Chuyện Kể Của Người Trực Tiếp Cứu Giúp Nạn Nhân Buôn Người Ở Malaysia

Từ hơn một thập niên qua, Malaysia là thị trường hứa hẹn của chính phủ và công nhân Việt Nam với hơn một trăm ngàn công nhân có giấy tờ hợp lệ bên cạnh gần mười nghìn lao động bỏ trốn ra ngoài kiếm việc khác hoặc ở lì chứ không trở về nước khi visa đáo hạn.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012.03.30
Cảnh sát Malaysia Datuk Abd Hassan  đang kiểm tra hộ chiếu của những cô gái Việt nam được giải cứu. Cảnh sát Malaysia Datuk Abd Hassan đang kiểm tra hộ chiếu của những cô gái Việt nam được giải cứu.
Báo Malaysia Newstraitstimes

Những người trong diện làm việc bất hợp pháp hoặc cư trú bất hợp pháp ở Malaysia mà nếu chẳng may bị bắt thì hoàn cảnh nghe ra không đau xót không ê chề bằng những cô gái trẻ Việt Nam sang đó để hành nghề mãi dâm dù tự nguyện hay bị bắt buộc.

Malaysia một thị trường lao động phức tạp


Hôm 26 vừa qua, nhiều bản tin tiếng Anh trên mạng kèm hình ảnh tám cô gái Việt Nam, trong đó hai cô mới mười bảy tuổi,  bị cảnh sát Malaysia bắt giữ trong cuộc bố ráp một đường dây mãi dâm ở Malaysia. Các cô khai với cảnh sát là họ bị lừa đi Malaysia kiếm việc làm lương cao nhưng không ngờ đến nơi thì bị giam giữ, bị hăm dọa và bị buộc phải tiếp khách mua hoa để lấy tiền trả nợ cho những kẻ dẫn đường.

Tin cũng nói về trường hợp những kẻ bất lương còn buộc các cô gái sa cơ lỡ vận này làm vợ những đàn ông bản xứ, một hình thức khác của nạn buôn người vào đường nô lệ tình dục.

Từ những câu chuyện, tuy không có gì mới lạ như vừa kể, Thanh Trúc mong một lần nữa rọi ánh sáng vào khuôn mặt tiêu điều buồn thảm của phụ nữ hay hay thiếu nữ Việt, dù muốn hoặc không muốn, sang Malaysia để hành nghề mãi dâm, qua lời kể của một người đang làm việc với các NGO tổ chức ngoài chính phủ và nhà chức trách bên Malaysia để cứu các nạn nhân ra khỏi tay bọn buôn người. Vì lý do an toàn và cũng theo nguyên tắc, Thanh Trúc  xin phép không tiết lộ danh tánh của nhà hoạt động này.
Những cô gái Việt sang Malaysia làm nghề mãi dâm có hai hạng. Một hạng người người đi theo bạn bè đi theo đường du lịch, có nghĩa là tự nguyện đến đây, ở lại một tháng hai tháng như visa cho phép và họ hành nghề mãi dâm, đến khi đủ tiền thì trở về nước và sẽ tìm cách qua trở lại.

Các cô gái Việt vừa được giải cứu được đưa về trụ sở cảnh sát MalaysiaNhà hoạt động: Thật sự không phải họ mới bắt đây đâu mà họ đi lùng bắt thường xuyên! Và đừng quên những cô gái Việt sang Malaysia làm nghề mãi dâm có hai hạng. Một hạng người người đi theo bạn bè đi theo đường du lịch, có nghĩa là tự nguyện đến đây, ở lại một tháng hai tháng như visa cho phép và họ hành nghề mãi dâm, đến khi đủ tiền thì trở về nước và sẽ tìm cách qua trở lại.

Hạng thứ hai là những người bị gạt sang đây làm việc nhưng mà trên thực tế không đi làm mà đi bán thân vì bị bắt buộc.

Những người tự nguyện đi làm trong những quán ba những hộp đêm những quán cà phê, tức những động mãi dâm trá hình, mà nếu bị cảnh sát bố ráp và bắt được thì đương nhiên cũng bị buộc vào tội làm việc bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là họ không thuộc diện cư trú bất hợp pháp nhưng mà thuộc diện làm việc bất hợp pháp.

Còn những người bị gạt là những người có giấy tờ như công nhân nhưng lại bị ép buộc phải hành nghề mãi dâm. Khi bố ráp cảnh sát thấy người ngoại quốc thì họ bắt hết. Họ sẽ điều tra coi người nào tự nguyện người nào không tự nguyện.

Khi vào thăm những trại giam thì tôi thấy nhiều nhất là người Trung Quốc và kế đến là người Việt Nam. Tôi thấy chừng như cảnh sát Malaysia biết hết vấn đề này. Có nơi họ nhắm mắt làm ngơ và để mặc, nhưng có nơi họ bố ráp dữ lắm. Thật sự nói số lượng thì tôi nghĩ cũng nhiều, hầu như tỉnh nào vùng nào của Malaysia cũng có người Việt Nam làm nghề đó. Nếu vô tình đứng ngoài sân bay và tinh ý một chút thì mỗi ngày đều thấy một số thiếu nữ Việt vào Malaysia một cách tự nguyện như vậy, ngày nào cũng có. Đôi khi họ đi với người dắt mối nhưng nói chung vì họ đi về  nhiều lần nên họ rành đường lắm, họ kiếm một mớ tiền rồi trở về, mấy tháng sau họ trở qua lại. Đối với những người này chuyện bị bắt là sự việc không may cho họ thôi. Còn người thật sự bị gạt thì chỉ một lần thôi là đủ hư đời rồi.
Đa số những cô gái bị buộc phải đi bán dâm đó là bị canh giữ rất gắt. Thường người ta nhốt các cô trong những căn phòng trên những toà nhà cao. Mỗi chiều tối thì người canh giữ, vừa là du đảng vừa là người canh cửa, đưa họ đến các quán bar để họ tiếp khách.

Thanh Trúc: Có lẽ ông cũng đồng ý với Thanh Trúc rằng ở đây mọi người chú ý đến trường hợp hoàn cảnh những thiếu nữ Việt bị lường gạt và bị buộc hành nghề mãi dâm bên Malaysia nhiều hơn?

Nhà hoạt động:  Những người bị gạt đi bán thân thì họ phải ở lại Malaysia lâu lắm. Tại vì người dắt mối làm giấy tờ giả hoặc có khi là giấy tờ thật cho họ nhưng lại giam giữ và buộc họ đi tiếp khách. Thật sự nạn nhân không bao giờ ngờ họ bị lâm vào hoàn cảnh đó.

Đa số những cô gái bị buộc phải đi bán dâm đó là bị canh giữ rất gắt. Thường người ta nhốt các cô trong những căn phòng trên những toà nhà cao. Mỗi chiều tối thì người canh giữ, vừa là du đảng vừa là người canh cửa, đưa họ đến các quán bar để họ tiếp khách. Họ phải hành nghề tại những nơi đó cho tới gần sáng. Năm sáu giờ sáng thì chính người canh giữ đưa họ trở về. Năm sáu chị em ở trong một phòng, rồi thì cơm hộp hoặc bánh trái qua ngày. Họ không bao giờ được phép ra ngoài, không thể tiếp xúc được với ai. Họ sẽ bị đánh và bị bỏ đói nếu chống lại hoặc từ chối đi tiếp khách. Một cuộc sống không lối thoát.

Có một lần tôi được nhà chức trách nhờ đi thông dịch một trường hợp trong đó có ba cô gái mà một cô bị giết. Chuyện xảy ra ở miền Bắc Malaysia mà họ phải đem xuống miền Nam để điều tra. Trong ba người con gái thì một cô bị giết trong khách sạn, hai cô kia bị bắt và người ta nhờ tôi thông dịch để điều tra nhưng hai cô đó không chịu khai gì hết. Điều tra viên là một nữ cảnh sát, nói rằng cô biết người đàn bà đang canh giữ ba cô gái Việt Nam này là một tú bà. Rất tiếc hai cô gái còn sống không chịu khai một lời. Ba chị em bị nhốt Khu vực Phố đèn đỏ ở Malaysia còn gọi là chợ tình thượng vàng hạ cám. Courtesy nguoiduatinchung với nhau, một cô chết mà hai cô kia nhất định không khai gì với cảnh sát hết. Đó là một trường hợp điển hình. 
Năm sáu chị em ở trong một phòng, rồi thì cơm hộp hoặc bánh trái qua ngày. Họ không bao giờ được phép ra ngoài, không thể tiếp xúc được với ai. Họ sẽ bị đánh và bị bỏ đói nếu chống lại hoặc từ chối đi tiếp khách. Một cuộc sống không lối thoát

Trường hợp thứ hai là vụ hai cô gái khi thấy mình bị gạt bị buộc tiếp khách thì họ đã chống lại. Vì bị hành hạ và bị đánh đập, cả hai cố tìm cách nhảy lầu để trốn thoát. Khi liên lạc được với một anh công nhân ở bên ngoài thì lúc đó họ chưa biết được tổ chức NGO và tôi. Từ trên lầu cao nên khi tìm cách nhảy qua cửa sổ xuống thì một cô bị gãy chân. Cả hai dìu nhau chạy ra ngoài, nơi có anh công nhân đợi sẵn và họ trốn về nhà anh đó. Khi người nam công nhân này liên lạc với tôi thì tôi báo cho tổ chức NGO đến rước. Sau khi trải qua nhiều thủ tục và một tiến trình khá dài thì cả hai cô được đưa về Việt Nam an toàn. Đó là những gì tôi có thể kể được.

Kinh nghiệm và lời khuyên cho công nhân Việt Nam


Thanh Trúc: Bằng cách nào ông có thể tiếp cận và cứu những cô đó mà không nguy hiểm tới bản thân?

Nhà hoạt động: Đa số trường hợp muốn cứu những người đó là phải nhờ nhiều đến các anh công nhân Việt Nam mà quen hay biết những người đó. Tại vì trong một quán bar chẳng hạn thì có hai loại công nhân. Công nhân nữ thì hành nghề bán thân, công nhân nam thì hành nghề bán rượu. Nếu những công nhân nam, mà biết và mà mủi lòng trước những trường hợp các cô bị ép hành nghề mãi dâm, và nếu họ biết được những người có thể giúp đỡ thì người nam đó sẽ liên lạc giùm.

Khi đó, ở bên ngoài, tôi và những người khác sẽ liên hệ với các cơ quan thiện nguyện NGO. Chính cơ quan thiện nguyện đó sẽ hướng dẫn cách để họ vượt thoát và sẽ rước họ về nơi an toàn.

Khi tôi nói về nơi an toàn có nghĩa là tôi không bao giờ được phép tiết lợ những nơi chốn đó ở đâu và như thế nào. Những việc đó được thực hiện một cách kín đáo, cẩn thận, tin cẩn, mục đích là để bảo vệ cho nạn nhân cũng như cho người cộng tác giúp đỡ. Theo lệnh cảnh sát thì bản thân tôi không bao giờ được lộ mặt để tránh gặp hiểm nguy với những kẻ canh giữ mà chúng tôi gọi là du đảng hoặc xã hội đen ở Malaysia.
Đa số trường hợp muốn cứu những người đó là phải nhờ nhiều đến các anh công nhân Việt Nam mà quen hay biết những người đó...Khi đó, ở bên ngoài, tôi và những người khác sẽ liên hệ với các cơ quan thiện nguyện NGO. Chính cơ quan thiện nguyện đó sẽ hướng dẫn cách để họ vượt thoát và sẽ rước họ về nơi an toàn.

Thường thì không phải cảnh sát đến cứu mà là cơ quan NGO. Khi đem về nơi an toàn thì họ thông báo với cảnh sát và bàn giao những case này cho cảnh sát. Sau khi cảnh sát nắm được thông tin, nhờ người vừa được cứu làm nhân chứng,  thì họ lên một kế hoạch bố ráp. Đó là lý do trở lại câu hỏi hồi nãy tại sao cảnh sát biết được mà bố ráp là họ căn cứ vào lời khia của người được cứu thoát. Có lúc cảnh sát bắt được nhưng có lúc không bắt được ai hết.

Về phần nạn nhân được cứu thoát đó thì sau này cảnh sát đưa cô về một trung tâm mà chính tôi cũng không được biết chính xác. Họ sẽ điều tra thêm và nếu phát hiện có vấn đề buôn bán người thì nội vụ phải ra toà với nhân chứng là nạn nhân đó. Cho nên phải một thời gian lâu mới được trở về nước.

Thanh Trúc: Thưa ông, cùng với bản tin tám cô gái Việt bị buộc hành nghề mãi dâm được cảnh sát Malaysia giải cứu thì bên cạnh đó cũng có nguồn tin từ Cơ Quan Bài Trừ Tệ Đoan Xã Hội ở Kuala Lumpur về trường hợp một số nạn nhân, có thể mười mấy cô rồi, bị ép buộc lấy chồng bản xứ. Bản tin gọi đây là một hình thức mới của nạn buôn người, ông nghĩ sao?
Tức là những kẻ dắt mối đem các cô ấy qua Malaysia, rồi những người đàn ông Malaysia mà cần lấy vợ thì đến gặp các cô để chọn. Vấn đề là thích cô nào thì chọn cô đó mang về thử trong một tháng. Sau một tháng mà không vừa ý thì trả lại, còn nếu vừa ý thì đóng tiền coi như là mua người vợ này.

Nhà hoạt động:
Tôi không nghĩ như vậy. Các cô bị gạt là họ không buộc lấy chồng đâu mà họ chỉ buộc bán thân thôi. Còn các cô được đưa sang Malaysia để lấy chồng là thuộc vào một diện khác. Tức là những kẻ dắt mối đem các cô ấy qua Malaysia, rồi những người đàn ông Malaysia mà cần lấy vợ thì đến gặp các cô để chọn. Vấn đề là thích cô nào thì chọn cô đó mang về thử trong một tháng. Sau một tháng mà không vừa ý thì trả lại, còn nếu vừa ý thì đóng tiền coi như là mua người vợ này.

Tôi từng chứng kiến nhiều cô sau khi thử một tháng thì bị đuổi về nước tại vì ông Malaysia kia không vừa ý hoặc chẳng ai muốn cô ấy nữa thì cô ấy phải về nước. Những trường hợp đó nhiều lắm, gọi là đem qua cho đàn ông Malaysia đem về làm vợ thử một tháng coi như thế nào. Tôi chưa thấy những trường hợp đã bị lừa gạt vào đường mãi dâm rồi lại bắt buộc họ lấy chồng bản xứ. Làm vậy thì chẳng khác nào giải thoát cho nạn nhân rồi, lấy chồng coi như là được tự do, nạn nhân không nằm trong tay bọn đầu gấu nữa thì trước sau gì họ cũng sẽ  đi tố cáo những kẻ đã hại đời họ. Tôi chắc chuyện buộc lấy chồng thuộc vào diện khác chứ không phải như cô Thanh Trúc hỏi.

Thanh Trúc: Có bao giờ ông gặp trường hợp các em gái nhỏ ở Việt Nam bị đưa qua Malaysia để vào đường mãi dâm như bên Kampuchia không?

Nhà hoạt động:
Tôi chỉ gặp dưới tuổi vị thành niên chừng vài tuổi thôi, khoảng mưới sáu chứ không nhỏ hơn.
Thật sự nếu đời sống eo hẹp khó khăn quá mà phải đi làm xa, thay vì nghe theo bạn bè thì nên đăng ký tại những công ty chính thức của nhà nước Việt Nam. Đa số bị gạt là vì nghe theo một người nào quen mình.

Thanh Trúc: Theo ông những cô gái trẻ Việt Nam bị lừa gạt sang Malaysia để hành nghề mãi dâm thuộc những thành phần nào trong xã hội Việt Nam?

Nhà hoạt động: Tôi nghĩ hầu như các cô ở thành phố không ai bị gạt đâu dù cách này cách khác. Phần đông nạn nhân là người ở thôn quê, trong độ tuổi vị thành niên cho đến trên ba mươi. Họ là những người muốn đi tìm một công việc khả dĩ có thu nhập cao hơn để có thể cải thiện cuộc sống nghèo khó nơi quê nhà.

Thanh Trúc : Qua kinh nghiệm làm việc và tiếp xúc với khá nhiều nhiều nạn nhân thì ông có lời khuyên nào cho những phụ nữ trẻ trong nước đang ôm giấc mộng đi làm việc nhiều lương ở nơi xa?

Nhà hoạt động:
Thật sự nếu đời sống eo hẹp khó khăn quá mà phải đi làm xa, thay vì nghe theo bạn bè thì nên đăng ký tại những công ty chính thức của nhà nước Việt Nam. Đa số bị gạt là vì nghe theo một người nào quen mình. Tôi biết có một phụ nữ Việt lấy chồng Malaysia, hai vợ chồng thường về Việt Nam,về các vùng quê, nhỏ to và rủ rê các  cô gái nghèo đi Malaysia làm việc với đồng lương hứa hẹn. Khi các cô này so sánh với đồng lương đi theo đường nhà nước thì thấy ít hơn là đi theo diện tự do mà người phụ nữ mới quen đưa ra. Thế là các cô nhẹ dạ đi theo bà ta.

Nếu thực sự muốn đi lao động thì tôi khuyên các cô nên đi theo chương trình của nhà nước. Sau này qua đây gặp công ty hoặc chủ sử dụng lao động tốt hoặc không tốt là do cái may hay không may của mình. Còn nếu đi theo một người nào do quen biết giới thiệu hoặc người gặp dọc đường thì 90% là bị gạt. Ngay cả bạn bè cũng có thể gạt mình luôn. Tôi đã gặp một trường hợp một người bị bạn của mình bên Việt Nam gạt qua Malaysia để bán. Mà đó là  bạn bè chơi thân với nhau đó.


Quí vị vừa nghe câu chuyện trao đổi giữa Thanh Trúc và một nhà hoạt động, một nhân chứng từ Hoa Kỳ sang làm việc tại Malaysia mấy năm nay.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.