Các bạn trẻ "chấm điểm" chính quyền

5 bạn trẻ đã từng bị bắt, bị đánh đập hay bị mời đi làm việc chỉ vì đã tham gia xuống đường biểu tình chống Trung Quốc là các bạn Kim Tiến, Tiến Nam ở Hà Nội và bạn Lâm, Trường Sa, Hoàng Sa từ Sài Gòn.
Khánh An, phóng viên RFA
2011.08.04
000_Hkg5149006-305.jpg Ba em học sinh diễu hành và hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 24 tháng 7 năm 2011.
AFP photo

Xúc phạm người biểu tình

Trường Sa: Tôi mong rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam, họ sử dụng cái tâm của mình, họ thức tỉnh, đừng xa nhân dân quá. Đây là một thời điểm rất thuận lợi, thuận lợi cho nhà nước, cho nhân dân đứng về đất nước, nhưng mà gần như họ không nhận ra điều đó. Cảm giác tôi rất buồn, buồn lắm, buồn thay cho đất nước mình. Cũng như nhiều vấn đề người Trung Quốc qua Việt Nam rất nhiều, rồi một vài chục năm nữa thì những điều gì xảy ra khi họ ở lại Việt Nam lấy vợ sinh con, chính phủ Việt Nam cũng phải giải quyết tất cả những vấn đề đó.

Có một điều là ở Trung Quốc thì 18 tuổi người ta đã đi nghĩa vụ quân sự rồi, chắc những người qua Việt Nam làm công nhân như vậy thì họ đều là quân nhân, đến một lúc nào đó ban ngày họ làm việc, ban đêm họ cầm súng thì có phải là quốc gia của ta lâm nguy to lắm không? Đó là những điều trăn trở của một người, nói chung Trường Sa yêu nước lắm, nhưng mà nhìn những sự thật diễn ra làm mình cảm giác như là mình thất vọng, thất vọng nhiều.

Tuy thất vọng, nhưng mà mình không có trượt dài trong đó, vì Trường Sa còn tự tin lắm bởi vì còn rất nhiều bạn trẻ yêu nước; như mình đang trò chuyện với 5 bạn, trong đó có mình, thì mọi người đều yêu nước, yêu nước chân chính, không vì lý do nào cả, bạn ạ.

Tôi mong rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam, họ sử dụng cái tâm của mình, họ thức tỉnh, đừng xa nhân dân quá.

Trường Sa

Khánh An: Vâng. Cảm ơn sự chia sẻ câu chuyện mà chính bạn Trường Sa đã trải qua trong lần mà các bạn xuống đường vừa rồi.

Tiến Nam: Tiến Nam đi biểu tình, Tiến Nam cũng mua độ chục chai nước suối mất khoảng hơn trăm ngàn, rồi mua các chai nước và các thứ trên đường đi để mời các bạn uống. Khi về thì bên an ninh có gặp Tiến Nam hỏi là "Tiền đâu mua nước? Tiền đâu để mua nước mời mọi người?". Nam chỉ nói rằng đó là đồng tiền mồ hôi xương máu của chính Nam hàng ngày đi cày ra, đi làm tới 8-9 giờ tối mỗi buổi, tăng ca để kiếm được đồng lương làm ngoài giờ để Nam mua những chai nước đó.

Không có một thế lực phản động nào hay một thế lực nào có thể mua chuộc được Nam trong vấn đề đó cả. Nam nghĩ rằng lực lượng an ninh hiểu quá sai lầm về con người Việt Nam và về những người đi biểu tình. Tất cả những cuộc tụ tập, những cuộc phát động phong trào này phong trào nọ họ phát động người dân đi thì mỗi một người đi được năm mười ngàn, hai mươi ngàn, ba mươi ngàn, năm mươi ngàn.

Tiến Nam ngày xưa hoạt động Đoàn Tiến Nam cũng từng làm như thế. Mỗi một người đi phát động phong trào gì đó, như kiểu là cuộc đi bộ vì người nghèo, đi bộ vì người nghèo nhưng mà mỗi một đoàn thể đi vận động để được những thanh niên đó đi thì mỗi người thanh niên đó được ba mươi ngàn vào năm 2006. Nhà nước nghĩ rằng mỗi lần cần tập họp người dân thì phải có tiền chứ họ không nghĩ rằng muốn tập họp được người dân thì phải lấy được lòng người dân, chẳng hạn như việc chống Trung Quốc phải làm cho người dân thấy được trách nhiệm đối với đất nước.

Bạn trẻ nghĩ gì?

000_Hkg4999757-250.jpg
Biểu tình chống TQ tại HN hôm 12/6/2011. AFP photo
Biểu tình chống TQ tại HN hôm 12/6/2011. AFP photo
Khánh An: Vâng. Từ những chia sẻ của Tiến Nam thì mình có thể thấy rằng chuyện nhà nước nghĩ rằng người dân xuống đường biểu tình là phải có một cái động lực nào đấy, chẳng hạn như tiền bạc hoặc là các thế lực nào đấy xúi giục và cho tiền để cho người dân xuống đường. Theo như Tiến Nam thì là có lẽ họ quen với nếp nghĩ như thế và cách làm như thế thì họ không thể tin được rằng là một người dân có thể xuống đường mà không cần bất một đồng tiền nào, mà chỉ vì họ yêu nước mà thôi.

Khánh An đang muốn hỏi các bạn là khi các bạn đi như thế, giống như nãy giờ các bạn chia sẻ, thì các bạn thấy rất nhiều điều và những điều đó làm cho các bạn thay đổi cái nhìn khá nhiều về các cơ quan chức năng, những cơ quan an ninh và cách mà họ đối xử với người dân, thế thì bây giờ mình thử làm một chuyện là nếu các bạn chấm điểm nhà nước của mình thì các bạn cho điểm mấy trên thang điểm 10 như các bạn thường dùng?

Tiến Nam: Nếu mà như Khánh An nói chấm điểm trên thang điểm 10 mà với cách chỉ đạo lực lượng an ninh trấn áp đoàn biểu tình như vừa rồi ở Hà Nội hoặc ở Sài Gòn, Tiến Nam nghĩ rằng họ đáng được xơi một con ngỗng.

Khánh An (cười): Con ngỗng mà bạn nói có nghĩa là điểm 2 phải không?

Tiến Nam: Đúng rồi.
Khánh An: Vâng. Nam thì cho điểm nhà nước là 2/10, thế còn các bạn khác thì sao?

Hoàng Sa: Em, em là Hoàng Sa đây chị.

Nam nghĩ rằng lực lượng an ninh hiểu quá sai lầm về con người Việt Nam và về những người đi biểu tình.

Tiến Nam

Khánh An: Mời Hoàng Sa.

Hoàng Sa: Em thì nói chung là một con người rất là khách quan, em rất là cẩn thận nghe chị. Em thì thêm phần này là vấn đề đi biểu tình, khi người phụ nữ đi biểu tình mà công an có những hành động như xách tay xách chân như khiêng heo đó chị, quần áo bị tốc ra hết, cái này coi như là sỉ nhục phụ nữ, dùng bạo lực sỉ nhục phụ nữ rất là ghê gớm mà ở nước ngoài người ta không chấp nhận như vậy được đâu.

Chị biết ở một số quốc gia mà đụng đến phụ nữ là bị kiện liền đó chị. Cái thân phận người phụ nữ Việt Nam mình nó thực là rẻ, nó rẻ rúng. Là phụ nữ nên em rất bất bình. Em thì nói chung cũng hơi rộng rãi, em cho điểm 3.

Khánh An (cười): Bạn cho điểm 3 mà bạn nói là rộng rãi? Vâng. Cảm ơn Hoàng Sa. Các bạn khác thì các bạn cho bao nhiêu ạ?

Trường Sa: Đã có Hoàng Sa thì phải nói tới Trường Sa.Theo Trường Sa nghĩ thì Trường Sa sẽ cho 10 điểm vì một sự khác biệt, tại vì ở Việt Nam thì điểm 10 này nó sẽ dành trọn vì nó không giống như bất cứ một quốc gia nào khác, sự phân biệt giữa những người yêu nước và "phản động" thì không có gì khác biệt hết, nó chỉ là một. Ví dụ như trong cuộc biểu tình vừa rồi chúng tôi thể hiện lòng yêu nước của chúng tôi, nhưng nhà nước lại đàn áp, vô tình đổ cho chúng tôi một cái mũ là "mũ phản động". Người ta đi đường người ta nhìn vào và nghĩ: "Ồ! Nó bị an ninh đánh như vậy thì chắc có lẽ nó là phản động", nên tôi cho điểm 10. Điểm 10 của sự khác biệt.

Hoàng Sa: Khác biệt vì không giống ai, chỉ có ở Việt Nam. (Nhiều người cùng cười).

000_Hkg5148961-250.jpg
Biểu tình chống TQ ở Hà Nội hôm 24/7/2011. AFP
Biểu tình chống TQ ở Hà Nội hôm 24/7/2011. AFP
Khánh An: Vâng. Đó là lý do của bạn

Hoàng Sa: Chỉ có ở Việt Nam người phụ nữ đi biểu tình vì yêu nước thì bị khiêng đi như những con heo.

Trường Sa: Đúng rồi. Chuyện đó phải cho 10 điểm.

Kim Tiến: Anh Trường Sa mà cho điểm 10 thì em xin phép cho điểm 0. (Mọi người kêu lên ngạc nhiên). Em xin phép cho điểm 0 tại vì em không biết vấn đề gì hết. Em chỉ biết lúc em đang hô thì tự nhiên ba bốn anh to lực lưỡng xông đến em làm em hoảng, rồi em không còn nhớ gì nữa, em chỉ nhìn thấy con số 0 trước mắt em thôi. Trời ơi, một con bé con như thế này mà ba bốn người như thế này, nó chỉ hô khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa" thôi mà ba anh lực lưỡng tay đeo bằng đỏ lù lù xông vào làm em hoảng lắm, đầu quay cuồng chỉ con số 0 ngay trong đầu em. Không còn một cái gì luôn!

Khánh An: Vâng. Đó là điểm mà Kim Tiến cho nhà nước Việt Nam, là zero điểm. Thế còn bạn cuối cùng là bạn Lâm thì thế nào?

Lâm: Em ví dụ như thế này, chị. Chị hỏi cho công an mấy điểm, đúng không? Công an đại diện nhà nước này nè. Và em ví dụ chị là giáo viên môn văn, chị ra một cái đề là hãy tả người thân nhất của em, rồi thằng học trò nó làm bài, nó làm 1 + 1 = 2 đi. Ý em nói là công an để làm gì, để bảo vệ người dân, để bắt tội phạm, mà bây giờ công an lại đánh dân, thì em hỏi chị, nó sai chức năng, chị có hiểu không? Em ví dụ bài văn vừa rồi chị cho bài đó là bài tập làm văn, nó phải tả người nó yêu thương nhất mà nó chỉ làm 1 + 1 = 2, ý em muốn nói là công an không làm đúng chức năng. Công an không có quyền đánh dân, chị hiểu không? Người dân đi biểu tình vì yêu nước thì có gì đâu mà đánh dân? Em chỉ nói đơn giản vậy thôi, cho nên...

Khánh An: Cho nên cuối cùng điểm bạn cho là bao nhiêu ạ?

Khi người phụ nữ đi biểu tình mà công an có những hành động như xách tay xách chân như khiêng heo đó chị, quần áo bị tốc ra hết, cái này coi như là sỉ nhục phụ nữ...

Hoàng Sa

Lâm: Là "Zero!"

Khánh An: Zero! (Mọi người cùng cười).

Tiến Nam: Hôm nay Tiến Nam may mắn được gặp một người bạn của Tiến Nam đang đi học cái lớp gọi là "giáo dục quốc phòng" của Bộ Quốc Phòng họ tổ chức ở các cơ quan nhà nước ở Hà Nội vào chiều Thứ Sáu và chiều Thứ Bảy. Anh bạn của Tiến Nam đi học, anh cho Tiến Nam đọc một cuốn sách, có hai đoạn mà Tiến Nam cảm thấy ưng ý nhất. Đó là trong mọi tình hướng nếu người dân không bạo động, không được dùng bạo lực đối với nhân dân. Đó là câu nói dành cho lực lượng an ninh, lực lượng bảo vệ. Và câu thứ hai nói rằng yêu nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các đoàn thể, cá nhân trong đất nước, không phải là của bất kỳ một ai cả. Hai câu đó trong sách giáo dục quốc phòng của Bộ Quốc

Phòng vừa mới phát cho những người được đi học. Nhà nước mình họ dạy nhân dân một kiểu nhưng mà họ lại hành xử theo một kiểu khác.

Không minh bạch

Khánh An: Vâng. Cảm ơn câu chuyện của Tiến Nam. Riêng ở trong câu chuyện về Biển Đông thôi thì những điểm nào mà phía nhà nước Việt Nam đã làm mà các bạn cảm thấy là hoàn toàn không đồng ý? Ví dụ như có một điều mà rất nhiều ý kiến trong dư luận người ta cho rằng nhà nước Việt Nam có một cái tài rất là hay, đó là cái tài làm ngơ, chẳng hạn như là những kiến nghị của các nhân sĩ - trí thức gửi lên thì không có được một sự trả lời nào hết, hoặc là có kiểu cách trả lời rất là tránh né, thì đó là một trong những điều mà dư luận rất là bức xúc. Đó là một thôi, còn các bạn, chính các bạn thì các bạn thấy có những điều nào mà trong cách hành xử của chính quyền gần đây, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông mà các bạn cảm thấy hoàn toàn không đồng ý ạ?

kami-250.jpg
Trịnh Kim Tiến, "hoa khôi biểu tình". Courtesy Nguyen Lan Thang/Kami's blog
Trịnh Kim Tiến, "hoa khôi biểu tình". Courtesy Nguyen Lan Thang/Kami's blog
Kim Tiến: Em thì thật ra em không biết gì về mấy cái đấy đâu, nhưng mà em sau khi đi tuần hành xong thì em có đọc trên mạng bảo là đã có cuộc họp diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, có nghĩa là vấn đề đã được đàm phán giải quyết một cách ôn hòa, thế thì em cũng nghĩ là xong. Em bảo “Ôi, tuần sau sướng quá được đi chơi rồi, không phải đi tuần hành nữa rồi, thế là mọi chuyện được giải quyết rồi”.

Thế nhưng đột nhiên lại thấy lời kêu gọi của các nhân sĩ và trí thức, lại thấy có ngư dân ở ngoài hải đảo bị đánh dập, bị bắt bớ. Em bảo tại sao họp xong rồi mà tại sao ngư dân bây giờ vẫn bị đánh đập như thế? Và thậm chí vẫn còn bắt bớ nhiều. Thế là cuối cùng phía nhân sĩ kêu gọi, thế là lại phải đi (biểu tình) rồi, không thể ngừng được. Bây giờ mình ở đây nhưng người ta ở ngoài kia thì vẫn bị như vậy.

Mà em thực ra đâu có biết về vấn đề xã hội nhiều đâu, em chỉ thấy các nhân sĩ kêu gọi, nghĩa là người ngư dân vẫn đang bị nguy hiểm ở ngoài nơi biên cương hải đảo kia thì em thấy mình vẫn phải đi.

Khánh An: Vâng. Cảm ơn Tiến. Thế còn các bạn ở trong Nam, có điều gì của nhà nước trong cách hành xử của nhà nước làm cho các bạn bất bình không?

Trường Sa: Theo Trường Sa thì Trường Sa nghĩ rằng nhà nước mình thiếu minh bạch. Trong vấn đề ngoại giao, đang lẽ khi mà một chính khách đi ngoại giao nước ngoài về thì những thành quả đạt được thì phải công bố cho dân chúng biết là mình đạt được những thành tựu gì, hai bên thỏa thuận song phương được những gì. Nhưng ở đây mình là người Việt, đọc những trang tin tức truyền thông của Việt Nam thì không có một tin gì nói về kết quả cuộc làm việc đó, mà chỉ nói về hai cái đồng thuận chung. Đồng thuận chung là gì? Chúng tôi không hiểu. Kết quả đạt được với Trung Quốc là gì? Chúng tôi không biết được vấn đề đó. Cho nên là Trường Sa nghĩ rằng vấn đề minh bạch là cần thiết nhất ở Việt Nam hiện giờ.

Khánh An: Vâng. Còn hai bạn khác? Các bạn có ý kiến không?

Đồng thuận chung là gì? Chúng tôi không hiểu. Kết quả đạt được với Trung Quốc là gì? Chúng tôi không biết được vấn đề đó. Cho nên là Trường Sa nghĩ rằng vấn đề minh bạch là cần thiết nhất ở Việt Nam hiện giờ.

Trường Sa

Lâm: Anh Trường Sa mới nói là cái văn hóa giấu giếm của chính phủ mình. Đó là em đồng ý với anh Trường Sa ở chỗ đó. Văn hóa mình cần phải mở hơn. Không nói gì riêng vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa, vấn đề ngoại giao công bố cho mọi người biết mà nói chung bây giờ nhà nước giấu giếm rất là nhiều.

Hoàng Sa: Vâng. Nhà nước mình đã quen như vậy rồi, chị ơi. Hồi nào tới giờ xấu thì che, tốt khoe. Với lại cái việc mà họ giấu thì em nghĩ là việc xấu nên họ mới giấu đó, làm cho người dân không có tin tưởng. Không biết là họ đang đi đêm hay là cái gì trong đó, họ âm thầm làm cái chuyện gì mình đâu có biết được.

Khánh An: Vừa rồi là ý kiến của bạn trẻ lấy tên là Hoàng Sa. Đã đến lúc Chương Trình Cafe Wifi phải tạm dừng rồi. Khánh An và các bạn hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ sau.

Mọi ý kiến đóng góp và liên lạc tham gia vào chương trình xin quý vị gửi vào email: khanhan@rfa.org hoặc wificoffee.rfa@gmail.com.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
05/08/2011 13:59

Hay chon ngay 2 / 9 / nam nay xuong duong theo loi de nghi cua ban Truong .Hay cung nhau dat ten Phong Trao nay nhu : < Ky gia an may > . < Hat cho dan toi nghe >.hoac theo y cua Dan Toc Viet Nam : < Thac Vinh hay Song Nhuc > hoac .v.v.

Anonymous
19/08/2011 13:49

Cang ngay chung no cang tho cai duoi ra roi do dong bao oi . . . .!!!!

Anonymous
08/08/2011 05:44

Xin gop y kien voi nhung nguoi tu nha tri thuc...va cac ban tre va cac em con be nho....
Neu moi nguoi di bieu tinh de to long yeu nuoc va thuong dan ma bi cong an bat...thi moi nguoi hoi cong an rang; Ban la nguoi VN hay nguoi TRUNG QUOC..
Neu dat nuoc VN bi ke ngoai sam cai tri thi ban va vo con va ong ba cua ban ra sao ???

Anonymous
05/08/2011 19:31

Nếu sáng suốt, các nhà lãnh đạo Việt nam phải thấy vô cùng hạnh phúc khi dân mình biểu tình chống ngoại xâm, đằng này lại sai công an đàn áp.Thật buồn

Anonymous
13/08/2011 15:11

biet dau sau dem sang mai thuc day nghe dai phat thanh noi tieng trung quoc , NY HAO chao mung den nhung cong dan moi xac nhap thanh 1 quan ly truc thuoc bac kinh o ? ? ? ? ? ? ? thay xa ma cung nhu gan can hoc them ngoai ngu NY HAO DE mau chong duoc uu tien dong hoa som HA HA HA buon cho dan VIET NAM

Anonymous
04/08/2011 17:38

Các bạn nên biết rằng Công hàm 1958 của Thủ Tướng nước VNDCCH Phạm văn Đồng ký theo lệnh Chủ tịch nước Hồ chí Minh đã được phổ biến rộng rãi trên công báo, nhưng quốc hội và nhân dân lúc bấy giờ đã không phản đối.Chính phủ nước VNDCCH được thành lập từ 1945 và liên tục tồn tại cho đến nay. Như vậy lấy lý do gì để chối bỏ công hàm do Thủ tướng ký?.
Từ trong căn bàn của Chũ nghĩa Cộng sàn đã là một chũ nghĩa phản dân tộc (thế giới đại đồng= không có ý thức dân tộc, không còn truyền thống văn hóa dân tộc= hình thức của trại súc vật).Muốn tuyên bố phủ nhận các cộng hàm, hiệp ước...bất bình đẳng đã bị ép buộc ký kết trong quá khứ, chỉ còn cách duy nhất là xóa bỏ làm lại.Như vậy mới mong đủ lý lẽ dành lại những gì bị " dâng,bán, cướp" đi.