Iran và Thế giới

Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2010, Iran đã trở thành-hay đúng hơn-tiếp tục là điểm nóng trên bàn cờ chính trị thế giới. Thời hạn 31 tháng 12. 2009 mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh Tây Âu đặt ra buộc Iran phải đình chỉ các hoạt động liên quan đến hạt nhân đã qua đi mà vẫn chưa có câu trả lời chính thức đến từ Tehran.
Nguyễn Khanh, Biên tập viên RFA
2010.01.08
Một nhân viên người Nga trong phòng điện tóan của nhà máy điện hạt nhân ở Iran Một nhân viên người Nga trong phòng điện tóan của nhà máy điện hạt nhân ở Iran
AFP photo

Qua những phát biểu khác nhau, chính phủ Tehran một mặt nói không nhượng bộ áp lực bất kỳ đến từ đâu, mặt khác cho biết sớm nhất phải đến cuối tháng này mới công bố quyết định của họ.

Tin mới nhất cho biết Washington đang thảo luận với các nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An về các biện pháp cấm vận cứng rắn hơn sẽ áp dụng với Iran, đồng thời tin đồn nói là Israel có thể sẽ oanh kích các lò phản ứng của nước kẻ thù cũng ngày một lan rộng hơn trước.

Phản ứng của thế giới

60 ngày trước đây, thế giới có vẻ an tâm hơn trước tin Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và Đức trực tiếp tham dự cuộc đàm phán với Iran. Khi loan báo tin này, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết buổi gặp gỡ là kết quả của những cuộc vận động ngoại giao ráo riết trong nhiều tháng trời, đồng thời cũng bày tỏ lạc quan về cuộc tiếp xúc diễn ra tại Geneve, nhắc lại lời cam kết mà ông đưa ra khi vận động tranh cử là không chỉ với Iran, mà nhà lãnh đạo nước Mỹ sẵn sàng nói chuyện với mọi quốc gia để giải quyết các bất đồng.

Ngay từ khi nhậm chức, tôi đã nói rất rõ là Hoa Kỳ sẵn sàng cùng với các nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức, thảo luận với Iran. Tôi xin được nhắc lại đề nghị hữu lý này với chính phủ Iran. Tôi cũng muốn khẳng định lập trường và nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vào mục đích mọi quốc gia đều tôn trọng bản hiệp ước không phổ biến võ khí hạt nhân và tất cả các nước đều có quyền sử dụng điện nguyên tử trong mục tiêu phục vụ hòa bình với điều kiện phải tuân thủ những điều kiện cộng đồng thế giới đã đặt ra. Cùng với các thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, nước Mỹ quyết tâm theo đuổi mục tiêu này với tất cả mọi quốc gia.

Tôi đã nói rất rõ là Hoa Kỳ sẵn sàng cùng với các nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức, thảo luận với Iran. Tôi xin được nhắc lại đề nghị hữu lý này với chính phủ Iran. Tôi cũng muốn khẳng định lập trường và nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vào mục đích mọi quốc gia đều tôn trọng bản hiệp ước không phổ biến võ khí hạt nhân và tất cả các nước đều có quyền sử dụng điện nguyên tử trong mục tiêu phục vụ hòa bình
Tổng Thống HK Barack Obama

Cuộc gặp gỡ ở Geneve hoàn tất và không hoàn toàn đem lại kết quả như thế giới trông chờ. Các nước Tây Phương và Hoa Kỳ cương quyết đòi Iran phải đình chỉ tức khắc chương

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đi thăm nhà máy điện hạt nhân Bushehr.(AFP photo)
AFP photo
trình hạt nhân, đoàn đàm phán của Tehran không bỏ lập trường chương trình hạt nhân của họ chỉ nhắm vào mục tiêu phục vụ con người. Cuối cùng hai bên đồng ý với giải pháp do Liên Hiệp Quốc đưa ra là Iran trao tất cả những thanh uranium họ đang có cho Nga, sau đó Nga trao cho Pháp để làm sạch, và cuối cùng Pháp sẽ chuyển giao lại cho Iran để sử dụng trong các chương trình nghiên cứu khoa học. Thời hạn được Hoa Kỳ đặt ra là kế hoạch này phải được thực hiện trễ nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Thời hạn đó đã qua đi, và không có một động tĩnh nào từ Iran cả. Tức khắc, Washington có phản ứng. Trong cuộc họp báo đầu năm 2010 ở Washington, Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo bàn thảo với một số quốc gia về những giải pháp cần thực hiện, trong đó giải pháp cấm vận vẫn đứng hàng đầu.

Đây không phải lần đầu tiên ý định cấm vận hay quyết định cấm vận Iran được Hoa Kỳ và các nước đồng minh nói đến.Từ năm 2006 đến nay Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã 3 lần thông qua nghị quyết buộc Iran đình chỉ chương trình hạt nhân hay phải cho đoàn thanh tra quốc tế vào thanh sát, và cả 3 lần chính phủ Iran đều từ chối thi hành những đòi hỏi của thế giới. Mỗi lần như thế biện pháp cấm vận kinh tế lại được đưa ra, và cũng chỉ Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ thi hành. Các quốc gia khác -vì nhiều lý do khác nhau- tìm đủ mọi cách để từ chối thực hiện.

Mỗi lần biện pháp cấm vận kinh tế đối với Iran được đưa ra, thì chỉ Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ thi hành. Các quốc gia khác -vì nhiều lý do khác nhau- tìm đủ mọi cách để từ chối thực hiện.

Các nhà ngoại giao làm việc bên cạnh Liên Hiệp Quốc ở New York cho biết mọi ý kiến tăng mức cấm vận kinh tế Iran ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trước hết, trong những tháng vừa qua cả hai chính phủ Nga và Trung Quốc nhiều lần lên tiếng nói cấm vận không phải là giải pháp hay, thúc đẩy các nước liên quan tiếp tục tìm cách hòa giải bằng đường ngoại giao.

Theo quan điểm của Bắc Kinh và Maxcơva, Iran chưa thể chế tạo được bom hạt nhân và cả  hai cũng không nghĩ Iran là quốc gia sẽ có loại võ khí gây hiểm họa cho nền an ninh toàn cầu, do đó mọi áp lực từ bên ngoài chỉ đẩy nhà cầm quyền Tehran đến chỗ bực tức, thúc họ phải tìm cách chế tạo bom nhanh hơn và sẽ tạo nên nhiêu căng thẳng bất lợi khác cho sự ổn định toàn cầu. Các nhà phân tích cũng đồng ý với nhau ở điểm mọi biện pháp, mọi quyết định đối với Iran chỉ có kết quả với điều kiện phải được sự đồng ý của Nga và Trung Quốc.

Các nhà phân tích cũng đồng ý với nhau ở điểm mọi biện pháp, mọi quyết định đối với Iran chỉ có kết quả với điều kiện phải được sự đồng ý của Nga và Trung Quốc.

Iran, bài toán không có đáp số?

Một lý do khác cũng đang được nói đến ở Washington là các biện pháp cấm vận trước đây đều không đem lại hiệu quả như mong chờ, và đã đến lúc phải đánh thẳng vào nền kinh tế của Iran. Nhưng ngay trong chính quyền Mỹ cũng có những nhà hoạch định chính sách lên tiếng cảnh báo Nhà Trắng phải thật thận trọng nếu chủ yếu của vòng cấm vận kế tiếp sẽ nhắm vào kỹ nghệ dầu khí để làm kiệt quệ nền kinh tế Iran, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Iran và có thể gây nên hiểu lầm từ chính thành phần đối lập mà Hoa Kỳ và Tây Phương hiện đang âm thầm cổ vũ.

Vì những lý do vừa nêu, giới thạo tin tại Washington cho hay có lẽ ý kiến đang được bàn thảo giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Âu xoay quanh những biện pháp sẽ được áp dụng với thành phần lãnh đạo Iran và nhưng viên chức cao cấp đang điều khiển Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran. Ngay trong những bản tin được phổ biến tuần này, giới truyền thông Hoa Kỳ cũng nói rằng từ cấm vận mang ý nghĩa nghĩa to tát, nhưng biện pháp có thể làm thì chẳng nhiều.

Theo hãng thông tấn Reuters, dường như điều mà Hoa Kỳ và Tây Âu có thể làm là kêu gọi các nước không cấp chiếu khán nhập khẩu cho lãnh đạo Iran, đi kèm với việc phong tỏa tài sản mà các lãnh đạo Iran để ở ngân hàng nước ngoài. Bản tin của Reuters cũng viết rằng các biện pháp cầm vận trước đây và sau này chỉ chứng tỏ cho thế giới thấy Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh Âu Châu cương quyết duy trì thái độ cứng rắn với Iran để buộc chính phủ Teheran phài bỏ hẳn ý định theo đuổi chế tạo hạt nhân, nhưng ảnh hưởng của các biện pháp chế tài được thông báo thì chẳng là mấy và quan trọng hơn nữa là “vẫn không ngăn chận được các hoạt động của Iran về hạt nhân”.

Nếu giải pháp cấm vận không có hiệu quả, chuyện gì sẽ xảy ra? Đồn đãi chung quanh căng thẳng Hoa Kỳ-Iran đều lo ngại có thể, chiến tranh sẽ là giải pháp được đem ra sử dụng.

Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ cũng cho biết là dù đang bận rộn với hai cuộc chiến Iraq và Afghansitan, nhưng không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn có khả năng hoạt động ở một trận chiến khác nếu cuộc chiến với Iran xảy ra. Tuy nhiên, Đô Đốc Mullen nói rõ oanh kich Iran “sẽ tạo nên bất ổn không thể ngờ cho vùng Trung Đông”, và gây ảnh hưởng bất lợi toàn cầu.

Mặc dù nhiều lần tuyên bố mọi giải pháp đều được cân nhắc và được đặt trên bàn của Tổng Thống Obama, nhưng giải pháp mở cuộc chiến chưa hẳn đã được thảo luận ở Washington, hay nói đến trong những cuộc dàm phán kín giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Phương, mà khởi đầu từ đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông là Israel. Mới tuần trước, Đại Sứ Israel ở Washington cho báo chí biết “đàm phán giữa Hoa Kỳ và Iran không nằm trong những cuộc thảo luận an ninh quốc phòng” mà chính phủ nước ông cho thực hiện. Nhưng ông cũng cho hay từ năm ngoái đến giờ, Washington và Tel Aviv đặt trọng tâm vào “giải pháp cấm vận” thay cho giải pháp chiến tranh.

Mới đây, Đô Đốc Mike Mullen, Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ cũng cho biết là dù đang bận rộn với hai cuộc chiến Iraq và Afghansitan, nhưng không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn có khả năng hoạt động ở một trận chiến khác nếu cuộc chiến với Iran xảy ra. Tuy nhiên, Đô Đốc Mullen nói rõ oanh kich Iran “sẽ tạo nên bất ổn không thể ngờ cho vùng Trung Đông”, và gây ảnh hưởng bất lợi toàn cầu.

Đô Đốc Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên nói điều này. Năm ngoái khi ra điều trần trước Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates cho biết Washington luôn luôn theo dõi sát các biến chuyển xảy ra ở Iran, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến hạt nhân.

Ngay từ lúc đầu Iran thường xuyên nói dối, đưa ra những lời tuyên bố không đúng với sự thật về hoạt động hạt nhân của họ.

Nhưng ông Gates cũng bảo:

Oanh kích những trung tâm làm giàu uranium của Iran chỉ có thể chận đứng hoạt động của họ trong một giai đoạn ngắn, chứ không giúp giải quyết toàn diện vấn đề.

Điều đó được hiểu là một mặt vẫn duy trì quan điểm cứng rắn, nhưng mặt khác Washington sẽ áp dụng “chính sách ngoại giao mềm mỏng” với Teheran.

Trong thời gian chờ đợi thành quả của chính sách mềm mỏng mà ông Obama nói sẽ cho thực hiện và đợi quyết định mới nhất của Iran trước các đòi hỏi của cộng đồng thế giới, chính phủ Hoa Kỳ còn tìm cách ngăn chận quan hệ thương mại giữa Iran với các nước khác. Trong bài diễn văn nói về chính sách với các quốc gia láng giềng Trung Mỹ, Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton từng bảo:

Nước Mỹ chúng tôi không thấy có trở ngại gì khi các nước khác trao đổi thương mại và hợp tác phát triển chung với nhau. Nhưng chúng tôi cũng quan tâm đến việc Iran đang muốn mở rộng quan hệ với một số quốc gia Trung Mỹ như Venezuela, Bolivia, và chúng tôi chỉ xin nói là hợp tác với Iran không phải là hay đâu. Đừng quên hiện giờ Iran là một trong những nước yểm trợ khủng bố nhiều nhất.

Vài ngày trước đây, Tổng Thống Obama cũng nhắc lại Iran yểm trợ cho khủng bố Al-queda, và cuộc chiến chống khủng bố tiếp tục là cuộc chiến hàng đầu mà nước Mỹ đang theo đuổi để đảm bảo an ninh cho quốc gia, cho người dân Hoa Kỳ và cho thế giới.

Điều ông Obama mới nói cho thấy Hoa Kỳ và đồng minh Tây Âu đang đứng trước ngưỡng cửa của những khó khăn, chưa hẳn đã biết phải làm gì để giải quyết được căng thẳng với Tehran. Các khó khăn đó là đàm phán với một nước bị cáo buộc yểm trợ cho khủng bố là điều không dễ làm, cấm vận thì không đem lại hiểu quả và chiến tranh thì không muốn áp dụng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.