Hoa Kỳ cần quan tâm hơn đến nhân quyền ở Việt Nam

Cuối tuần rồi, Nguyễn Khanh của Đài Á Châu Tự Do chúng tôi đã gặp Bà Dân Biểu Loretta Sanchez tại văn phòng của Bà ở Orange County thuộc bang California. Trong buổi nói chuyện, Bà Sanchez đã cho biết những dự tính của Bà liên quan đến Việt Nam, mời quý thính giả nghe những điểm bà nói đến trong cuộc gặp gỡ với chúng tôi.
Nguyễn Khanh, Biên tập viên RFA
2010.06.04
Loretta Sanchez và biên tập viên Nguyễn Khanh Biên tập viên Nguyễn Khanh phỏng vấn dân biểu Loretta Sanchez ở HTĐ cuối năm 2009
Photo: RFA

Nhân quyền, tự do ngôn luận và tôn giáo vẫn còn là vấn đề ở VN

-Chúng tôi được tin thứ Sáu vừa rồi Bà đã gặp Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Liệu Bà có thể cho chúng tôi biết nội dung của cuộc gặp hay không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: tin ông nghe được rất đúng. Ngay từ khi Bà Clinton mới nhậm chức, tôi đã yêu cầu được gặp Bà Ngoại Trưởng, và cuộc gặp gỡ diễn ra hôm thứ Sáu vừa rồi tại văn phòng của Bà. Chúng tôi thảo luận với nhau về nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến nước Mỹ, từ chuyện căng thẳng giữa Nam và Bắc Hàn, chuyện bảo vệ an ninh biên giới Hoa Kỳ và Mexico, và đương nhiên, phần lớn thì giờ được dành để bàn chuyện liên quan đến Việt Nam vì Việt Nam là điều tôi quan tâm nhất.

Điều đầu tiên là chuyện nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục ngăn kiểm soát internet, không cho người dân được quyền tự do thu thập thông tin.

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

-Bà có thể cho chúng tôi biết đã trình bày những gì với Bà Clinton không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: tôi đưa ra 4 vấn đề liên quan đến Việt Nam mà tôi và Bà Ngoại Trưởng Clinton thảo luận với nhau.

Điều đầu tiên là chuyện nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục ngăn kiểm soát internet, không cho người dân được quyền tự do thu thập thông tin. Đây là điều tôi đã nhiều lần gióng tiếng nói, gần đây nhất tôi còn đưa vấn đề này ra thảo luận trước Hạ Viện Liên Bang, đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp.

Khi nói đến tự do internet thì tôi không thể quên không nói đến trường hợp xảy ra với Yahoo, Google, và những gì đã đến với những người yêu chuộng dân chủ, những người bàn chuyện tự do và nhân quyền ở Trung Quốc. Tôi không muốn điều này xảy ra tại Việt Nam và nếu muốn như thế

Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton
Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton. AFP
AFP
thì phải ngăn chận ngay từ lúc này.

Tôi trình bày với Bà Clinton về điều tôi lo âu, và Bà Ngoại Trưởng đề nghị tôi cùng với các bạn đồng viện khác ngồi xuống nói chuyện với Bà về những gì cần phải làm để bảo vệ an ninh mạng ở Việt Nam, để chính phủ Hà Nội không thể chận quyền tự do thông tin của người dân.

Điểu thứ nhì tôi trình bày liên quan đến những tù nhân lương tâm, những người liên tục bị sách nhiễu, bị cầm tù. Tôi nêu ra trường hợp của 3 người là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thị Thanh Nghiên.

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

Điểu thứ nhì tôi trình bày liên quan đến những tù nhân lương tâm, những người liên tục bị sách nhiễu, bị cầm tù. Tôi nêu ra trường hợp của 3 người là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thị Thanh Nghiên. Đây là những người Quốc Hội đã lên tiếng bênh vực, đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho họ.

Tôi cũng nói đến trường hợp của Bà Trần Khai Thanh Thủy đang bị bệnh, và yêu cầu Bà Clinton chỉ thị cho ông Đại Sứ Michael Michalak ghé thăm, xem tình trạng sức khỏe của bà Thanh Thủy như thế nào. Bà Ngoại Trưởng hứa sẽ làm điều đó.

Điều thứ 3 tôi trình bày với Ngoại Trưởng Mỹ là chuyện phải đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia phải quan tâm vì vi phạm tự do tôn giáo, tức là danh sách CPC vì theo tôi Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do tín ngưỡng nghiêm trọng nhất và chúng ta phải có biện pháp đối với họ.

Bà Ngoại Trưởng bảo với tôi rằng cá nhân Bà chưa nhận được thông tin nào về chuyện đó, hay nói cách khác là bộ phận nào đó ở Bộ Ngoại Giao Mỹ chưa đệ trình cho Bà Ngoại Trưởng để Bà quyết định. Bà Clinton cũng nói cho tôi biết là bà sẽ tìm hiểu thêm, sẽ bảo nhân viên gửi ngay các báo cáo cho Bà đọc và bà sẽ quyết định.

Điều thứ tư là bà Ngoại Trưởng sắp sang Việt Nam, nên tôi đặt vấn đề là liệu tôi có thể đi cùng với bà hay không. Bà Clinton bảo đó lá ý kiến hay, và tôi hy vọng giải quyết được những chuyện ở Quốc hội để có thì giờ đi chung với Bà.

Điều thứ 3 tôi trình bày với Ngoại Trưởng Mỹ là chuyện phải đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia phải quan tâm vì vi phạm tự do tôn giáo, tức là danh sách CPC vì theo tôi Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do tín ngưỡng nghiêm trọng nhất

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

Trình bày và nhắc nhở thường xuyên

-Bao giờ thì Bà Ngoại Trưởng Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam?

Dân Biểu Loretta Sanchez: ngày 23 tháng Bảy. Trong khoảng thời gian đó.

-Trở lại với vấn đề CPC, bà Clinton có bày tỏ dấu hiệu nào là sẽ đặt Việt Nam trở lại danh sách này không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: không. Bà Ngoại Trưởng chưa quyết định gì cả vì Bà chưa đọc những thông tin liên quan. Điều tôi mừng là tôi có cơ hội được trình bày cặn kẽ việc này với Bà Clinton. Bà Ngoại Trưởng bảo với tôi rằng chính Bà không biết chuyện này, nhưng cũng phải hiểu là trong cương vị ngoại trưởng, Bà Clinton có rất nhiều việc phải giải quyết, từ chuyện Trung Đông, chuyện chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan, tình hình Bắc Hàn, Nam Hàn, chuyện liên quan đến biên giới Hoa Kỳ và Mexico, quá nhiều vấn đề bà phải quan tâm tới. Nhưng điều đáng mừng là tôi có cơ hội thảo luận trực tiếp với Bà Ngoại Trưởng, có cơ hội để nói với bà rằng đây là chuyện quan trọng, tôi mong bà quan tâm tới, và đề nghị với Bà những gì tôi tin rằng cần làm.

-Bà Ngoại Trưởng có tỏ dấu hiệu nào về suy nghĩ của Bà đối với Việt Nam không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: chúng tôi không có nhiều thì giờ thảo luận với nhau vì tôi phải quay lại Quốc Hội để bỏ phiếu. Tôi cũng muốn nhắc lại là hồi năm 2000 tôi đã từng đi Việt Nam chung với Bà Clinton, lúc đó bà còn là Đệ Nhất Phu Nhân của Hoa Kỳ. Và tôi cũng nói với bà Ngoại Trưởng là chúng tôi nên cùng nhau trở lại Việt Nam.

Bà Ngoại trưởng Clitnon có cảm tình rất nồng hậu với người dân Việt, nhưng suy nghĩ của bà về chính phủ Việt Nam thì không thể nào biết được. Vì thế, tôi thấy có trách nhiệm phải trình bày cho bà biết những gì đang xảy ra ở Việt Nam và những gì chính phủ Hoa Kỳ nên làm.

Trách nhiệm của tôi là phải tiếp tục trình bày cho những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hiểu rõ tình trạng Việt Nam, để họ có cái nhìn đúng hơn về Việt Nam.

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

Tôi cũng phải nói luôn với ông rằng đây điều mà tôi phải làm việc rất cực nhọc với các vị Tổng Thống Mỹ, từ Tổng Thống Bill Clinton, Tổng Thống Geoge W. Bush và ngay cả với Tổng Thống Barrack Obama bây giờ. Các nhà lãnh đạo Mỹ không biết nhiều về Việt Nam, không biết nhiều về những gì đang xảy ra ở Việt Nam, thành ra các nhà lãnh đạo không muốn thấy có những thay đổi lớn về chính sách, họ muốn quan hệ giữa đôi bên tiến triển tốt đẹp, và không biết là có những bằng chứng xác nhận rõ là chính phủ Việt Nam là một chính phủ tham nhũng, không phải là chính phủ biết lắng nghe tiếng nói của người dân. Vì thế, trách nhiệm của tôi là phải tiếp tục trình bày cho những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hiểu rõ tình trạng Việt Nam, để họ có cái nhìn đúng hơn về Việt Nam.

Lực đẩy bên ngoài góp phần thay đổi ở bên trong

-Có khi nào Bà nghĩ rằng bà đang lội ngược dòng, đang đi ngược chiều gió không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: nếu việc này dễ làm thì đã có những người khác làm rồi. Ông có đồng ý như vậy không? Tôi còn nhớ mẹ tôi dậy tôi rằng “con phải tìm việc khó mà làm” và tôi tin sẽ có ngày điều mình làm đạt được kết quả đúng như mình mong đợi.

Ông thử nhìn chuyện xảy ra ở Nam Phi thì thấy ngay. Chế độ kỳ thị kéo dài bao nhiêu năm ở Nam Phi? Cả thế giới mặc nhiên công nhận chuyện đó, cho tới ngày có người can đảm đứng lên bảo rằng không thể để mãi như thế được, phải thay đổi cho đúng. Lúc đó thế giới có ai muốn nghe đâu, ai ai cũng bận rộn lo làm ăn, lo đầu tư, và coi chuyện ở nước khác là chuyện thiên hạ, không việc gì phải vác vào người. Nhưng cuối cùng thì vẫn có người đứng lên và một phong trào thành hình. Lực đẩy từ bên ngoài góp phần thay đổi ở bên trong.

Thế giới ai ai cũng bận rộn lo làm ăn, lo đầu tư, và coi chuyện ở nước khác là chuyện thiên hạ, không việc gì phải vác vào người. Nhưng cuối cùng thì vẫn có người đứng lên và một phong trào thành hình. Lực đẩy từ bên ngoài góp phần thay đổi ở bên trong.

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

Bây giờ nhìn lại, nhiều người đặt câu hỏi tại sao chế độ kỳ thị ở Nam Phi có thể kéo dài lâu đến thế? Câu trả lời là đã từng có lúc cả thế giới làm ngơ, có ai thèm để ý đến đâu. Chuyện Việt Nam bây giờ cũng vậy. Tại sao cứ để yên cho nhà nước Việt Nam cầm tù những ai lên tiếng tranh đấu cho tự do, dân chủ? Tại sao cứ để mặc nhà nước Việt Nam không cho người dân được hưởng tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội? Tại sao cứ để yên như thế? Tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải thúc đẩy chính phủ Việt Nam, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi, phải lắng nghe nguyện vọng của người dân. Nguyện vọng đó là gì? Là tự do, tự do, tự do.

-Nhưng thưa Bà, ngay chính tại Quốc Hội là nơi Bà đang phục vụ, nhiều vị dân cử không đi theo hướng mà bà đang đi. Muốn hỏi rằng có khi nào bà nghĩ là mình đang làm việc đơn độc không?

Dân Biểu Loretta Sanchez:câu trả lời của tôi là không. Như tôi đã nói, tôi biết việc của tôi làm là một việc rất khó khăn, nhưng tôi cũng biết là có rất nhiều người đã lên tiếng hoặc đang âm thầm ủng hộ tôi. Tôi cũng không bao giờ thấy mình làm việc đơn độc vì biết có rất nhiều người đang chờ đợi mình lên tiếng bênh vực cho họ, và tôi đang làm điều phải làm. Tôi hy vọng cử tri của tôi sẽ tiếp tục tín nhiệm tôi trong vai trò của một vị dân biểu, để tôi có thể tiếp tục làm những gì đang làm.

Điều tôi mong ước là được gặp lại Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Lần trước gặp Ngài tôi có hứa sẽ trở lại thăm Ngài, cả chục năm qua rồi, đã tới lúc tôi phải làm đúng điều đã hứa với Ngài.

                              Dân Biểu Loretta Sanchez

-Có bao giờ bà nghĩ phải làm khác đi để đem lại kết quả không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: làm khác đi thì không, nhưng thay đổi chiến lược thì có, và cứ mỗi lần tôi thay đổi chiến lược thì điều thú vị nhất là thấy nhà cầm quyền Việt Nam phạm hết lỗi lầm này tới lỗi lầm khác, tạo nên hết sơ hở này đến sơ hở khác.

Tôi xin đơn cử một thí dụ. Vài năm trước đây khi vào Việt Nam, tôi có thông báo trước là sẽ ghé nhà riêng của ông Đại Sứ Mỹ và sẽ mời một số bà vợ của những nhà tranh đấu đang bị cầm tù đến uống trà nói chuyện. Phía Việt Nam biết và họ không nói gì, nhưng đến giờ tôi gặp các bà vợ của những nhà tranh đấu thì công an chận bà này, bắt bà khác. Họ càng lung túng bao nhiêu thì lại càng tạo sơ hở bấy nhiêu. 

-Nếu vào Việt Nam chung với Bà Ngoại Trưởng Clinton, bà sẽ làm gì?

Dân Biểu Loretta Sanchez: điều tôi mong ước là được gặp lại Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Lần trước gặp Ngài tôi có hứa sẽ trở lại thăm Ngài, cả chục năm qua rồi, đã tới lúc tôi phải làm đúng điều đã hứa với Ngài.

-Liệu bà có định mời hay rủ bà Ngoại Trưởng Clinton đi cùng không?

Dân Biểu Loretta Sanchez: câu hỏi ông vừa đặt nảy ra một ý tuyệt diệu quá!!! Tôi là người theo Thiên Chúa Giáo, đã hân hạnh được gặp các vị Giáo Hoàng, và tôi luôn xem Đại Lão Hòa Thượng như vị Giáo Hoàng của mình. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh của Ngài, cũng chẳng bao giờ quên được những điều Ngài đã nói với tôi.

Nếu chương trình cho phép, thế nào tôi cũng rủ bà Clinton đi cùng với tôi.

-Xin cám ơn bà Dân Biểu Loretta Sanchez.

Theo dòng thời sự:

  • Nội dung cuộc gặp gỡ giữa đại diện người Mỹ gốc Việt với chính giới Hoa Kỳ
  • Các Dân biểu Mỹ đặt vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với Đại sứ Michalak
  • Vận động cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam
  • Dân biểu Cao Quang Ánh thăm Việt Nam
  • Sinh viên, học sinh Nam California tổ chức “Xuân yêu thương”
  • Dân biểu Mỹ gốc Việt trong Ủy ban soạn thảo cương lĩnh chính trị đảng Cộng Hòa
  • Họp Báo về tình trạng Nhân Quyền VN tại Nam California
  • Nhận xét

    Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

    Nhận xét

    Anonymous
    04/08/2011 03:19

    Theo toi nghi , chung ta phai xem lai hien phap cua VN . vi trong hien phap cung co day du quyen cong dan , nhung luat phap VN khong thi hanh dung ma thoi. Phai yeu cau ho lam dung hien phap va luat phap thi dat nuoc moi hung manh duoc. " Thuong Bat Chanh , Ha Tat Loan"