Ca trù, vẫn còn thiếu yếu tố hấp dẫn.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014.03.29
Đêm chính ở nhà hát Châtelet của Paris trình diễn trong ngày hội văn hóa kỷ niệm 40 năm ngày văn hóa Việt Nam và Pháp Đêm chính ở nhà hát Châtelet của Paris trình diễn trong ngày hội văn hóa kỷ niệm 40 năm ngày văn hóa Việt Nam và Pháp
courtesy VOV

Nghe bài này

Vào trung tuần tháng Hai vừa qua trong ngày văn hóa Pháp Việt một phái đoàn nghệ thuật Việt Nam đã sang Pháp giới thiêu văn hóa truyển thống Việt Nam trong đó có bộ môn Ca trù do nghệ nhân Phạm Thị Huệ và Giáo phường ca trù Thăng Long trình diễn.

Bà Phạm Thị Huệ hiện là giảng viên bộ môn nghệ thuật đàn tì bà tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Chủ nhiệm Giáo phường ca trù Thăng Long.

Bà là học trò của hai nghệ nhân ca trù nổi tiếng tại Hà Nội là Phó Thị Kim Đức, và Nguyễn Thị Chúc. Bà học đàn từ nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ một tay đàn đáy tài năng nhất của Hà Nội.

Mới đây, bà Phạm Thị Huệ đã được tổ chức World Masters (WMOC) trao bằng chứng nhận World Master (Nghệ nhân Thế giới). Trao dổi với chúng tôi trong chuyến lưu diễn vừa qua trước tiên bà cho biết:

Phạm Thị Huệ: Vâng, vừa rồi tôi và cả đoàn ca múa nhạc Thăng Long và học viện Âm Nhạc do Bộ Văn hóa cử đi 24 diễn viên trong đó có 12 diễn viên nhạc của Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Chúng tôi qua đó trình diễn 3 đêm trong đó có một đêm chính ở nhà hát Châtelet của Paris trình diễn trong ngày hội văn hóa kỷ niệm 40 năm ngày văn hóa Việt Nam và Pháp. Còn một đêm thì trình diễn ở UNESCO.

Mặc Lâm: Xin bà cho biết trong cả hai nhà hát nổi tiếng đó thì khán giả đến xem gồm những thành phần nào, riêng người Việt có đông hay không thưa bà?

Phạm Thị Huệ: Trong đó có cả người Pháp và người Việt. Theo như tôi được biết thì chính phủ Pháp cũng có những nhân vật quan trọng tới dự. Đặc biệt đêm hôm đó có tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo tên là Tiên du. Trong tác phẩm này tôi có trình diễn phần ngâm ngẫu hứng khoảng 5 phút.

Mặc Lâm: Theo bà nhận xét thì sự đánh giá của khán giả ra sao trước nền âm nhạc cổ truyền của Việt Nam?

Phạm Thị Huệ: Theo như cảm nhận của cá nhân tôi thì tôi thấy đêm biểu diễn ấy rất thành công, kín hết chỗ ngồi thậm chí là có vài chục khách không còn chỗ để vào nên họ đành phải ra về. Những tiết mục trình diễn của đêm 14 tháng 2 thì hầu hết các tiết mục đều được khán giả nhiệt tình hưởng ứng trong đó đặc biệt là tiết mục ca trù, tiên du bên cạnh đó một vài tiết mục độc tấu của đàn bầu cũng được khán giả rất hâm mộ

Đêm biểu diễn ấy rất thành công, kín hết chỗ ngồi thậm chí là có vài chục khách không còn chỗ để vào nên họ đành phải ra về. Những tiết mục trình diễn ...đều được khán giả nhiệt tình hưởng ứng trong đó đặc biệt là tiết mục ca trù, tiên du bên cạnh đó một vài tiết mục độc tấu của đàn bầu cũng được khán giả rất hâm mộ

bà Phạm Thị Huệ

Mặc Lâm: Riêng kiều bào thì sao? bà có dịp nào giao lưu hay tiếp xúc với họ trong thời gian trình diễn hay không?

Phạm Thị Huệ: Tôi không có nhiều thời gian để gặp gỡ kiều bào vì thời gian chỉ tổng cộng có 5 ngày thì trong đó đã diễn 3 buổi còn lại dành cho thời gian đi lại thành ra cũng không có nhiều thời gian giao lưu. Nhưng theo như lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo kể lại thì khán giả đã gặp gỡ và chúc mừng các tác phẩm cũng như nhạc phầm đã trình diễn ở đêm tại UNESCO và nhà hát Châtelet.

Phát triển nghệ thuật ca trù cần đào tạo từ lớp trẻ. Ảnh: Ngọc Thắng
Phát triển nghệ thuật ca trù cần đào tạo từ lớp trẻ. Ảnh: Ngọc Thắng
Ảnh: Ngọc Thắng

Mặc Lâm: Vâng, có thể nói là Tây phương họ rất yêu chuộng những gì gọi là di sản văn hóa của bất cứ dân tộc nào, riêng vể thể loại Ca trù của Việt Nam hình như ít được quảng bá ra với thề giới và ngay cả trong nước nữa thì phải. Là người chủ trương vực dậy và phục hưng bộ môn nghệ thuật này qua Giáo phường Ca trù Thăng Long bà có nhận xét gì về câu hỏi này?

Phạm Thị Huệ: Hiện nay chúng tôi có đêm biểu diễn vào mỗi thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy tại số 87 Mã Mây. Nhìn chung thì đa phần là khách nước ngoài vì khi sang thăm Việt Nam họ cũng muốn tìm đến giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đặc biệt là nét văn hóa truyền thống cổ như Ca trù. Khán giả Việt Nam thì cũng có nhưng mà đôi khi rất vằng. Hầu hết đều là các bạn sinh viên, những người trẻ hay những người về hưu, những người mà hồi nhỏ họ đã biết đến Ca trù khi theo bố mẹ và bây giờ là cơ hội để họ thưởng thức vào những dịp cuối tuần.

Mặc Lâm: Bà vừa nói là có một thành phần giới trẻ nhất định nào đó vẫn tới xem các buổi trình diễn. Theo nhận xét khách quan của bà thì Ca trù có hấp dẫn được họ hay không?

Phạm Thị Huệ: Thực ra điều này rất là khó vì hiện nay thì Ca trù cũng như tất cả bộ môn trình diễn sân khấu khác đều đang bị ngăn cách bởi một quảng thời gian đứt đoạn của lịch sử cũng như dòng chảy của âm nhạc truyển thống. Các bạn trẻ biết và đến nghe Ca trù một là do thông qua Internet hoặc là do các mạng xã hội hay các giảng viên trên lớp họ giới thiệu và đề nghị các em đến nghe để làm bài tập.

Tôi nghĩ rằng việc đề cho giới trẻ có thể tiếp cận và thường xuyên quay lại nghe như một thói quen thì chúng ta cần phải có thời gian giáo dục cộng đồng dài hơi hơn nữa để âm nhạc truyền thống có thể đi đến với công chúng cũng như các bạn trẻ để họ có thói quen tìm đến những môn nghệ thuật mà họ chưa thích

bà Phạm Thị Huệ

Thường thì sau đó chúng tôi cũng trò chuyện với các bạn sinh viên để nắm bắt cảm nhận của các bạn. Thường thì mỗi người có một cảm xúc khác nhau, có bạn hết sức ngạc nhiên tại sao lại có một môn nghệ thuật truyền thống hấp dẫn như vậy. Cũng có người bị shock khi nói rằng họ chưa từng nghe như thế trong suốt cuộc đời cho tới bây giờ họ mới biết đến một phần máu thịt của mình. Nhưng cũng có những người cảm thấy Ca trù hết sức xa lạ và họ không thể tiếp cận được.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc đề cho giới trẻ có thể tiếp cận và thường xuyên quay lại nghe như một thói quen thì chúng ta cần phải có thời gian giáo dục cộng đồng dài hơi hơn nữa để âm nhạc truyền thống có thể đi đến với công chúng cũng như các bạn trẻ để họ có thói quen tìm đến những môn nghệ thuật mà họ chưa thích. Còn bây giờ thì họ chỉ tới xem và biết mà không biết khi nào thì họ sẽ quay lại nhưng cũng có những người lại muốn làm thẻ hội viên để có thể quay trở lại vào bất cứ lúc nào.

Mặc Lâm: Như bà đã biết bất cứ một bộ môn nghệ thuật nào muốn phổ biến rộng rãi trong quần chúng thì phải nhờ tới truyền thông bao gồm những phương tiện nghe nhìn. Trong tình hình quảng bá Ca trù hiện nay trên TV cũng như radio, báo chí vẫn còn rất ít nếu không muốn nói là hiếm hoi. Không biết bộ môn Ca trù có được nhà nước quan tâm hơn các bộ môn khác trong việc cấp kinh phí cho các hoạt động này hay không?

Phạm Thị Huệ: Hiện nay thì chúng tôi không được nhận một khoản kinh phí nào cũng như tất cả các câu lạc bộ khác. Đây là một khó khăn mà tôi nghĩ rằng trong tương lai nếu nhà nước quan tâm đến bộ môn nghệ thuật truyền thống thì cần phải bỏ ra những kinh phí đầu tư cho môn nghệ thuật này, để có thể có chiến lược đào tạo giáo dục lâu dài cho thế hệ sắp tới hiểu được hơn về giá trị của âm nhạc truyển thống của dân tộc.

Vâng đúng là việc sáng tác ra những làn điệu mới cũng như các bài thơ mới là một trong những khâu hết sức khó vì không thể tìm được một người có khả năng đó trong giai đoạn hiện nay. Theo như tôi đánh giá thì đang nằm trong giai đoạn khôi phục nhiều hơn là sáng tạo mới

bà Phạm Thị Huệ

-Vấn đề sáng tác cho Ca trù có phải đang là bài toán khó cho bộ môn này. Lời giải bài toán này là gì?

Phạm Thị Huệ: Vâng đúng là việc sáng tác ra những làn điệu mới cũng như các bài thơ mới là một trong những khâu hết sức khó vì không thể tìm được một người có khả năng đó trong giai đoạn hiện nay. Theo như tôi đánh giá thì đang nằm trong giai đoạn khôi phục nhiều hơn là sáng tạo mới. Những sáng tạo mới nó có thể song song nhưng nó chỉ có thể thu hút được người sáng tạo trong bộ môn nghệ thuật này khi mà nó đã vững mạnh. Hiện nay chúng tôi chỉ tập trung được vào việc đào tạo cho bạn trẻ, cho các ca nương đề họ đàn hát hay hơn, nhuần nhuyễn hơn và sau đó thì chính bản thân họ nếu như có khả năng và đam mê thì họ cũng sẽ là người sáng tác. Các nhà thơ nhà văn hay nhạc sĩ đứng ra sáng tác trong nghệ thuật ca trù thì hơi khó.

Mặc Lâm: Chúng tôi không chắc lắm trong bộ môn Ca trù có sự đóng góp nào của nam nghệ nhân trong vài trò kép hay không?

Phạm Thị Huệ: Trong Ca trù có bài hát “giai” là bài dùng cho kép đàn đứng và hát thờ ở cửa đình. Đây là một trong các thể cách hát thờ của đình. Còn lại là “luồn vói” một giọng nam một giọng nữ còn hầu hết nam chỉ có đàn thôi còn nhân vật chính trong Ca trù là ca nhơn là nữ nên vì sao mà nó có cái tên là Ả đào hay hát Cô đầu.

Mặc Lâm: Bà có nghĩ rằng yếu tố thiếu vai trò của người nam đã cản trở sự hấp dẫn của việc trình diễn Ca trù trên sân khấu hay không? Mặc dù chỉ là sân khấu nhỏ như Giáo phường Thăng Long thì sự cân bằng hai yếu tố nam nữ, âm dương vẫn là điều muôn thuở của nghệ thuật. Và liệu có nên thay đổi thói quen đơn điệu này để hướng bộ môn Ca trù vào một hướng trình diễn khác sinh động hơn hay không?

Phạm Thị Huệ: Vâng đây cũng là một ý tưởng rất hay. Tôi nghĩ trong tương lai chúng ta có thể hoàn toàn sáng tạo những thể cách mới trong đo có cả giọng nam giọng nữ. Rõ ràng hiện nay chúng ta thấy kể cả những người nữ đi nghe hát cũng nhiều hơn và vì vậy cũng có nhiều người thắc mắc tại sao không có nam hát.

Tôi nghĩ rằng nam hát cũng rất hay và trong bối cảnh hiện nay nhu cầu thay đổi đề có cả nam lẫn nữ trong một chương trỉnh biểu diễn thì chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn. Cảm ơn người phỏng vần đã gợi ra ý tưởng này.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Phạm Thị Huệ.

Thưa quý vị cô Nguyễn Huệ Phương là ái nữ của ca nương Phạm Thị Huệ đã theo gương mẹ ê a những bài ca trù đầu tiên khi mới lên 5 và 10 năm sau đó với bài hát “Lại say” sau đây cho thấy thêm hình ảnh của một gia đình yêu thương truyền thống Ca trù như thế nào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.