Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Chương trình KHMT kỳ này, Gia Minh phỏng vấn bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, viên chức điều hành của Dự án ‘Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam’, nói về những công tác được triển khai trong thời gian qua và những công việc sắp đến của dự án.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012.11.25
Lễ kỷ niệm công trình Khí Sinh Học thứ 100.000 tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Photo courtersy of biogas.org.vn

Thành công

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Dự án ‘Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam’ bắt đầu từ năm 2003. Như vậy đến nay gần 10 năm rồi. Dự án có 2 pha: pha thứ nhất từ năm 2003 đến năm 2005, pha bắt đầu năm 2006, và pha 2 bắt đầu từ năm 2007. Thực chất dự án đến năm 2010, nhưng nhờ thành công nên mở rộng đến năm 2012 và nay mở rộng đến năm 2014.

Gia Minh: Vậy những thành công có thể chia sẻ là gì?

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Thứ nhất phải nói, tính đến bây giờ, dự án đã xây dựng được 120 ngàn công trình. Số công trình này mang lại lợi ích cho 600 ngàn người nông dân.

Thứ nhất phải nói, tính đến bây giờ, dự án đã xây dựng được 120 ngàn công trình. Số công trình này mang lại lợi ích cho 600 ngàn người nông dân.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Thứ hai nữa nhiều lợi ích của dự án được thể hiện thông qua các hợp phần. Ví dụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của khí sinh học, thì dự án đang triển khai tại 53 tỉnh thành trên cả nước. Số lượng tài liệu tuyên truyền cho dân tương ứng rất nhiều.

Bên cạnh công tác tuyên truyền là công tác giám sát chất lượng. Toàn bộ công trình của dự án xây 120 ngàn đó được giám sát ở cấp tỉnh, huyện, và cấp trung ương cũng có kiểm tra. Tất cả công trình được quản lý trong cơ sở dữ liệu database của dự án. Ngoài ra dự án cũng tiến hành các hoạt động nghiên cứu cũng như khuyến khích sử dụng phụ phẩm.

Dự án được xem thành công vì đây là dự án qui mô hộ gia đình lớn nhất tại Việt Nam được sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan và tổ chức SNV.

Dự án được sự ghi nhận quốc tế là năm 2006 với giải thưởng Global Award, và năm 2010 Ashden Award.

Gia Minh: Như vậy có những dự án khác, vậy có sự phối hợp ra sao không?

Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Hà Lan thăm nhà một nông dân tại Huế sử dụng khí sinh học để nấu bếp, ảnh chụp năm 2006. Photo courtesy of  biogas.org.vn
Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Hà Lan thăm nhà một nông dân tại Huế sử dụng khí sinh học để nấu bếp, ảnh chụp năm 2006. Photo courtesy of biogas.org.vn
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Thực tế tại Việt Nam hiện nay dự án khí sinh học của Hà Lan được coi là dự án lớn nhất về qui mô và thời gian tham gia. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cũng còn hai dự án khí sinh học qui mô hộ gia đình nhưng rất nhỏ. Đó là dự án của Ngân hàng Thế giới, và của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Chỉ tiêu của dự án ADB chỉ 20 ngàn công trình trong năm năm, và của WB 9 ngàn công trình trong năm năm. Còn của Hà Lan là 168 ngàn công trình.

Thế thì vì sao những dự án khí sinh học qui mô vừa và lớn chưa có nhiều vì đối với dự án qui mô hộ gia đình có hỗ trợ cho các hộ dân, mà thường là đối tượng nghèo hoặc cận nghèo. Nhưng ở qui mô vừa và lớn thì không thuộc đối tượng được trợ giá nữa, mà mang tính thương mại nhiều hơn. Đến nay dự án cùng với SNV hỗ trợ một dự án bên ED Mekong. Đó chỉ làm 10 công trình thí điểm qui mô vừa và lớn. Đang triển khai và viết tiếp pha 2. Như thế giữa các dự án luôn có sự phối hợp với nhau.

Trở ngại

Gia Minh: Nghe ra thuận lợi, nhưng dự án có những trở ngại gì không?

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Trở ngại thế này: đến nay dự án đã triển khai được 53 tỉnh, trên tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước. Những tỉnh tiềm năng có nhu cầu khí sinh học cao thì đã được tiếp cận và triển khai rồi; còn những tỉnh còn lại dự án cũng sẽ tiếp cận cho đến 58 tỉnh. Tuy nhiên khó khăn là nhận thức của người dân chưa cao. Thường khi thực hiện dự án tại một tỉnh mới, chúng tôi thường mất từ 3-5 năm. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm đó phải đầu tư nhiều chi phí cho công tác tuyên truyền, rồi đào tạo, tập huấn, nghiên cứu-ứng dụng…; thậm chí còn công tác tăng cường năng lực cho cán bộ của tỉnh.

Tuy nhiên khó khăn là nhận thức của người dân chưa cao.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Trở ngại thứ hai do yêu cầu của dự án là đóng góp vốn đối ứng của tỉnh. Đây là một khó khăn vì có những tỉnh rất nghèo khó thu xếp vốn đối ứng. Đây lại là một trong những điều kiện để triển khai dự án khí sinh học qui mô hộ gia đình; đó là các tỉnh phải có cam kết thu xếp vốn đối ứng, tuy rằng không nhiều. Hiện nay vốn hỗ trợ 1,2 triệu đồng tiền mặt cho dân trả trực tiếp qua bưu điện; nhưng bên phía ODA, phía chính phủ Hà Lan hỗ trợ 625 ngàn đồng một công trình, còn tỉnh phải thu xếp 575 ngàn đồng một công trình.

Nguồn tiền của dự án từ chính phủ Hà Lan sẽ chấm dứt vào năm 2013. Hiện nay chúng tôi cũng đang tìm nguồn tiền thông qua hình thức bán giảm phát thải. Nhưng phải đến cuối năm hay sang năm mới biết có được hay không. Nếu được thì đây là cơ sở đầu vào của dự án để có thể tiếp tục hỗ trợ cho các tỉnh và triển khai đến 58 tỉnh thành trên cả nước.

Bền vững

Xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ tại một hộ dân ở Huế. Photo courtesy of  biogas.org.vn
Xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ tại một hộ dân ở Huế. Photo courtesy of biogas.org.vn
Gia Minh: Về kỹ thuật xây dựng các hầm biogas và các thiết bị dẫn gas, tổ chức có cơ sở thế nào và chung với các đơn vị khoa học ở Việt Nam thế nào không?

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Công nghệ khí sinh học qui mô hộ gia đình là công nghệ KT1, KT2. Công nghệ này đã có ở Việt Nam từ rất lâu và được nghiên cứu bởi Viện Năng lượng. Thế thì dự án cùng chuyên gia Viện Năng luợng và Bộ Nông nghiệp đánh giá và xếp công nghệ này đạt tiêu chuẩn ngành của Việt Nam. Qua thời gian, dự án có nhiều nghiên cứu đánh giá về công nghệ này và thấy nó thực sự mang tính bền vững. Lý do KT1 dùng cho các vùng có mạch nước ngầm thấp, còn KT2 cho các vùng mạch nước ngầm cao như trong miền Nam. Những công nghệ này đã được kiểm chứng về khoa học bên Viện Năng Lượng, Bộ Nông nghiệp và bên dự án.

Người dân cũng ưu ái công nghệ KT1, KT2 vì có thể tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như gạch, cát, sỏi; cũng như tận dụng được nguồn nhân lực của hộ gia đình giúp tiết kiệm trong việc đào đất, hố để xây công trình. Công nghệ KT1, KT2 cũng tạo ra công ăn việc làm cho đội thợ xây. So với công nghệ composite thì nhà tài trợ vẫn lập luận công nghệ KT1, KT2 vừa giúp giải quyết vấn đề về môi trường và thực sự có tính bền vững. Chứ không một số công nghệ khác được đưa ra nhưng không chứng minh được tính bền vững.

Gia Minh: Cám ơn bà về những thông tin chia sẻ.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.