Hợp tác xã Hiệp Nhất ở Đạ Tẻh- giúp người dân nghèo vùng cao thoát cảnh nghèo

Thưa quý vị thính giả, Vào năm 1998, ở tỉnh Lâm Đồng, một giáo xứ nghèo được chính thức thành lập mang tên Đạ Tẻh.
Phương Anh, phóng viên RFA
2009.01.06
Hợp tác xã Hiệp Nhất Hợp tác xã Hiệp Nhất
Photo: RFA

Lúc bấy giờ, đó là vùng kinh tế mới của người dân miền Bắc vào lập nghiệp và đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.  Linh mục Dương Công Hồ, người được Toà Giám Mục Đà Lạt chỉ định làm chính xứ coi sóc giáo dân ở đây.

Trước tình cảnh vô cùng khó khăn của người dân địa phương ở đây, ông đã nảy ra sáng kiến làm hàng tiểu thủ công nghệ với mục đích giúp cho người dân có thêm thu nhập. Thế là hợp tác xã Hiệp Nhất của giáo xứ  Đạ Tẻh ra đời. 

Không ngờ, chỉ trong vòng vài năm sau, đã giúp cho hàng trăm gia đình trở nên khá giả, cuộc sống ổn định, không còn phải lo cảnh đói ăn thiếu mặc hàng ngày.

Sự thành hình của Đa Tẻh

Trước hết, linh mục Dương Công Hồ, chánh xứ Đạ Tẻh cho biết sự hình thành của giáo xứ:   

Đạ Tẻh bắt đầu chính thức thành lập năm 1998. Trước đây là vùng kinh tế mới. Hiện tại có khoảng 50 ngàn dân. Đa số đều làm nông nên thu nhập thấp. Vì thế, tôi mở hợp tác xã Hiệp Nhất về đan lát để tạo thêm công ăn việc làm, thu nhâp thêm cho đồng bào địa phương.

Vì ở đây chỉ có lúa, với một ít điều, về lúa thì nó bấp bênh. Nếu được muà mà trừ đi các khoản thì có lẽ chỉ có gạo để không đói thôi, chứ còn chi phí gọi là “đồng ra, đồng vô” thì hầu như không có đâu.

Thuở ban đầu, có mấy ai tin tưởng vị linh mục từ rừng sâu về xin ký hợp đồng gia công làm hàng xuất khẩu bình hoa, giỏ hoa lục bình, giỏ làm bằng lục bình…Nhưng cuối cùng thì cũng có một công ty ở Bình Dương đồng ý. Thế là Hiệp Nhất ra đời.

Trung bình, thu nhập một năm, 5, 6 triệu là khá rồi. Còn người dân tộc điạ phương thì có khoảng 4000 và khoảng 10000 dân tộc Tày ở phiá Bắc vào. Cái nghề đan lát thì người dân tộc khéo tay lắm. Nhưng “a ma tơ” lắm, thích thì làm, không thích thì họ đi vào rừng lấy măng, lấy củi…vì cuộc sống người dân tộc giống như du mục vậy, họ thích tự do, không bị gò bó.

Năm 2005, khi được sang Phi Luật Tân học về Chương Trình Phát Triển Cộng Đồng, trở về nước, linh mục Hồ tìm cách mở hợp tác xã làm hàng đan lát xuất khẩu. Với ý chí và lòng quyết tâm giúp bà con xoá đói giảm nghèo, linh mục về Sài Gòn, chạy vạy khắp nơi, nhờ bạn bè giới thiệu, để tìm những đối tác làm hàng gia công cho họ. Thuở ban đầu, có mấy ai tin tưởng vị linh mục từ rừng sâu về xin ký hợp đồng gia công làm hàng xuất khẩu bình hoa, giỏ hoa lục bình, giỏ làm bằng lục bình…Nhưng cuối cùng thì cũng có một công ty ở Bình Dương đồng ý. Thế là Hiệp Nhất ra đời. Linh mục Hồ kể:   

 Khi học chương trình phát triển cộng đồng ở bên Phi về, tôi thấy mô hình mới bây giờ là phải có tên tuổi, mô hình hợp tác xã nghĩa là mọi người cùng xúm nhau vào làm. Hiệp Nhất có nghĩa là cái gì đẹp nhất, tốt nhất, hay nhất thì mình gộp vào, không phân biệt Kinh hay Thượng, tôn giáo..Và tôn chỉ là tôn trọng người lao động, công bằng, bình đẳng. Đó là những tiêu chí để thực hiện trong hợp tác xã. 

Cho đến nay có khoảng 700 người lao động, họ làm tại xưởng, thí dụ may các túi xách cho các siêu thị…nhưng đan lát tiểu thủ công nghiệp thì họ nhận hàng về nhà làm. Tôi thấy rằng hiện nay thu nhập của họ bình quân từ 1 triệu hai cho đến 1 triệu rưỡi một tháng. Hiện tại Hiệp Nhất đang làm cho các đối tác ở Bình Dương, TPHCM, vì mình mới mở nên chưa có thể xuất đi trực tiếp.

Cho đến nay có khoảng 700 người lao động, họ làm tại xưởng, thí dụ may các túi xách cho các siêu thị…nhưng đan lát tiểu thủ công nghiệp thì họ nhận hàng về nhà làm. Tôi thấy rằng hiện nay thu nhập của họ bình quân từ 1 triệu hai cho đến 1 triệu rưỡi một tháng.

Khó khăn và thuận lợi

Ngoài ra, linh mục Hồ còn cho biết về những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành mở hợp tác xã Hiệp Nhất:  

Về thuận lợi thì chính quyền cũng ủng hộ vì mình tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo, họ thấy được hiệu quả cụ thể. Mình là linh mục, làm chủ nhiệm cho nên cũng có uy tín, khi đi ký hợp đồng thì đối tác họ cũng an tâm. Khó khăn thì vì nhà thờ nên không có nguồn kinh phí, nên cũng thiếu hụt, mượn chỗ này chỗ kia.  Chủ yếu là tạo công ăn việc làm cho người lao động, không nhắm tính cách làm kinh tế cho hợp tác xã hay cho nhà thờ.

Có một số người Kinh và người Taỳ từ Bắc vào, khi họ làm được rồi thì họ đi dậy lại cho đồng bào của họ. Khi làm thì nghề dậy nghề thôi. Mục đích là tạo những việc làm phổ thông, dễ, mà lại có thu nhập để tạo việc làm cho họ.

Thưa quí vị thính giả, hiện nay, nhờ sự ra đời của hợp tác xã Hiệp Nhất, cuộc sống của người dân đỡ hẳn lên, nhất là người dân tộc. Chị Kabren, dân tộc Kmạ cho biết:     

Trước kia làm ruộng thôi, cách đây khoảng 3 năm nay,  đánh bèo, đan lát, tính bình quân một ngày được hơn 50 ngàn. Gia đình có 5 người, 3 đứa con và ông xã. Thu nhập bình quân một tháng hơn một triệu. Nếu có đan lát thì cuộc sống ổn định hơn…Trước đây thì tiền đong gạo không có, nhưng bây giờ bên cha cho công ăn việc làm thì gia đình đủ.

Mỗi ngày một phát triển

Với mục đích giúp đỡ và tạo việc làm cho đồng bào, chủ yếu là người dân tộc ở các bản làng, linh mục Hồ tổ chức một đội ngũ huấn luyện, qui tụ một số người có tay nghề cao để chuyên đi dậy nghề. Anh Nguyễn Văn Đua, một trong những người đi dậy nghề cho hay:

Nhờ hợp tác xã nên cuộc sống của dân rất ổn định, nhất là người dân tộc, bây giờ trong đồng bào dân tộc thì đang triển khai dậy nghề cho các bản ở xa. Người Kinh thì làm giỏi lắm nên có những người  thu nhập 5, 6 triệu một tháng.

Hai vợ chồng làm ngoài hợp tác xã, khi hợp tác xã mới mở. Nói chung công việc và cuộc sống ổn định. Bình quân, thu nhập một tháng được 4 triệu… Trước đây, chưa có hợp tác xã Hiệp Nhất thì em cũng chỉ đi làm mướn ở ngoài thôi, đi làm công cho người ta.

Đầu tiên thì em làm, sau đó đi dậy nghề cho hợp tác xã. Từ đó cuộc sống cũng ổn định. Nhờ hợp tác xã nên cuộc sống của dân rất ổn định, nhất là người dân tộc, bây giờ trong đồng bào dân tộc thì đang triển khai dậy nghề cho các bản ở xa

Kinh thì làm giỏi lắm nên có những người  thu nhập 5, 6 triệu một tháng. Có những người trước kia chỉ đi làm rẫy nhưng bây giờ chỉ ở nhà để làm.  Bà con dân tộc thì đang phát triển. Một bản thì ở Đại Nha, một bản thì ở Lòng Hồ. Nói chung người dân tộc thì không quen làm, nhưng một số người làm được thì họ đang theo làm. Nhưng hiện nay thì hơi khó vì chi phí dậy, chi phí hỗ trợ cho người dân tộc, chi một tháng tiền học nghề thì người ta mới theo làm.

Một gia đình khác, cả hai vợ chồng đang làm cho hợp tác xã cũng kể lại:

Khi vô kinh tế đến nay, hoàn cảnh khó khăn, cũng vất vả. Khi hợp tác xã mở, thì vợ chồng em đỡ hơn. Trước đây, vợ chồng tôi thu nhập một ngày được khoảng chừng 20 nghìn, hai vợ chồng, 4 đứa con. Vào kinh tế này, nhà nước cấp đất cho, nhưng bịnh hoạn, không lao động được…chỉ có vợ làm thôi.

Từ khi vô hợp tác xã Hiệp Nhất, hai vợ chồng thu nhập được 8, 9 chục ngàn một ngày. Nói chung, hàng tháng được 4, 5 triệu một tháng. Cuộc sống đan lát ở bên cha thì khấm khá hơn ngày xưa.  Nhờ hợp tác xã, vợ chồng tôi thoát cảnh thiếu ăn thiếu mặc, hàng tháng có dư để sắm sửa trong gia đình, mua được chiếc xe để chở hàng, mua được máy móc để xem phim, khi rảnh rỗi…

Thưa quí vị, cùng với sự phát triển của hợp tác xã Hiệp Nhất, cuộc sống của người dân nghèo cũng được thay đổi theo. Các thôn làng xa xôi đã có ánh điện, các em nhỏ được cắp sách đến trường, cha mẹ không còn phải lo bữa cháo bữa rau.  Thế nhưng, thời gian gần đây, sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc kinh doanh của hợp tác xã như lời linh mục Hồ tâm sự:

Cái mong ước của Hiệp Nhất là xuất đi trực tiếp để đỡ chi phí trung gian hơn thì lúc đó, cái thu nhập của người lao động cao hơn nữa. Sắp tới, tôi đang lo là vì kinh tế toàn cầu suy thoái, hàng tiểu thủ công nghiệp bị chựng lại và không có hàng như trước nữa…

Quý vị và các bạn vừa nghe một số thông tin về hợp tác xã Hiệp Nhất ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng do một vị linh mục Công Giáo thành lập, đem công ăn việc làm cho gần cả ngàn gia đình, giúp cho họ xoá đói giảm nghèo.  Ước mong sao cơn bão tố khủng hoảng kinh tế sẽ không thổi qua cơ sở nhỏ bé Hiệp Nhất này, để người dân có thêm thu nhập hầu nuôi sống bản thân và nhất là các em nhỏ có cơ hội đến trường.  Phương Anh xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quý vị vào kỳ sau.        

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.