Những tình nguyện viên thầm lặng

Tại Sài Gòn, vào mỗi sáng, trong giờ cao điểm, hoà chung với dòng xe cộ đông đúc, giữa dòng người đang hối hả đến sở làm, thì lại có những người tất tả đến với các bệnh nhân AID trong thời kỳ cuối.
Phương Anh, phóng viên RFA
2009.03.11
Một bệnh nhân bị Aids thời kỳ cuối Một bệnh nhân bị Aids thời kỳ cuối. HIV/AIDS không chỉ tập trung vào nam giới tiêm chích ma tuý, gái mại dâm mà đang lan sang cả những đối tượng khác như lao động ngoại tỉnh, phụ nữ mang thai, đặc biệt là quan hệ đồng giới
Photo courtesy Portal.unesco.org

Trên tay họ là điạ chỉ phải đến làm việc trong ngày, địa điểm cũng như bệnh nhân mà họ chưa hề quen biết. Họ phải mưu sinh, vật lộn với cuộc sống hàng ngày cũng như bao người khác nhưng ngoài giờ làm việc, họ dành hết thời gian còn lại của mình để tìm đến những người không may bị mắc phải căn bệnh thế kỷ, mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào.

Với các bệnh nhân họ là những “thiên thần” xuất hiện trong giai đoạn cuối, để phần nào xoa dịu những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.

Những người già như chúng tôi về chuyên môn, thuốc thang không rành nên chúng tôi chỉ đến chăm sóc các em về tinh thần và vật chất, giúp được cái gì thì giúp…Đến thăm tại nhà, thường xuyên. Đa số là ở thành phố.
Cụ Nguyễn Bá Lộc

Những tình nguyện viên ở tuổi cao niên

Cụ Nguyễn Bá Lộc, ở Tân Bình năm nay đã ngoài 70 tuổi, kể lại rằng khi nghe được một số bệnh nhân bệnh AIDS, không người chăm sóc, đã đi tìm hiểu tình nguyện đến thăm những người này. Trong suốt gần 7 năm qua, cứ mỗi tuần hai lần, cụ đến tận nhà săn sóc và an ủi cho họ. Cụ nói:

Những người già như chúng tôi về chuyên môn, thuốc thang không rành nên chúng tôi chỉ đến chăm sóc các em về tinh thần và vật chất, giúp được cái gì thì giúp…Đến thăm tại nhà, thường xuyên. Đa số là ở thành phố. Danh sách này chúng tôi có được là do của các phòng khám hay gặp các bệnh nhân ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch hay bệnh viện Nhiệt Đới.

Khi được hỏi rằng, các bệnh nhân này đang ở với gia đình thì tại sao lại cần người giúp đỡ, cụ cho biết:

Có những gia đình hắt hủi các em thì các em mau chết lắm. Có gia đình họ biết con họ có bịnh, họ vẫn cưới vợ cho con họ, họ nghĩ là người vợ đó sẽ thay họ chăm sóc cho con họ. Rốt cục,khi người bệnh, tức con người ta chết, người ta bán nhà bỏ đi, không cho con dâu, đưá cháu nội được một đồng nào… nhiều cái đau lòng lắm! 
Cụ Nguyễn Bá Lộc

Thực ra, đâu phải gia đình nào cũng lo cho các em hết được đâu, nhiều gia đình họ không muốn tôi tới vì họ sợ mang tiếng với bà con lối xóm. Chúng tôi thấy có những gia đình hắt hủi các em thì các em mau chết lắm. Có gia đình họ biết con họ có bịnh, họ vẫn cưới vợ cho con họ, họ nghĩ là người vợ đó sẽ thay họ chăm sóc cho con họ. Rốt cục,khi người bệnh, tức con người ta chết, người ta bán nhà bỏ đi, không cho con dâu, đưá cháu nội được một đồng nào… nhiều cái đau lòng lắm! 

Bệnh nhân bi nhiễm HIV đa số còn trẻ

Ngoài ra, cụ cũng tâm sự rằng, chứng kiến các bệnh nhân với tuổi đời còn quá trẻ, chỉ vì bồng bột mà giờ đây phải mang căn bệnh của thế kỷ, thật là xót xa, mà lại chưa được quan tâm đúng mức, cụ nói:      

Sinh năm 70, 80 nhiều lắm… Tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục nhiều lắm. Qua đường cai ghiền thì chúng tôi ít gặp, vì nhà nước tập trung lại. Chồng chết, để lại cho vợ, rồi có khi khổ quá thì chồng chết, vợ cũng ra đứng đường, lại lây ra… như cấp số nhân.

Sinh năm 70, 80 nhiều lắm… Tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục nhiều lắm. Qua đường cai ghiền thì chúng tôi ít gặp, vì nhà nước tập trung lại. Chồng chết, để lại cho vợ, rồi có khi khổ quá thì chồng chết, vợ cũng ra đứng đường, lại lây ra… như cấp số nhân.
Cụ Nguyễn Bá Lộc

Theo tôi nhận xét thì cái gì nhà nước nói cũng hay, cơ quan truyền thông nào nói cũng hay, mà làm thì rất ít, số thực tế lăn xả vào với các em thì không có bao nhiêu, đếm trên đầu ngón tay. Tuyên truyền, nói thì rất hay, tôi gặp nhiều lắm, ở trên kêu gào, nhưng người bỏ công bỏ sức thì không có bao nhiêu.

Cụ cho biết rằng, hiện nay, nhóm của cụ có được 20 người, qui tụ đủ mọi thành phần, cứ hai người một đến thăm các em:

Dưới con mắt của gia đình, các em là những người đáng bỏ đi, mình đến. Chúng tôi đến, không làm được gì hơn, nhưng giống như một ngọn đèn mờ, taọ cho các em một cái gì đó. Mình phải thương thành thật thì mới biểu lộ được, các em mới cảm nhận được… chứ còn giả dối, đi để trình diễn, thì các em biết liền.

Ngoài nhóm của cụ Nguyễn Bá Lộc, còn có nhóm tự phát của ông Quang Tính, năm nay ngoài 50 tuổi, cũng đến chăm sóc cho các bệnh nhân AIDS trong thời kỳ cuối. Ông Tính cho hay: 

Thường, người ta cách ly nhiều hơn, ít giao du, đa số người ta ở trong nhà. Người ta buồn lắm! Mình phải làm sao tỏ tâm tình của mình với bệnh nhân đó, cái đó là quan trọng nhất, mình mà hơi kỳ thị là lần thứ hai đến, họ cũng không muốn tiếp xúc.
ông Quang Tính

Giặt giũ quần áo, hớt tóc cho người ta, chỉ có giúp cho người nào bị Sida. Đa số là có hai người, khi có bạn bè chỉ điểm đó thì mình đến tham quan, sau đó mới nhúng tay vào làm.

Thường thường, thời kỳ cuối, nó nổi hột, giống như vẩy cá, vừa khô, vừa ướt… thì khoảng gần một tháng sau thì “đi”. Có người bị ăn hết bộ phận sinh dục, teo cơ, nước da xám xịt, màu chì…

Ông cho hay rằng, hiện nay, tuy xã hội cũng bớt phần nào có định kiến gắt ghe với bệnh nhân HIV/AIDS, nhưng vì mặc cảm, e ngại mất mặt với bà con chòm xóm, nên đa số các bệnh nhân đều rất cô đơn, ông kể:   

 Người ta không dám đem ra ngoài  xã hội đâu, người ta chỉ ở trong gia đình người ta biết thôi.  Người mắc bệnh cũng ít ra ngoài lắm. Thường, người ta cách ly nhiều hơn, ít giao du, đa số người ta ở trong nhà. Người ta buồn lắm! Mình phải làm sao tỏ tâm tình của mình với bệnh nhân đó, cái đó là quan trọng nhất, mình mà hơi kỳ thị là lần thứ hai đến, họ cũng không muốn tiếp xúc.

Đáng kính phục là thế hệ thanh niên cũng tình nguyện

Thưa quí vị và các bạn, không hẳn chỉ có những già hay đứng tuổi mới tình nguyện làm công việc này, mà còn ở thế hệ thanh niên cũng tham gia vào. Cô Mai Hiền, đã đi chăm sóc bệnh nhân AIDS từ 10 năm qua, cho hay rằng: 

  Tụi em chọn đối tượng để săn sóc là từ 18 tuổi trở lên. Thành phần nhiều nhất là từ 20 cho đến 35 tuổi đổ lại là nhiều nhất. Hồi xưa thì còn có bệnh nhân khoảng bốn mươi mấy, năm mươi nhưng hình như chết hết rồi.

Cô Mai Hiền

 Tụi em chọn đối tượng để săn sóc là từ 18 tuổi trở lên. Thành phần nhiều nhất là từ 20 cho đến 35 tuổi đổ lại là nhiều nhất. Hồi xưa thì còn có bệnh nhân khoảng bốn mươi mấy, năm mươi nhưng hình như chết hết rồi. Có một số đối tượng chơi từ chế độ cũ, họ chơi thuốc phiện và sau này chuyển sang ma túy, mà chết hầu như là hết rồi.

Còn đối tượng sau này bị bệnh AIDS là do quan hệ tình dục. Tụi em có được huấn luyện về chương trình chăm sóc y tế. Có một số bệnh nhân không đi được, các em bị liệt, về Mái Ấm thì họ không nhận, vì họ có gia đình thì tụi em đến chăm sóc, tắm rửa cho họ luôn, rồi hướng dẫn cho gia đình của họ…    

Cô cho hay rằng, bản thân cô đã học được nhiều điều từ ngay các bệnh nhân, cô nói:

Tụi em học tâm lý từ các em bệnh nhân, nên tiếp xúc với các em rất dễ dàng khi tiếp xúc với các em, khi mình giải quyết các vấn đề, được các trung tâm hầu như tin tưởng tuyệt đối. Nhiều em bị tổn thương tâm lý hay ăn chơi sa đà quá, không thể nói được, nhưng số đó ít.

Tụi em có được huấn luyện về chương trình chăm sóc y tế. Có một số bệnh nhân không đi được, các em bị liệt, về Mái Ấm thì họ không nhận, vì họ có gia đình thì tụi em đến chăm sóc, tắm rửa cho họ luôn, rồi hướng dẫn cho gia đình của họ…
Cô Mai Hiền  

Tâm trạng của họ cũng bình thường, vì ở giai đoạn cuối, chỉ có những em bị đuổi ra khỏi nhà thì họ bị “sốc”. 10 ca tụi em nhân thì một nửa là quan hệ tình dục rồi, nhiều lắm.

Cái khó nhất của tụi em là các em nữ. Tụi nó kéo nhau đi làm gái. Sau này, tụi em làm không nổi, vì nhiều quá, nên chỉ quan tâm đến bệnh nhân bị bỏ rơi thôi.

Một trong những thử thách mà hầu như tất cả các tình nguyện viên thầm lặng này đều gặp phải: đó là sự phản đối của chính người thân của họ. Cụ Nguyễn Bá Lộc cho hay:

Tụi tôi phải chấp nhận hy sinh thôi. Thay vì cái giờ chúng tôi được nghỉ, thì chúng tôi lại tranh thủ lấy giờ nghỉ đó đi làm với các bệnh nhân, mà nhiều khi mình đi quá cái giờ nghỉ thì gia đình cũng không vui, không bằng lòng.

Nhưng mà mặc dầu vậy, nhưng hình như có duyên nợ, chúng tôi vẫn kiếm cách để thu xếp đi..mặc dù gia đình cũng buồn phiền, rồi cũng thông cảm thôi!

Còn anh Tính thì nói:

Gia đình thì cấm ngặt, nhưng tôi nghĩ đến tình người…

Được biết, cho đến nay, tất cả các nhóm tự phát này đều không hề nhận được bất cứ khoản trợ giúp nào.  Họ đều tự bỏ tiền túi của mình để chi phí mọi việc. Có những lúc, trong tâm trạng mệt mỏi, lòng họ cũng nao núng vì chẳng thấy con số bệnh nhân HIV/AIDS giảm.

Được biết, cho đến nay, tất cả các nhóm tự phát này đều không hề nhận được bất cứ khoản trợ giúp nào.  Họ đều tự bỏ tiền túi của mình để chi phí mọi việc. Có những lúc, trong tâm trạng mệt mỏi, lòng họ cũng nao núng vì chẳng thấy con số bệnh nhân HIV/AIDS giảm.

Thế nhưng, như một duyên phận, họ lại tiếp tục nhận các danh sách cần chăm sóc đặc biệt gửi đến mà chẳng biết bao giờ mới chấm dứt, như lời cụ Nguyễn Bá Lộc phát biểu: 

Cái gì cũng phải diệt tận gốc, chừng nào trên báo không còn chuyện bắt chỗ này bán xì ke, chỗ kia bán xì ke..thì lúc mới hết người chơi ma túy. Những bệnh nhân chúng tôi đến thăm, người nào cũng nói, cứ ngồi ở nhà cũng có người đem đến tận nơi, chơi “chùa” một hai bữa, và sau đó ghiền là tự nhiên đi kiếm chúng nó để mua. Mà muốn có tiền thì lại kiếm chủ nào để lấy đem đi bán…Thành ra, con nghiện cứ ngày càng dài ra…thấy khó lắm, chẳng thấy bớt chút nào!

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin ngừng nơi đây. Phương Anh xin hẹn gặp lại vào kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.