Giúp việc nhà ở Arab Saudi

Từ lâu nay Arap Saudi là một thị trường nhập khẩu nhiều lao động từ các nước châu Á như Indonesia, Philippines, Srilanka và Việt Nam.
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012.04.24
Bản đồ Việt Nam - Arab Saudi Bản đồ Việt Nam - Arab Saudi
RFA/Wikipedia
Rất đông trong số những người sang lao động tại Saudi là các chị em phụ nữ làm nghề giúp việc nhà. Trong khi một số người tìm được các gia đình chủ tốt bụng, công việc phù hợp, vẫn còn rất nhiều người phải chịu bị lạm dụng và làm việc trong điều kiện hà khắc, thậm chí có người phải bỏ mạng nơi xa. Tạp chí phụ nữ tuần này xin gửi tới quý vị những tìm hiểu về tình cảnh của những người phụ nữ giúp việc nhà tại Arap Saudi.

Cái giá phải trả


Vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, tờ báo Arab News bằng tiếng Anh của Arap Saudi đưa tin có 25 phụ nữ giúp việc nhà người Indonesia bị kết án tử hình và đang chờ thi hành án, trong khi 22 người khác được ân xá và trở về nhà. Tin này đã làm Jakarta lo lắng và ngay lập tức cử một đoàn làm việc sang Saudi để đàm phán tìm cách giải cứu những phụ nữ này. Đây không phải là lần đầu tiên Arab Saudi kết án tử hình những phụ nữ nước ngoài được thuê giúp việc nhà tại nước này.

Vào tháng 6 năm ngoái, một phụ nữ Indonesia 54 tuổi là bà Ruyati binti Sapubi đã bị chặt đầu tại Arab Saudi vì đã đâm chết người chủ thuê mình. Bà khai rằng ông chủ đã tìm cách hãm hiếp bà, và để tự vệ, bà đã dung dao đâm chết ông chủ.
...vấn đề nằm ở chỗ quy định của nước này về người bảo trợ, theo đó công dân Saudi phải vừa là người bảo trợ vừa là người chủ thuê lao động. Vì vậy người này có toàn quyền đối với người lao động. Họ có quyền cho người lao động được trở về nhà hay tìm việc khác hay không.
Ông Christoph Wilcke

Theo tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, rất đông những phụ nữ nước ngoài giúp việc nhà tại Saudi đang phải lao động trong điều kiện hà khắc và bị lạm dụng. Ông Christoph Wilcke, chuyên gia về trung đông và
Bà Ruyati binti Sapubi, người phụ nữ Indonesia bị kết án tử hình và đã bị chặt đầu. Nguồn VOV/báo Jakarta
Bà Ruyati binti Sapubi, người phụ nữ Indonesia bị kết án tử hình và đã bị chặt đầu. Nguồn VOV/báo Jakarta
Nguồn VOV/báo Jakarta
châu Phi của tổ chức này cho chúng tôi biết:

Christoph Wilcke: thực tế có rất nhiều người giúp việc nhà đang lao động tại Arab SAdui và họ đang phải làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt… vấn đề nằm ở chỗ quy định của nước này về người bảo trợ, theo đó công dân Saudi phải vừa là người bảo trợ vừa là người chủ thuê lao động. Vì vậy người này có toàn quyền đối với người lao động.

Họ có quyền cho người lao động được trở về nhà hay tìm việc khác hay không. Chính vì vậy đôi khi điều này đã trở thành một mặc cả giữa người chủ và người lao động, theo đó người chủ sẽ cho người làm công một cái gì đó và đổi lại người làm công phải làm nhiều thời gian hơn. Đồng thời người chủ cũng có thể chặn người làm việc đến cảnh sát để báo cáo sự tình. Điều này vẫn thường xuyên xảy ra tại Saudi.


Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, năm 2010, tổ chức này phát hiện một trường hợp một phụ nữ giúp việc nhà người Indonesia đã làm việc tại Saudi 10 năm mà không nhận được một đồng lương nào. Vào tháng 11 năm 2010, người ta tìm thấy xác của một người giúp việc Indonesia khác ở Saudi. Trên người của cô có rất nhiều các dấu hiệu đã bị tra tấn, đánh đập. Giới chức địa phương sau đó đã tìm ra người chủ và phạt tù 3 năm đối với người này vì tội hành hạ người giúp việc.

Trong hơn một thập kỷ qua, Saudi là nước nhâp khẩu rất nhiều lao động nước ngoài trong nhiều ngành nghề, trong đó chiếm một phần không nhỏ là các phụ nữ giúp việc nhà. Họ đến từ các nước như Indonesia, Philippines, Srilanka, và Việt Nam. Indonesia hàng năm gửi hàng trăm ngàn lao động sang Saudi. Những phụ nữ làm việc nhà tại Saudi được trả lương tùy theo từng nước. Theo ông Christoph Wilcke thì trong khi các nữ lao động người Philippines được nhận lương trung bình tháng khoảng 400 đô la, thì các nữ lao động Việt Nam sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn, ở mức khoảng 130 đô la một tháng.

Các lao động  này là một nguồn cung cấp ngoại tệ lớn đối với các nước xuất khẩu lao động. Chỉ riêng trong năm 2010, đã có hơn 1 tỷ rưỡi đô la tiền gửi từ các lao động xuất khẩu tại Saudi về nước.

Không được pháp luật bảo vệ


Mặc dù đóng góp ngoại tệ đáng kể cho đất nước của mình, và giúp cho rất nhiều các gia đình ở Arap Saudi, các lao động nữ xuất khẩu tại nước này lại không được pháp luật địa phương bảo vệ. Ông Christoph Wilcke cho biết:
...họ không có luật lao động bảo vệ những lao động nhập cư. Họ có luật về nhập cư trong đó quy định bạn phải đáp ứng những điều kiện gì để được cư trú hợp pháp tại Saudi, bạn phải có người bảo trợ, tuy nhiên những người giúp việc nhà người nước ngoài lại không được bao gồm trong luật lao động của Saudi.
Ông Christoph Wilcke

Christoph Wilcke: họ không có luật lao động bảo vệ những lao động nhập cư. Họ có luật về nhập cư trong đó quy định bạn phải đáp ứng những điều kiện gì để được cư trú hợp pháp tại Saudi, bạn phải có người bảo trợ, tuy nhiên những người giúp việc nhà người nước ngoài lại không được bao gồm trong luật lao động của Saudi. Luật này của Saudi quy định một người làm tối đa bao nhiêu tiếng một ngày, có bao nhiêu ngày lễ. Nhưng luật này không áp dụng cho các lao động giúp việc nhà.

Họ chỉ có các hợp đồng lao động để ràng buộc với người chủ. Chính phủ không chịu trách nhiệm gì với các hợp đồng này. Người lao động có thể đến tòa kiện người chủ vì các lý do bị lạm dụng hay không được trả lương, vân vân. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ sẽ lấy đâu ra chỗ ở, tiền ăn rồi chi phí khi theo đuổi vụ kiện này vì quá trình kiện có thể kéo dài hàng năm.

Không những thế, rất nhiều người cũng không thể kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài vì những hạn chế trong
Các phụ nữ Việt Nam chuẩn bị ra máy bay đi lao động nước ngoài. (ảnh minh họa, vnmedia)
Các phụ nữ Việt Nam chuẩn bị ra máy bay đi lao động nước ngoài. (ảnh minh họa, vnmedia)
(ảnh minh họa, vnmedia)
giao tiếp, ông Christoph Wilcke nói tiếp:

Christoph Wilcke: đối với người giúp việc nhà ở Saudi, họ có một số trở ngại, hộ chiếu của họ bị người chủ thu giữ, họ không nói tiếng địa phương, họ không được tiếp cận với điện thoại hay internet để có thể liên hệ với bên ngoài.

Tất cả những khó khăn này đã cản trở những người phụ nữ giúp việc nhà ở Saudi thoát khỏi những người chủ lạm dụng để tìm chỗ làm việc tốt hơn, tìm các giúp đỡ từ bên ngoài hay thậm chí chở về quê nhà.

Vào tháng 2 năm nay, một phụ nữ ở tỉnh Hà Tĩnh là bà Hoàng thị Bính đã đến cục lao động nước ngoài, bộ lao động thương binh và xã hội để trình báo về trường hợp con gái bà là Nguyễn Thị Toại bị mất tích tại Saudi. Theo bà Bính thì chị Toại ký hợp đồng lao động tại Saudi vào năm 2009. Công việc là giúp việc gia đình . Thời gian 24 tháng. Thế nhưng sau 27 tháng bà không nhận được tin tức gì của con gái. Theo bà kể lại thì sau 2 tháng kể từ ngày chị Toại ra đi, bà có một lần tìm cách nhờ công ty môi giới gọi điện cho chị Toại và chỉ nói được 3 phút. Chị Toại khóc nức nở than phiền chủ đối xử không tốt và muốn được về nước.

Đó là lần cuối cùng bà được nói chuyện với con gái trong suốt 27 tháng qua. Sau nhiều lần gõ cửa các nơi, cuối cùng vào tháng 3 năm nay, Cục lao động nước ngoài thông báo đã tìm được chị Toại. Cơ quan này cho biết chị vẫn khỏe mạnh, đã ký hợp đồng mới 2 năm và mong muốn được tiếp tục làm việc. Tuy nhiên khi được hỏi tại sao chị không liên lạc với gia đình cũng như không gửi tiền về cho gia đình thì chị chỉ buồn mà không nói gì.
...đối với người giúp việc nhà ở Saudi, họ có một số trở ngại, hộ chiếu của họ bị người chủ thu giữ, họ không nói tiếng địa phương, họ không được tiếp cận với điện thoại hay internet để có thể liên hệ với bên ngoài.
Ông Christoph Wilcke

Việc những phụ nữ giúp việc nhà bị đối xử tàn tệ tại Saudi cũng đã khiến các nước xuất khẩu lao động phải quan ngại và có các hành động để bảo vệ quyền lợi công dân nước mình. Sau vụ hành quyết người phụ nữ Indonesia đầu tiên vào tháng 6 năm 2011, Indonesia quyết định ngưng tuyển lao động nữ sang Arap Saudi. Philippines cũng ra quyết định tương tự.

Theo ông Christoph Wilcke thì Việt Nam cũng cần phải có những hành động cương quyết, cụ thể để bảo vệ các lao động nữ của mình tại Saudi trong khi luật pháp địa phương không thể bảo vệ được họ. Ông khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên xem xét có thêm các tùy viên về lao động tại lãnh sự quán của mình ở Saudi, đào tạo và cung cấp đầy đủ các thông tin cho người lao động trước khi đi, xây dựng khu cư trú tạm thời để trong các trường hợp cần thiết có thể là nơi ẩn náu cho những người lao động bị chủ ngược đãi.

Tạp chí phụ nữ tuần này xin dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào thứ 3 tuần tới. Mọi thư từ đóng góp ý kiến cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook/vietharfa hoặc email về vietha@rfa.org xin cảm ơn quý vị.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
18/09/2015 19:19

Mjh dag chuan bj lam ho chjeu de xuat khau lao dong ne nhung hoang mang qua khog bjet ljeu sau day nua

Anonymous
23/04/2015 07:06

toi rat vui khi biet co chuong chinh nay ,toi mong viet nam minh lam nghiem ngat ve quan ly lao dong xkld lam viec tai nuoc ngoai hon nua ,toi ko biet lam the nao khi vo toi da di dang lam dup vic tai nuoc aap dc 9 thang ma kho co tin tuc gi nen to rat lo lang ,sin moi nguoi cho y kien ,