ kim càng sụt giá nặng khi tư bản đang chảy qua Á châu làm nhiều nước Đông Á bị động vì tiền lên giá và phải can thiệp vào thị trường ngoại hối. Thế rồi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa quyết định nâng lãi suất thêm 25 điểm kể từ Thứ Tư 20, nhằm tiết giảm mức lưu hoạt tiền tệ để ngăn lạm phát. Quyết định bất ngờ ấy cũng lại gây chấn động cho các thị trường tài chính thế giới và khiến Mỹ kim lên giá.
Trong chương trình tuần trước, ông dí dỏm nói đến sự chuyển động của đồng Mỹ kim và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc trong bài "Hai Đồng Bạc Múa Đôi". Bây giờ, có lẽ chúng ta cần tìm hiểu xem đồng bạc Việt Nam bị kẹt thế nào trong cái nhịp múa đôi trái chiều đó. Trước hết, xin ông vui lòng trình bày cho bối cảnh của những chuyển động phức tạp này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói về bối cảnh thì ngẫu nhiên sao hôm Thứ Ba 19, Ngân hàng Thế giới vừa công bố tại Tokyo bản Báo cáo Cập nhật về Kinh tế Đông Á trong đó định chế này nói đến triển vọng hồi phục mạnh mẽ nhưng rủi ro gia tăng tại Đông Á. Đó là khung cảnh chung của các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Á. Trong khi ấy, các nền kinh tế đã phát triển là ba khối Âu-Mỹ-Nhật thì chưa sáng sủa. Hậu quả của sự trái chiều này là Hoa Kỳ sẽ còn phải kích thích kinh tế khi lãi suất đã giảm tới sàn và bội chi cùng công trái đều tăng vọt lên trời.
Vì Chính quyền Mỹ bị tê liệt khi đã tăng chi ào ạt để kích thích kinh tế mà vô hiệu thì còn lại Ngân hàng Trung ương phải in bạc bơm tiền theo lối bất thường là "quantitative easing" làm Mỹ kim sụt giá.
- Vì Chính quyền Mỹ bị tê liệt khi đã tăng chi ào ạt để kích thích kinh tế mà vô hiệu thì còn lại Ngân hàng
Đồng đô la và đồng euro
Đồng đô la và đồng euro. AFP
AFP
Trung ương phải in bạc bơm tiền theo lối bất thường là "quantitative easing" làm Mỹ kim sụt giá. Một số nhà nghiên cứu còn báo động là Mỹ có thể bị "giảm phát" là khi hàng mất giá mà bán không được và thất nghiệp không giảm, thậm chí bị rơi vào cái gọi là "bẫy xập thanh khoản", là tiền rẻ và dư dôi mà sản xuất vẫn không tăng. Nhưng, với các nước khác, nạn tiền rẻ và Mỹ kim sụt giá khiến hàng Mỹ thành quá rẻ, dễ bán hơn nên Bộ Ngân khố Mỹ phải giải thích là Mỹ không có chủ ý đánh hạ đồng đô la để cạnh tranh nhờ xuất khẩu rẻ hơn.
- Trong khi ấy, kinh tế Trung Quốc cũng có vấn đề là kế hoạch kích thích kinh tế bằng tăng chi ngân sách và bơm tín dụng ào ạt trong hai năm 2008-2009 đã nâng mức đầu tư và sản xuất, nhưng lại thổi lên nguy cơ bong bóng và lạm phát. Vì vậy, Bắc Kinh mới tìm cách hút bớt tiển ra khỏi kinh tế khi nâng mức dự trữ pháp định của ngân hàng và phát hành công khố phiếu. Rồi sau cùng thì phải tăng lãi suất vốn đang thực tế ở vào số âm. Nghĩa là trong khi Mỹ tăng mức lưu hoạt để kích thích thì Trung Quốc giảm mức lưu hoạt để giảm nhiệt.
Việt Long: Đúng là ta đang gặp hiện trượng trái chiều. Ở giữa là các nước Đông Á khác bị kẹt vì đồng Mỹ kim sụt giá thì đồng Nhân dân tệ sụt theo khiến đồng tiền các nước này mới lên giá và người ta đã thấy hậu quả là các nước này phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng bạc. Nguy cơ của chiến tranh ngoại hối vì vậy mới gia tăng như ông có phân tích kỳ trước.
Trong khi ấy, kinh tế Trung Quốc cũng có vấn đề là kế hoạch kích thích kinh tế bằng tăng chi ngân sách và bơm tín dụng ào ạt trong hai năm 2008-2009 đã nâng mức đầu tư và sản xuất, nhưng lại thổi lên nguy cơ bong bóng và lạm phát.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy, và trong chuyện này, ta thấy ra hai vấn đề.
- Thứ nhất là tiền quá rẻ của các nước công nghiệp hoá đã tràn vào các thị trường ta gọi là "tân hưng" để tìm cơ hội kiếm lời; loại tiền gọi là "nóng" ấy làm đồng bạc của các nước này lên giá. Thứ hai, khi đồng bạc lên giá như vậy thì hàng hóa của họ cũng tăng giá và khó bán hơn trong khi Mỹ kim sụt giá và đồng Nguyên của Trung Quốc cũng sụt theo vì ràng vào tiền Mỹ. Cho nên vấn đề ngoại hối đẩy qua vấn đề mậu dịch và nhiều nước đã phải can thiệp hoặc kiểm soát ngoại hối, bằng cách hoặc mua vào ngoai tệ và bán ra nội tệ để giảm giá đồng bạc, hoặc như Thái Lan vừa qua, tăng thuế suất trên đầu tư của nước ngoài để hạ nhiệt loại tư bản nóng ấy.
- Để sơ kết về bối cảnh, chúng ta thấy các nước Đông Á bị kẹt giữa hai chuyển động ngược của kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc và gặp bài toán rất khó giải quyết ở ba mặt một lúc. Không phải là bài toán "lưỡng nan" ở hai vế mâu thuẫn mà ở ba vế. Thứ nhất là vẫn phải kích thích sản xuất và xuất khẩu, trong khi vẫn phải canh chừng lạm phát khi tiền chảy vào quá nhiều và quá rẻ, và thứ ba là tránh cho đồng nội tệ khỏi lên giá. Xứ nào áp dụng chế độ tự do ngoại hối, tức là để đồng tiền tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu, thì bị thiệt nhất nên họ đành phải can thiệp vào thị trường ngoại hối mặc dù họ đều biết là không thể mãi mãi dùng đồng bạc rẻ để xuất khẩu.

Bề trái của mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Long: Bây giờ, ta mới nói đến trường hợp Việt Nam, một quốc gia cũng cần xuất khẩu và có chế độ kiểm soát ngoại hối, nhưng lại đang lo sợ là đồng bạc mất giá so với Mỹ kim trong khi lạm phát vẫn là nguy cơ rất đáng ngại.
Không phải là bài toán "lưỡng nan" ở hai vế mâu thuẫn mà ở ba vế. Thứ nhất là vẫn phải kích thích sản xuất và xuất khẩu, trong khi vẫn phải canh chừng lạm phát khi tiền chảy vào quá nhiều và quá rẻ, và thứ ba là tránh cho đồng nội tệ khỏi lên giá.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Việt Nam là một ngoại lệ đáng ngại vì không thuộc vào một diện nào trong các nước Đông Á.
- Việt Nam không là một nước xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu và có lợi nhờ nguyên nhiên vật liệu đang tăng giá như trường hợp một số nước Đông Á khác. Việt Nam có dân số đủ đông để phát triển thị trường nội địa
Tiền đồng Việt Nam
Tiền đồng Việt Nam. AFP
AFP
làm lực đẩy cho bộ máy sản xuất nhưng vì hạ tầng cơ sở quá thô sơ nên chưa thể đi vào chiến lược cần thiết đó. Việt Nam chủ yếu vẫn làm gia công, là nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu vào chế biến để bán ra và kiếm lời nhờ lao động. Và rất hồ hởi với triển vọng hội nhập sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 thì Việt Nam bị lạm phát nặng. Và vừa phải đối mặt với nguy cơ nóng máy bằng cách tăng lãi suất để hạ nhiệt thì kinh tế thế giới lại bị suy trầm năm 2008. Đó là về tình hình chung.
- Khi kinh tế thế giới bị suy trầm năm 2008-2009, Việt Nam áp dụng bài bản kích thích của Trung Quốc là tăng chi ngân sách, nhất là bơm tín dụng vào hệ thống ngân hàng. Kết quả thì kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và trên bề mặt thì có vẻ như đã ra khỏi nạn suy trầm.
Khi kinh tế thế giới bị suy trầm năm 2008-2009, Việt Nam áp dụng bài bản kích thích của Trung Quốc là tăng chi ngân sách, nhất là bơm tín dụng vào hệ thống ngân hàng. Kết quả thì kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và trên bề mặt thì có vẻ như đã ra khỏi nạn suy trầm.
Việt Long: Đó là trên bề mặt, chứ chìm sâu bên dưới thì cũng có nhiều vấn đề phải không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, mà toàn là loại vấn đề nan giải.
- Trước hết, Việt Nam bị nhập siêu nặng, từ nay nên tính bình quân là mỗi tháng sẽ mua nhiều hơn bán chừng một tỷ đô la, khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống là Âu-Mỹ đều co cụm.
Cán cân vãng lại bị thiếu hụt nên vừa bào mỏng khối dự trữ ngoại tệ quá ít ỏi của mình vừa gây ra hoài nghi cho dân chúng và thị trường. Họ giữ vàng và Mỹ kim để thủ thế và càng gây sức ép cho trị giá của đồng bạc. Việt Nam đã phá giá ba lần trong vòng một năm qua và sẽ còn phải phá giá nữa vì áp lực của thị trường đang vượt qua biên độ giao dịch chính thức của đồng bạc. Những biến động thăng giảm đột ngột của Mỹ kim và vàng sẽ chỉ gây thêm bất ổn cho thị trường và thách đố khả năng ứng phó của Chính quyền trong thời gian tới.
Việt Nam bị nhập siêu nặng, từ nay nên tính bình quân là mỗi tháng sẽ mua nhiều hơn bán chừng một tỷ đô la, khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống là Âu-Mỹ đều co cụm
- Thứ hai, khi bơm tín dụng để kích thích kinh tế, Việt Nam có gặp vấn đề cũng như Trung Quốc là thổi lên một số nợ xấu, khó đòi và có thể mất. Hệ thống ngân hàng vì vậy đang bị đe dọa nặng và việc nâng mức dự trữ pháp định của ngân hàng để điều tiết khối tiền tệ sẽ lại gây vấn đề nữa. Ta càng nên chú ý đến rủi ro này vì các tập đoàn kinh tế quốc doanh đã chạy theo bơm tiền vào khu vực ngân hàng và bất động sản nên lại thổi lên bong bóng đầu cơ như đã thấy năm 2008.
- Vấn đề thứ ba, áp lực vật giá đã từng hoành hành tới đầu năm 2008 nay lại trở về, tức là lạm phát lại tăng kể từ cuối năm nay trở đi và là một rủi ro khác. Khi kinh tế đã tạm hồi phục, việc thu hồi các biện pháp kích thích như nâng lãi suất hay dự trữ ngân hàng là điều cần thiết, nhất là với áp lực lạm phát đang tăng, nhưng lại không dễ thi hành trên nền móng bấp bênh hiện nay.  
Việt Long: Ông có nhắc đến việc tiền nóng từ các nước công nghiệp hoá đang chảy về Đông Á. Trong các nước đó có Việt Nam không? Và điều ấy có giảm bớt khó khăn của cán cân vãng lai hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Cùng với nạn suy trầm 2008-2009, giới đầu tư có thấy ra nhiều bất trắc tại thị trường Trung Quốc và có ý hướng tìm đến các thị trường tân hưng khác để đầu tư. Việt Nam đã phần nào được hưởng một nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao hơn năm ngoái và năm nay có thể lên tới tám tỷ đô la. Chính là nguồn đầu tư ấy và một phần là tiêu thụ của tư nhân đã gòp phần kéo kinh tế ra khỏi suy trầm.
Nhưng, thị trường Việt Nam chưa đủ vững mạnh và an toàn để tiếp nhận đầu tư tài chính, gọi là "tiền nóng", như các nước kia. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tuột khỏi đỉnh từ năm 2007 và chỉ còn phân nửa giá cũ mà vẫn chưa được chiếu cố dù kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi.
- Nhưng, thị trường Việt Nam chưa đủ vững mạnh và an toàn để tiếp nhận đầu tư tài chính, gọi là "tiền nóng", như các nước kia. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tuột khỏi đỉnh từ năm 2007 và chỉ còn phân nửa giá cũ mà vẫn chưa được chiếu cố dù kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số VN Index ở trong Nam, là thị trường mạnh nhất, thì cũng vẫn xê dịch giữa hai mức 350 tới 450 điểm chứ chưa bung khỏi mức chặn là 500 điểm. Một chỉ dấu khác là Việt Nam vẫn phải mời chào giới đầu tư với phân lời công khố phiếu cao hơn các thị trường chung quanh tới 400 điểm, tức là 4%. Nghĩa là phải trả tiền lời khá đắt để vay tiền thiên hạ mà vẫn ế. Những tai tiếng liên tiếp xày ra cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, điển hình là vụ Vinashin, cho thấy tình trạng thiếu an toàn và thừa rủi ro của thị trường Việt Nam.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông, hình như là sóng gió và rủi ro đang nổi lên ở khắp nơi, làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi những bất trắc này khi mua hàng nhiều nhất là từ Trung Quốc và lại bán hàng nhiều nhất là cho thị trường Hoa Kỳ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong một kỳ trước, chúng ta có nói đến hoàn cảnh khó khăn đó của Việt Nam khi kẹt giữa hai khối kinh tế đang có mâu thuẫn và sẽ có tranh chấp là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cái thế kẹt ấy không chỉ là chuyện ngoại thương hay mậu dịch và là một bài toán quản lý vĩ mô rất tế nhị, rất khó giải quyết trong năm tới, nhất là trong khung cảnh mờ ảo thiếu thông tin minh bạch như hiện nay.
- Nhìn vào tương lai dài hạn hơn, tôi thiển nghĩ là Việt Nam phải duyệt lại chiến lược phát triển nhờ xuất khẩu mà mở rộng thị trường nội địa. Thứ hai, Việt Nam còn phải xét lại vai trò, sức đóng góp và nhất là gánh nặng của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Chúng bóp nghẹt tư doanh, gây tham ô lãng phí và là một sự bất công. Nhưng dù có chuẩn bị đại hội cho khóa 11 vào năm  tới, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám đụng vào chuyện này vì quyền lợi quá lớn của các đảng viên cán bộ ở trên cùng. Cho nên rủi ro thì vẫn còn nguyên vẹn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.