Thực trạng di dân Việt Nam trên thế giới

Số người Việt di cư ra nước ngoài tăng cao nhiều năm qua với những lý khác nhau như du học, lao động, lập gia đình với người ngoại quốc.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012.01.12
Công nhân Việt chuẩn bị đi Malaysia. Vietnamnet Công nhân Việt chuẩn bị đi Malaysia. Vietnamnet
Vietnamnet

Đây là kết quả nghiên cứu do Tổ Chức Di Trú Quốc Tế IOM và Liên Minh Âu Châu EU khởi xướng, phối hợp với  Bộ Ngoại Giao, Bộ Lao Động, Thương bình Và Xã Hội cùng văn phòng IOM ở Hà Nội, được công bố hôm 6 tháng Giêng vừa qua.

Người Việt di dân ra nước với nhiều lý do


Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay có sự góp mặt của ông Jumbe Omari Jumbe, phụ trách giao tế, cũng là chuyên gia về di trú của IOM Tổ Chức Di Trú Quốc Tế, trụ sở chính tại Geneve, Thụy Sĩ. Bài hôm nay được trình bày dựa theo bản phúc trình từ kết quả nghiên cứu của Tổ Chức Di Trú Quốc Tế, cho thấy cách nhìn của chuyên gia nước ngoài đối với vấn đề di cư và di trú của người Việt trên thế giới:

Công trình nghiên cứu của chúng tôi do Liên Minh Châu Âu tài trợ, được thực hiện bởi Bộ Ngoại Giao và một số học viện ở Việt Nam, đồng thời với sự hỗ trợ kỹ thuật của văn phòng IOM ở Hà Nội.  

Mục đích là thăng tiến sự an toàn và hợp pháp trong vấn đề di dân mà IOM là đơn vị hướng dẫn cuộc nghiên cứu, đã làm việc rất sát cùng chính phủ Việt Nam cũng như các bộ ngành có liên quan đến vấn đề di dân và di trú như Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An, Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội, các học viện và các tổ chức công dân ở Việt Nam.

Đây cũng được coi là bản phúc trình đầu tiên, qua đó qui tụ nhiều dữ liệu về di dân Việt trên toàn quốc cũng như dữ liệu về người Việt hải ngoại. IOM cũng là tổ chức phối hợp chặt chẽ với một chương trình do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm giúp đỡ sự  phát triển xã hội của Việt Nam.  

Với chủ đề Tình Hình Di Cư: Toàn Cảnh Di Dân Việt Hải Ngoại, cuộc nghiên cứu cho thấy hiện có hơn bốn triệu người Việt sinh sống và làm việc tại một trăm lẻ ba (103)  quốc gia trên thế giới,  hết 80% trong số đó cư ngụ tại những nước tân tiến của Châu Âu và  Hoa Kỳ.
Toàn Cảnh Di Dân Việt Hải Ngoại, cuộc nghiên cứu cho thấy hiện có hơn bốn triệu người Việt sinh sống và làm việc tại một trăm lẻ ba (103)  quốc gia trên thế giới,  hết 80% trong số đó cư ngụ tại những nước tân tiến của Châu Âu và  Hoa Kỳ.

Một số công nhân đợi chuyến bay đi lao động nước ngoài. AFP
Một số công nhân đợi chuyến bay đi lao động nước ngoài. AFP
Một số công nhân đợi chuyến bay đi lao động nước ngoài. AFP
Bên cạnh đó, số người Việt ra nước ngoài để học lên cao hơn cũng tăng lên, với năm quốc gia dẫn đầu trong việc đón nhận du học sinh Việt thời gian qua là Australia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapore và Anh.


Theo  thống kê từ Bộ Lao Động, Thương Bình Và Xã Hội của Việt Nam, trên nửa triệu lao động Việt, từ tay nghề thấp cho đến chuyên nghiệp, đã có mặt tại hơn bốn mươi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cũng theo số liệu từ Bộ này, mỗi năm trên dưới tám chục nghìn (80.000) lao động được đưa sang làm việc tại các nước trong khu vực cũng như các châu lục khác.  

Với những hợp đồng mới về xuất khẩu lao động qua Châu  Á, Trung Đông, Châu Âu và Liên Bang Nga, rõ ràng điểm đến của lao động Việt tăng lên theo trong vài năm trở lại đây.

Nói một cách khác, ngoài những thị trường được ưa chuộng trước đó như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông, thì các quốc gia thuộc khối Tiểu Vương Quốc Ả Rập, rồi Qatar, Saudi Arabia, thậm chí Lybia năm 2011, là những nơi chốn đang hấp dẫn nhiều lao động Việt.

Trong thông cáo báo chí ngày 6 tháng Giêng vừa qua, tức ngày công bố kết quả cuộc nghiên  cứu về thực trạng di dân Việt Nam, Tổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM đặc biệt  nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của di dân Việt về mặt ngoại tệ gởi về trong nước:

Từ 113 triệu đô la năm 1991, số tiền người Việt hải ngoại gởi về nước tăng từng năm, đến 2010 đã là  8 tỷ đô la. Bất kể tình trạng kinh tế toàn cầu suy trầm, năm 2011 cũng là năm mà số lượng ngoại tệ người Việt nên ngoài gởi về vẫn trong khoảng hơn kém 8 tỷ mỹ kim đó. Người Việt hải ngoại thực sự đóng góp rất lớn vào kinh tế và nền ngoại tệ nước nhà, đó là điều phúc trình IOM có thể khẳng định.
Từ 113 triệu đô la năm 1991, số tiền người Việt hải ngoại gởi về nước tăng từng năm, đến 2010 đã là  8 tỷ đô la. Bất kể tình trạng kinh tế toàn cầu suy trầm, năm 2011 cũng là năm mà số lượng ngoại tệ người Việt nên ngoài gởi về vẫn trong khoảng hơn kém 8 tỷ mỹ kim đó

Vẫn theo Tổ Chức Di Trú Quốc Tế IOM, khuynh hướng di dân qua việc lập gia đình với người nước ngoài cũng trở thành  một hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Phúc trình dẫn chứng số liệu của Bộ Tư Pháp Việt Nam, cho thấy từ năm 2005 đến 2010 đã có 133.000 trường hợp  người Việt kết hôn hoặc đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Họ phần lớn là những phụ nữ nông thôn, lập gia đình với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nạn vận chuyển người trái phép và buôn người


Kết quả nghiên cứu của IOM Tổ Chức Di Trú Quốc Tế còn xác minh một điều là con số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Hàn Quốc không chỉ tăng một cách rõ rệt trong thời gian qua mà còn được coi là sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới nữa. Vẫn lời ông Jumbe Omari Jumbe:  

Chưa  kể  đến hiện tượng tiêu cực của việc buôn người hoặc vận chuyển người trái phép qua các nước khác, tất cả đều được tìm thấy trong phúc trình này. Không chỉ tệ nạn buôn người vào những động mãi dâm trong nước, IOM còn phát hiện mỗi năm hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em Việt bị bán qua biên giới, điển hình ở khu vực giáp ranh  Việt Nam Trung Quốc.

Vận chuyển người bất hợp pháp và buôn bán phụ nữ trẻ em vào đường mãi dâm là hai vấn đề lớn đã và đang được nhà cầm quyền Việt Nam cũng như Tổ Chức Di Trú Quốc Tế đặc biệt quan tâm. Chính vì thế  phúc trình về di dân toàn quốc Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện đang tạo thêm sức ép cũng như khẳng định rằng
Trung tâm ASG của người Việt ở Balan. RFA
Trung tâm ASG của người Việt ở Balan. RFA
RFA
cần phải có những nỗ lực tương tác và hỗn hợp nhằm giải quyết tệ nạn buôn bán và khai thác con người nấp dưới hình thức  di dân từ nơi này qua nơi khác.
Không chỉ tệ nạn buôn người vào những động mãi dâm trong nước, IOM còn phát hiện mỗi năm hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em Việt bị bán qua biên giới, điển hình ở khu vực giáp ranh  Việt Nam Trung Quốc.

Về những cuộc hôn nhân ngoại chủng, thực tế chúng chẳng khác mấy những cuộc hôn nhân với người đồng chủng nếu giữa hai bên phối ngẫu đều có tình cảm và có sự đồng thuận . Tôi nghĩ có tình yêu trong hôn nhân thì người ta dễ dàng vượt qua mọi thử thách về ngôn ngữ, văn hoá và phong tục. Trái lại, khi lập gia đình với người không cùng chủng tộc vì một lý do này hay một dụng ý khác  thì mâu thuẩn  không sớm thì muộn sẽ nẫy sinh một cách tất nhiên, khi đó vấn đề trở nên vô cùng phức tạp.  

Kết quả nghiên cứu của IOM cho thấy phần đông thiếu nữ Việt chịu lập gia đình với đàn ông Châu Á thuộc các quốc tịch khác trong đó người Hàn Quốc chiếm đa số, kế đến là  Đài Loan và Trung Quốc.   

Đã có bốn chục ngàn phụ nữ Việt theo chồng về Hàn Quốc, trong ba quốc gia tôi vừa kể tên thì số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn chiếm 30%. Đó là phong trào mà cũng là khuynh hướng.

Trái lại, khuynh hướng lập gia đình với người Trung Quốc không cao. Những cuộc hôn nhân dị chủng với người Trung Quốc phần nhiều phát xuất từ phía Trung Quốc, có thể nói là từ hệ quả trai thừa gái thiếu do chính sách một con mà Bắc Kinh áp dụng mấy chục năm nay.  


Như vậy, khía cạnh tích cực trong vấn đề di cư mà phúc trình Toàn Cảnh Di Dân Việt Hải Ngoại muốn nêu ra là như thế nào. Vẫn từ văn phòng chính ở Geneve, chuyên gia về di dân, ông Jumbe Omari Jumbe giải thich tiếp:
Đó là cơ may mà người Việt Nam gọi là đi một ngày đàng học một sàng khôn, mặt khác lại có tiền gởi về giúp gia đình cải thiện cuộc sống.Tính ra mỗi năm người Việt ở nước ngoài gởi về nội địa một số lượng ngoại tệ đáng kể từ công sức, khả năng và sự lao lực lao tâm của họ.

Thực sự mà nói di dân trước hết tự nó là một biện pháp tích cực trong tiến trình phát triển. Trong một xã hội có nền kinh tế trên đà tăng trưởng như Việt Nam, di dân là động lực thúc đẫy cho sự tiến triển của con người trong xã hội đó.

Logo của tổ chức IOM
Logo của tổ chức IOM
RFA file
Lại nữa, như đã nói, những hợp đồng xuất khẩu lao động mà Việt Nam  ký kết với các nước đã cho người dân cơ hội ra khỏi xóm làng để tìm kiếm việc làm. Đó là cơ may mà người Việt Nam gọi là đi một ngày đàng học một sàng khôn, mặt khác lại có tiền gởi về giúp gia đình cải thiện cuộc sống.Tính ra mỗi năm người Việt ở nước ngoài gởi về nội địa một số lượng ngoại tệ đáng kể từ công sức, khả năng và sự lao lực lao tâm của họ.


Những công đồng di dân Việt  không những đóng góp vào  kinh tế và sự phát triển của đất nước họ di cư đến để lao động, mà rõ ràng còn đóng góp một cách hữu hiệu cho xứ sở quê hương của họ.

Nhân đây, tưởng cũng cần nhắc là trong phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về nạn buôn người tại các nước trên thế giới, liên tiếp trong hai năm 2010 và 2011 Việt Nam vẫn đứng vị trí Tier 2, bậc 2, những nước đang có vấn đề. Theo thẩm định của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng chống  và xử lý tệ nạn buôn người vào đường mãi dâm, nhưng lại  không ngăn chận được tình trạng  buôn người nấp dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động.

Phúc trình nêu rõ đã có rất nhiều công nhân Việt qua các nước gặp những hoàn cảnh khó khăn như phải trả quá nhiều tiền cho công ty môi giới, đến nước người thì bị chủ sử dụng bóc lột sức lao động, bị đổi từ công việc này qua công việc khác, không được bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm vân vân.

Được hỏi về những điểm này, chuyên gia Jumbe Omari Jumbe của Tổ Chức Di Trú Quốc Tế trả lời:

Việt Nam, giống những quốc gia đang mở mang khác, cũng đang phải đối diện với vấn đề lớn và phức tạp là nạn buôn người này. Nhưng theo chỗ chúng tôi hiểu cũng như mọi người đều nhận thấy là chính phủ Việt Nam rất cố gắng giải quyết.

Điển hình Luật Chống Buôn Người, mà quốc hội khởi sự bàn thảo và thông qua từ tháng Ba 2011, vừa được ban hành tháng Giêng này, chứng tỏ quyết tâm bài trừ tệ nạn buôn người của chính phủ Việt Nam.

Cũng cần nói thêm là kết quả nghiên cứu và phúc trình mà IOM thực hiện cũng được đệ trình lên giới chức hữu trách Việt Nam, qua đó khẳng định Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn, rằng có nhiều biện pháp phòng chống  phải được thực hiện nghiêm túc bởi chính phủ .

Với kế hoạch năm năm toàn quốc phòng chống nạn buôn người trị giá khoảng mười ba triệu đô la, có thể nói Việt Nam đang thực hiện những bước xử lý nghiêm túc, được các tổ chức quốc tế hết lòng ca ngơi cũng như khích lệ. Theo tôi, thành quả của kế hoạch năm năm này không chỉ dừng lại ở lãnh vực phòng chống mà còn  mở ra nhiều hướng khác, đề ra những điểm quan trọng cần làm trong trong lãnh vực bài trừ tệ nạn lạm dụng và khai thác con người chứ không chỉ thuần là phòng chống mà thôi.
Việt Nam cần nhìn rõ rằng xuất khẩu lao động là vấn đề của cả hai phía. Khi đưa công nhân đi thì một mặt phải theo dõi đường đi nước bước của họ, mặt khác phải bảo đảm được là chính phủ nước sở tại tôn trọng và áp dụng đúng luật lao động đối với công nhân nước mình.

Về tệ nạn gọi là khai thác hay bóc lột sức lao động, cũng tồi tệ không kém nạn buôn người, hành vi chà đạp và phủ nhận quyền lợi của người lao động, quá trình nghiên cứu tìm hiểu cho thấy trong lúc kiếm được và ký kết được  những hợp đồng lao động với nước ngoài một cách khéo léo, Việt Nam cần nhìn rõ rằng xuất khẩu lao động là vấn đề của cả hai phía. Khi đưa công nhân đi thì một mặt phải theo dõi đường đi nước bước của họ, mặt khác phải bảo đảm được là chính phủ nước sở tại tôn trọng và áp dụng đúng luật lao động đối với công nhân nước mình.

Đây là sự thử thách mà chính phủ hai nước phải đáp ứng và phải giải quyết tới nơi tới chốn. Chuyện tưởng dễ nhưng cách giải quyết không dễ, thế nhưng căn cứ trên quá trình nghiên cứu vừa rồi thì có thể nói Việt Nam đã có hướng xử lý đúng.

Không ai có thể một sớm một chiều tuyên bố ngưng xuất khẩu lao động ra ngoài nước,nhất là trong bối cảnh một nước Việt Nam đang phát triển và đang có nhiều người mong muốn đi sang nước khác để làm việc cũng như cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình. Xuất khẩu lao động là chính sách giải quyết công ăn việc làm trên thị trường nội địa mà chính phủ Việt Nam không thể đơn phương ngừng lại, nhưng ít nhất cũng đã  giải quyết được một số lớn vấn đề tiêu cực nãy sinh từ đó.


Vừa rồi là bài phân tích của chuyên gia về di dân Jumbe Omari Jumbe thuộc Tổ Chức Di Trú Quốc Tế IOM, dựa trên phúc trình về di dân của Việt Nam do IOM thực hiện với sự hỗ trợ tài chánh của EU, bên cạnh sự hợp tác của các bộ ngành liên quan cũng như văn phòng Tổ Chức Di Trú Quốc Tế IOM ở Hà Nội.

Tại  Hoa Kỳ,  kết quả kiểm tra dân số năm 2010 cho thấy dân số người Việt tăng 38%  trong thập niên từ 2000 đến 2010.

So với hơn một triệu một trăm ngàn năm 2000, đến lúc này gần một triệu sáu trăm nghìn người Việt là thường trú nhân hợp pháp trên đất Mỹ.

Kỳ tới, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi trình bày những khía cạnh đáng  chú ý về các cộng đồng dân cư Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, phản ảnh  qua những số liệu từ  Cơ Quan Kiểm Tra Dân Số Mỹ.

Thanh Trúc kính chào và xin hẹn trở lại tối thứ Năm tuần tới.  

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
17/04/2012 15:16

Người VN đi vượt biên vì cộng sản; đi sống ở nước ngoài vì muốn được sống khỏe hơn; làm gái vì muốn có tiền nhanh hơn; ăn cắp vì muốn sống phè phởn; giết người vì muốn làm anh hai; di cư vì có nhiều tiền tham nhũng từ trong nước,..... Đó là người VN !!1

Anonymous
02/09/2012 18:31

Người Việt nam di dân ra nước ngoài do nhiều hoàn cảnh khác nhau. Về hoàn cảnh tỵ nạn Cộng sản từ sau năm 1975 cho đến ở thế kỷ 21 nầy đa phần là vì lý do chánh trị, kinh tế. Hiện tượng xấu của một số người Việt ly hương, theo tôi nghỉ phần chính là trình độ học vấn và đạo đức cá nhân. Chúng ta không nên hàm hồ quơ đủa cả nấm như một ¨độc giả không muốn nêu tên¨ dưới đây. Người xưa đã nói ¨Ngôn bất đạo tiên kỷ vi khinh¨tạm dịch người mà ăn nói sàm sở trước hết là tự khinh miệt chính mình và tự thân đã trình bày cái lý lịch mình là người học thức kém cỏi.