Những ca khúc hay xứ Huế

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014.10.05
Huế với vẻ đẹp trầm buồn khi mưa. Huế với vẻ đẹp trầm buồn khi mưa.
Ảnh: dulichhue.

Nhắc đến Huế hẳn ai cũng nghĩ tới sông Hương, núi Ngự, vẻ trầm mặc của lăng tẩm, cố đô, và sự bình yên của những nhà vườn xanh mướt. Có lẽ cũng bởi vẻ mộng mơ, hiền hòa mà Huế trở thành nguồn cảm hứng vô tận để người đời lưu giữ đến muôn sau: Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.

Người ta yêu Huế không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh đẹp mà hơn cả là sự tỏa sáng của những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên, điều này đã nên một thần thái rất riêng của Huế. Nằm bên bờ sông Hương, cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới – luôn hấp dẫn ngọt ngào du khách với non xanh nước biếc thơ mộng, với quần thể kiến trúc cổ kính các thành quách, lăng tẩm, chùa chiền u tịch.

Ở Huế có điều gì đó gợi lên nỗi buồn man mác, làm nao lòng không biết bao tâm hồn thi sĩ… phong cảnh ở Huế trầm lặng, gần gũi không phô trương ồn ào… Huế thật tế nhị nhưng đa sầu, đa cảm và vô cùng sâu lắng

Ở Huế có điều gì đó gợi lên nỗi buồn man mác, làm nao lòng không biết bao tâm hồn thi sĩ… phong cảnh ở Huế trầm lặng, gần gũi không phô trương ồn ào… Huế thật tế nhị nhưng đa sầu, đa cảm và vô cùng sâu lắng…

Đêm trăng lên dòng Hương như dát ngọc
Thả hồn trôi trong khoan nhặt tri ân

Trong chương trình âm nhạc hôm nay, chúng tôi cũng có dịp được trò chuyện với một vài người con xứ Huế để nghe tâm tư, chia sẻ suy nghĩ của họ về mảnh đất và con người đầy lòng nhân ái nơi này:

Huế vào thu thì buồn lắm, ở Huế chỉ có 2 mùa mưa nắng, nắng thì cháy đầu, còn mưa thì lê thê, thế nên người ta nói rằng mưa Huế là một thứ đặc sản… Thời tiết ở Huế thay đổi thất thường, mùa thu nhưng có những ngày nắng nóng lên đến 39-40 C, vẫn có những cơn mưa dầm dề kéo dài hàng tuần và có cả những ngày lạnh của mùa thu heo may.

Người Huế vẫn hay nhắc nhau rằng “Tháng 7 nước chảy lên bờ.” Huế buồn lắm, những lúc mưa Huế lại càng buồn hơn. Mưa ở xứ Huế cứ dầm giề, rả rich ngày này qua ngà khác làm cho nỗi buồn càng thêm trầm mặc hơn.

Ở Huế mùa thu khiến lòng người man mác, buồn thoáng qua, thu ở Huế len lỏi trong mọi ngóc ngách của tâm hồn, vì thế không ít người đã từng nói mùa thu ở Huế sao ngắn qua, ngắn như một giấc chiêm bao, đến rồi lại đi trong chốc lát để lại bao nỗi tiếc nuối ngẩn ngơ…

Huế vào thu thì buồn lắm, ở Huế chỉ có 2 mùa mưa nắng, nắng thì cháy đầu, còn mưa thì lê thê, thế nên người ta nói rằng mưa Huế là một thứ đặc sản…

Thực ra bấy lâu nay nghe mùa thu thì mùa thu Hà Nội nhiều hơn. Ở Việt Nam thì Hà Nội, miền Bắc thì có mùa thu còn miền Trung thì ít lắm. Vào thời điểm này, cách đây chừng 10 năm em thấy trời mưa rầm mưa rì nhưng bây giờ thì nắng nhiều. Mùa thu ở em thì không có lá vàng mà chỉ có nắng thôi. Đối với mỗi người, đối với mỗi đối tượng thì họ có suy nghĩ về mùa thu khác nhau. Thí dụ như thời điểm này, nếu mưa rầm ngoài trời thì buồn thì người ta lại cảm tác thơ, ca rồi nhạc… Cuộc sống bây giờ có thể thời tiết ấm hơn, nhiều nắng hơn thì người Huế ra đường nhiều hơn, hiện tại mát mẻ không oi bức nhiều, nhưng em vẫn thấy thiếu mưa!

Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng . . .

Các thi sĩ thường ví Huế như một thiếu nữ có nét đẹp cổ kính, nên thơ, sâu lắng… hình ảnh của Huế dịu dàng qua những tà áo dài tím của những thiếu nữ qua cầu Trường Tiền với chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng, của thấp thoáng những điệu nam ai, nam bình chạnh lòng bao lữ khách.  Có lẽ bởi Huế quá đẹp, quá dịu dàng mà con người nơi đây cũng vậy:

Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

Người Huế trọng đạo lý, do đó, lối nói văn hoa của họ là phương tiện để dạy dỗ con cháu và họ hàng, nói ít mà hiểu nhiều, nói súc tích, thí dụ: “con nà! Nhà mình nghèo nhưng mình còn có danh giá của nhà mình, mô có bỏ được. Đói cho sạch rách cho thơm con nà.

Người Huế trọng đạo lý, do đó, lối nói văn hoa của họ là phương tiện để dạy dỗ con cháu và họ hàng, nói ít mà hiểu nhiều, nói súc tích, thí dụ: “con nà! Nhà mình nghèo nhưng mình còn có danh giá của nhà mình, mô có bỏ được. Đói cho sạch rách cho thơm con nà

Người Huế trọng lễ nghĩa ngay cả trong lời ăn tiếng nói, họ hay nói “dạ bẩm thưa”

Người Huế cũng rất tế nhị và thường kín đáo “nói khéo” để sửa giùm cho người khác, thế nhưng, đôi khi họ cũng “ngang tàn bướng bỉnh” đôi khi người dân xứ Huế khẳng định “tui rứa đó, mầm chi tui”

Và nếu nói về con người Huế thì không thể nhắc tới chuyện nghịch ngợm bông đùa, họ cũng rất vui vẻ trong lời ăn tiếng nói, đôi khi ỡm ờ, giỡn cợt.

Thực khó tìm ra nơi nào trên mảnh đất chữ S lại hội tụ đầy đủ vẻ đẹp tinh khiết hài hòa như Huế, Huế hẳn là nơi để trở về vì những gì thân thương, gần gũi đều có ở Huế. Một quán ăn nhỏ lề đường, một góc cà phê vắng lặng…không nơi đâu lại có nhiều chùa chiền như ở Huế, trên núi đồi, trong thung lũng, giữa lòng phố…luôn có sự tương giao hòa hợp giữa cuộc sống trần thế và sự mầu nhiệm của Phật pháp.

Có lẽ ca ngợi về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế sẽ chẳng có bút mực nào tả siết, xin được mượn lời nhạc của Đêm Tàn Bến Ngự để được kết thúc chương trình âm nhạc hôm nay. Xin hẹn gặp lại quí vị trong chương trình âm nhạc tuần sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.