Không dễ có hòa bình ở Trung Đông

Từ đầu tuần này, Đặc Sứ Hoa Kỳ Về Trung Đông George Mitchell liên tục thực hiện những chuyến vận động ngoại giao con thoi, nhằm thúc đẩy hai chính phủ Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2009.10.02

Quyết định gửi ông Mitchell trở lại Trung Đông dược Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama thông báo từ nhiều ngày trước, ngay sau Thượng đỉnh tay ba diễn ra tại New York với Thủ

Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel
Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel
Photo courtesy Wikipedia
Tướng Benjamin Netanyahu của Israel và Chủ Tịch Mahmoud Abbas của Palestine.

Cái nhìn bi quan về hòa bình ở Trung Đông

Viễn ảnh hòa bình là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Thời Sự Hàng Tuần. Khách mời là Giáo Sư Efraim Inbar, một trong những chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế và cũng là Cố Vấn riêng của Thủ Tướng Netanyahu. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

Nguyễn Khanh: Hai tuần trước đây lãnh đạo Israel và lãnh đạo Palestine bắt tay nhau ở New York. Liệu đó có phải là cú bắt tay mở đường để cùng ngồi xuống làm việc hay không?

Phía Israel chúng tôi đã sẵn sàng trở lại bàn thương thuyết hòa bình mà không đặt ra điều kiện tiên quyết nào cả. Nhưng phía Palestine thì khác. Họ đưa ra những điều kiện buộc chúng tôi phải thực hiện trước khi đàm phán trở lại
GS Efraim Inbar

GS Efraim Inbar: cái đó thì còn tùy. Phía Israel chúng tôi đã sẵn sàng trở lại bàn thương thuyết hòa bình mà không đặt ra điều kiện tiên quyết nào cả. Nhưng phía Palestine thì khác. Họ đưa ra những điều kiện buộc chúng tôi phải thực hiện trước khi đàm phán trở lại, thành ra chúng tôi phải chờ xem trưởng đoàn đàm phán của Palestine có đưa ra sáng kiến nào mới hay không, trước khi có thể trả lời câu hỏi ông mới đặt ra.

Nguyễn Khanh: còn Hoa Kỳ thì sao? Các quan chức Mỹ nói gì với ông?

GS Efraim Inbar: tôi nghĩ rằng phía Mỹ muốn thúc đẩy cuộc đàm phán, nhưng Washington cũng hiểu là ngay trong tình huống này thì không thể đặt ra thời hạn buộc cả 2 phía ngồi lại với nhau được.

Nguyễn Khanh: ông mới nói là Washington thúc dục 2 phía nói chuyện với nhau. Qua phát biểu ông Brack Obama đưa ra ở New York, tôi thấy rõ là nhà lãnh đạo Mỹ thất vọng vì những gì đang xảy ra. Không biết chữ thất vọng tôi dùng có đúng không?

GS Efraim Inbar: đúng, tôi đồng ý với ông. Ông Obama thất vọng vì thái độ ù lì của phía Palestine, thất vọng vì không thuyết phục được phía chúng tôi cũng có. Tổng Thống Hoa Kỳ đặt ra mục tiêu phải đạt được hòa bình cho Trung Đông, nhưng ông nên nhớ là tranh chấp này kéo dài hết thập kỷ này đến thập kỷ khác, thành ra giải quyết không thể nào dễ được. Tôi nói thật: ngay lúc này, cả hai phía đều nghĩ không để cho người ngoài thúc đẩy, ép buộc mình.

Ông Obama thất vọng vì thái độ ù lì của phía Palestine, thất vọng vì không thuyết phục được phía chúng tôi cũng có. Tổng Thống Hoa Kỳ đặt ra mục tiêu phải đạt được hòa bình cho Trung Đông, nhưng ông nên nhớ là tranh chấp này kéo dài hết thập kỷ này đến thập kỷ khác, thành ra giải quyết không thể nào dễ được.
GS Efraim Inbar

Hoà bình con đường còn nhiều chông gai

Nguyễn Khanh: ông Cố Vấn đang có mặt ở Jerusalem, ông cũng từng đến vùng Tây Ngạn, từng có mặt ở Dải Gaza. Hỏi thật ông liệu hai bên có đàm phán lại không?

GS Efraim Inbar: tôi thấy thế này. Sau những ngày bắn giết nhau, cuối cùng phe nhóm nào cũng muốn nói chuyện hòa bình cả. Nhưng điều đó chỉ thành hình dựa vào những căn bản thực tế, và những điều mà hai phía Israel lẫn Palestine nghĩ có thể đạt được, tức là làm sao để phần thiệt hại không nghiêng về phía của mình. Thí dụ như phía Palestine đòi chia đất Jerusalem để họ đặt thủ đô, phía Isreal chúng tôi coi đó là đòi hỏi không thực tế, và chính phủ cũng như người dân Israel đã bao nhiêu lần bảo thẳng với họ là các ông chẳng có quyền hạn gì ở Jerusalem cả. Tôi cũng xin chia sẻ cảm nghĩ riêng với ông như thế này. Tôi đang đứng ngay ở Jerusalem đây, và chắc chắn tôi và những người hàng xóm của tôi chẳng bao giờ muốn là láng giềng của Palestines cả.

Nguyễn Khanh: theo những gì ông Cố vấn mới nói, phải chăng ông muốn bảo là giải pháp 2 quốc gia Israel và Palestine sống cạnh bên nhau là giải pháp không thể thực hiện được? Hay nói rõ hơn là đi tìm hòa bình cho hai dân tộc thù nghịch với nhau là điều quá khó?

Palestine đòi chia đất Jerusalem để họ đặt thủ đô, phía Isreal chúng tôi coi đó là đòi hỏi không thực tế, và chính phủ cũng như người dân Israel đã bao nhiêu lần bảo thẳng với họ là các ông chẳng có quyền hạn gì ở Jerusalem cả. Tôi cũng xin chia sẻ cảm nghĩ riêng với ông như thế này. Tôi đang đứng ngay ở Jerusalem đây, và chắc chắn tôi và những người hàng xóm của tôi chẳng bao giờ muốn là láng giềng của Palestines cả.
GS Efraim Inbar

GS Efraim Inbar: đúng. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Khó lắm. Ông phải nhớ một trong điều kiện căn bản vẫn là tất cả các phe phái chính trị Palestine phải nhìn nhận sự hiện hữu của dân tộc Israel, phải nhìn nhận Israel là một quốc gia trong cộng đồng thế giới. Chúng tôi cũng đề nghị với Thủ Tướng Netanyahu là khi trở lại bàn đàm phán thì cũng phải nói tới chuyện giải giới cũng như phải bàn thảo về trường hợp của người tỵ nạn Palestine, đưa họ đi đâu, giao họ cho ai cai quản. Có nhiều vấn đề phải bàn lắm trước khi ông và tôi nhìn thấy hòa bình.

Nguyễn Khanh: nhưng ông đừng quên là chẳng riêng Hoa Kỳ, mà Liên Hiệp Quốc, EU và Nga đều đứng tên chung trong bản lộ trình hòa bình, mục tiêu cuối cùng vẫn là một nước Palestine sống bên cạnh Israel. Đó cũng là mục tiêu tối hậu của thế giới. Liệu điều đó có thể thực hiện được không?

GS Efraim Inbar: một ngày nào đó thì có, nhưng tôi không biết liệu có hình thành trong một ngày gần đây hay không. Cuộc đàm phán đổ vỡ hay nói theo ngôn ngữ ngoại giao là đang bị bế tắc vì cả hai phía đều ở thế giữ miếng, chưa thể nói chuyện tương nhượng được. Thế giới hiểu điều đó.

Nguyễn Khanh: nhưng giải pháp chính trị nào cũng phải có sự tương nhượng. Nếu điều này được nói tới, thì hai phía Israel và Palestine phải tương nhượng nhau những gì?

GS Efraim Inbar: tôi hiểu là Israel sẽ phải bỏ một phần đất thuộc về mình để cho người Palestine thành lập nước của họ. Chính phủ Israel đã nói sẵn sàng thương thuyết về chủ quyền ở Gaza và những vùng đất lân cận. Nhưng đến nay phía Palestine cứ nhất định đòi phải tháo gỡ nhà trong khu vực dân Israel chúng tôi đã định cư, không nghĩ đến giải pháp cứ cho họ sống ở đó, chấp nhận có một cộng đồng Israel nhỏ bé ngay trong lãnh thổ tương lai của Palestine. Đòi hỏi đó sẽ tiếp tục gây cản trở cho tất cả mọi nỗ lực thúc đẩy hai bên trở lại bàn đàm phán.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.