Thông điệp phía sau câu trả lời của ngài đại sứ TQ

Năm 2010 đã được tập đoàn lãnh đạo 2 nước Việt Nam, Trung Quốc thống nhất gọi là năm hữu nghị Việt-Trung, cũng là năm kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Để chuẩn bị cho các họat động của năm này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường đã có buổi họp báo tại Hà Nội ngày 6.1.
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010.01.13

Ông đại sứ Trung Quốc, ông muốn nói gì

Trong buổi họp báo này, ông Đại sứ đã trả lời các phóng viên Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước, đặc biệt là cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như cách thức giải quyết vấn đề đó nên như thế nào trong tình hình hiện nay. Ông Đại sứ cho rằng giải pháp thiết thực hiện nay đó là tạm gác lại tranh chấp biển Đông, chờ điều kiện chín mùi giải quyết trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước, đồng thời nhấn mạnh “kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt đó là "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại". Báo chí chính thống không dám phân tích, mổ xẻ những câu nói của ông Đại sứ nhưng trên nhiều trang blog thì nóng hẳn lên vì những lời phát biểu này.

 Trong bài viết “Khi Trung Quốc nói ngoại giao về vấn đề Biển Đông” nhà báo Nguyễn Vĩnh bày tỏ sự băn khoăn: “…TQ nói là hãy đợi khi điều chín mùi (hãy đàm phán giải quyết mới tốt), nhưng lại tịnh không nói rõ điều kiện chín mùi là gì, hay là được hiểu nó là như thế nào. Và nhất là "bao giờ"  thì xuất hiện điều kiện chín mùi kia…” Tác giả tự hỏi : " Cái ý tứ gì ẩn sau những động thái ngoại giao này" (qua ông đại sứ TQ phát biểu trên)?

Giải pháp thiết thực hiện nay đó là tạm gác lại tranh chấp biển Đông, chờ điều kiện chín mùi giải quyết trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước, đồng thời nhấn mạnh “kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt đó là "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại".
Ô.Tôn Quốc Tường, Đại sứ TQ

Và sau hết thực chất những điều tiết lộ công khai như vậy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực và bối cảnh quan hệ hai nước vào thời điểm lúc này mới là vấn đề hệ trọng bậc nhất…

Dù sao một tín hiệu ngoại giao đã được đánh đi. Chắc chắn nó muốn tìm địa chỉ gửi tới và chờ đợi một sự hồi âm hoặc cách thức hồi đáp như thế nào đó của đối tượng mà nó muốn gửi đến.

Xin kính chuyển công việc "quốc gia đại sự" đó đến những cơ quan, tổ chức, con người có thẩm quyền, có trách nhiệm cao với đất nước này.

Còn với những công dân bình thường như chúng ta, cái tín hiệu ngoại giao đã đánh đi kia - nghĩ thế nào thì nghĩ - cũng không hẳn đã làm chúng ta hoàn toàn yên lòng. Tức là yên lòng yên tâm về mối quan hệ được trưng ra là khá tốt đẹp như ông đại sứ thường nêu ở Việt Nam khi có dịp, mà không khéo "ba ý toát lên" từ các câu trả lời lần họp báo này của ông đại sứ còn khiến chúng ta băn khoăn, lo lắng thêm là đằng khác.

Vì sao vậy? Đơn giản thôi, vì nó ẩn chứa các vấn đề tranh chấp Biển Đông còn vô cùng phức tạp, nước lớn đang có tranh chấp với ta quyết liệt nhất là Trung Quốc hình như vẫn chưa sẵn sàng, chưa tin cậy và thiện chí để giải quyết công việc này với chúng ta”.

Nỗi băn khoăn của nhà báo Nguyễn Vĩnh dường như đã được nhà văn Phạm Viết Đào và tác giả Hồng Lê Thọ giải mã trong bài viết của mình. Giật hẳn cái tít “Ẩn ý” sau “3 thông điệp” của Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường”, bài viết của Phạm Viết Đào xoay quanh 3 thông điệp ngoại giao mà “Ngài Đại sứ thiên triều muốn thông tin với nhân dân và chính quyền Việt Nam; đó là: “Tạm gác lại tranh chấp”; “ Nếu điều kiện chưa chín muồi”; "Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại"... Sau khi phân tích “Khái niệm tạm gác tranh chấp” nhà văn Phạm Viết Đào vạch ra: “Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình”. Tác giả viết tiếp: “Về thông điệp thứ hai: Nếu điều kiện chưa chín muồi; chữ chín muồi nghe rất ngon lành và mùi mẫn? Bao giờ thì chín muồi, đến khi Trung Quốc đóng xong các hạm đội, trang bị hoản hạo trang thiết bị chiến tranh trên biển rồi thì lúc đó hãy quay sang đàm phán, giải quyết phân vùng lãnh hải chăng?”…

Về thông điệp thứ 3: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại” nhà văn cũng nói thẳng: “Đại sứ Tôn Quốc Tường tuyên bố như vậy chỉ có thể nhằm hàm ý hăm dọa Việt Nam; bởi chỉ có Việt Nam mới đấu tranh với Trung Quốc chứ Trung Quốc làm gì phải đấu tranh với Việt Nam”.

Nhà văn Phạm Viết Đào

Về thông điệp thứ 3: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại” nhà văn cũng nói thẳng: “Đại sứ Tôn Quốc Tường tuyên bố như vậy chỉ có thể nhằm hàm ý hăm dọa Việt Nam; bởi chỉ có Việt Nam mới đấu tranh với Trung Quốc chứ Trung Quốc làm gì phải đấu tranh với Việt Nam”.

Những gáo nước lạnh

Tác giả Hồng Lê Thọ thì gọi những câu trả lời của ông Đại sứ là “Những gáo nước lạnh ngổ ngáo”. “Như lãnh đạo hai nước Việt-Trung xác định, năm 2010 sẽ là năm có nhiều kỉ niệm ngày lễ lớn trong quan hệ giữa hai nước, vì thế, có thể nói 2010 là năm đánh dấu bước phát triển trên tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung. Nhưng vào cuối tháng 11/2009 bản tin của Tân Hoa Xã cho biết TQ đã cử tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303  đến vùng “Tây Sa và Nam Sa”. Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì “có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải” của họ. Đây là gáo nước lạnh thứ nhất.

Tiếp đến, ngay từ những ngày đầu năm mới, chưa kịp mừng vui thì người VN chúng ta liên tiếp nhận gáo nước lạnh thứ hai từ Trung Quốc tát vào mặt: ngày 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam” chính thức cho phép mở tuyến du lịch vào quần đảo Hoàng Sa từ năm 2010 như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, ông Vệ Lưu Thành, nói với các nhà báo “Chúng tôi sẽ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trên vùng đất và đại dương thuộc chủ quyền của TQ. Tôi không nghĩ phát triển kinh tế tại đảo Hải Nam sẽ ảnh hưởng đến nước khác”, xem quần đảo nầy là “ao nhà”  TQ “muốn làm gì thì làm”, là quần đảo thuộc lãnh thổ của TQ, không thể tranh cãi được. Gáo nước lạnh thứ ba là nội dung trả lời phỏng vấn đầu năm của Đại sứ TQ tại VN”.

Sau khi phân tích hàng loạt hành động củng cố quân sự của Trung Quốc ở vùng biển Đông trong những năm vừa qua, tác giả Hồng Lê Thọ viết: “Có bằng chứng để thế giới tin rằng Trung Quốc rất nghiêm túc trong cố gắng củng cố Vạn lý Trường thành trên biển.

Ngay từ những ngày đầu năm mới, chưa kịp mừng vui thì người VN chúng ta liên tiếp nhận gáo nước lạnh thứ hai từ Trung Quốc tát vào mặt: ngày 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam” chính thức cho phép mở tuyến du lịch vào quần đảo Hoàng Sa từ năm 2010

TQ đang nỗ lực dồn sức hình thành một hạm đội gồm cả hải-lục-không quân phối hợp có thể tác chiến tầm trung vươn đến eo biển Malacca. Vì vậy trong khi chờ đợi hải quân thực hiện xong việc bố trí trận địa bằng trang thiết bị, khí tài chiến tranh hiện đại thì “tạm gác tranh chấp” chăng.

Trong khi việc thương thảo tranh chấp chủ quyền song phương hay đa phương trên biển Đông chưa triển khai thì hàng loạt hành động như trên có phải là điềm lành cho quan hệ viêt-Trung hay ngược lại gây rối rắm, căng thẳng không cần thiết. Vế thứ hai “điều kiện chưa chín mùi” mà ngài ĐS muốn nói là gì, phải chăng là quan hệ Mỹ-Trung còn nhiều vướng mắc, quan hệ với các nước ASEAN chưa lọt vào quĩ đạo mà TQ đang vạch ra, âm mưu lôi kéo và chia rẽ khối ASEAN chưa xong và nền kinh tế VN vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của TQ mặc dù kim ngạch nhập siêu trong quan hệ thương mại Việt-Trung năm nay vẫn ở mức cao.

Một nhân tố quan trọng tạo ra “điều kiện chín mùi” để chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa  phải chăng là lúc VN rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị cô lập, cấm vận như giai đoạn khi quan hệ Mỹ-Việt, với các nước tây phương và ASEAN chưa bình thường hóa xưa kia”

Một thái độ kẻ cả “nước lớn”

Trong phần trả lời phỏng vấn, ông Đại sứ Trung Quốc cũng cho biết: "Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Ý nghĩa của nó là không nhắc đến vấn đề tranh chấp mà hai bên có thể tiến hành hoạt động phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của hai bên chúng ta.", blogger Đông A bình về điều này trong bài “Miệng lưỡi”: “Thật ra đây là quan điểm của Trung Quốc mà mọi người từ lâu đã biết, không những không có gì mà phải gọi là "sáng kiến", mà lại càng không thể gọi là "xây dựng". Quan điểm này về bản chất là: cái gì của tôi là của tôi, cái gì của các anh thì chúng ta chia nhau”.

Mặt khác, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên Việt Nam về việc hải quân Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu đánh cá của các ngư dân Việt Nam, đánh đập ngư dân, tịch thu hải cụ, bắt nộp tiền chuộc…thậm chí bắn đuổi không cho họ vào trú bão trong cơn bão lớn tháng 9 vừa qua, ông Đại sứ đã phủ nhận tất cả, cho rằng những thông tin đó không đúng sự thật. Rằng "phóng viên Việt Nam nên kiểm tra lại" tính xác thực của thông tin, và học tập "báo chí Trung Quốc" trong việc " ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá" vì cách ứng xử của phía Trung Quốc "luôn xuất phát từ đại cục". Tác giả Khương Duy viết trong bài “ Đại sứ Trung Quốc và cách ứng xử “xuất phát từ đại cục”: “Không chỉ có ông Đại sứ thắc mắc rằng Trung Quốc không hề tiếp xúc với ngư dân Việt Nam thì làm sao có chuyện đánh đập, bắt giữ ngư cụ của họ mà chính tôi cũng thắc mắc nếu không có sự "tiếp xúc" ấy thì tại sao lại có những chiếc thuyền cá trở về tan hoang, những người ngư dân thâm tím mặt mày, những khoản nợ chuộc chồng khiến nhiều người vợ phải bán nhà?

"Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.  “Thật ra đây là quan điểm của Trung Quốc mà mọi người từ lâu đã biết, không những không có gì mà phải gọi là "sáng kiến", mà lại càng không thể gọi là "xây dựng". Quan điểm này về bản chất là: cái gì của tôi là của tôi, cái gì của các anh thì chúng ta chia nhau”.

Cứ cho rằng một vài trang báo không biết lấy đại cục làm trọng nên "sàm ngôn", vậy lẽ nào Bộ Ngoại giao Việt Nam lại dựa trên những chuyên "không phải là sự thật" để tuyên bố với thế giới, để trao công hàm cho ông Đại sứ đòi quyền lợi cho người dân Việt Nam?

Nếu quả thực là như vậy, lẽ nào Bộ Ngoại giao của nước chúng tôi không "xuất phát từ đại cục"?

Những người ngư dân Việt Nam được gì khi dựng chuyện? Báo chí Việt Nam được gì khi đưa tin sai sự thật? Hội nghề cá Việt Nam, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được gì khi họ vu khống Trung Quốc? Ông có thể trả lời giúp cho tôi những câu hỏi này không?”

Trong bài “Miệng lưỡi” đã nhắc đến ở trên, blogger Đông A cũng phân tích câu nói “Chúng tôi cho rằng không nên đưa tin những việc xấu như thế này” và khái niệm “đại cục” của ông Đại sứ: “Trái với quan điểm của ông Đại sứ, tôi cho rằng báo chí Việt Nam cần phải đưa đầy đủ các thông tin về biển Đông vì đấy là sự thật. Nếu đã thấy nó xấu thì đừng làm những việc xấu nữa. Không làm những việc xấu thì tự nhiên báo chí Việt Nam sẽ không có thông tin như vậy để đưa. Cái xấu cần phải vạch ra, chỉ mặt nó để tránh lập lại. Đấy mới là đại cục. Còn nếu chỉ biết lấp liếm, che đậy, ngụy biện thì đấy chính là không nhìn thấy đại cục, không xuất phát từ toàn cục và lợi ích của nhân dân hai nước. Chính báo chí Việt Nam đưa tin về biển Đông đã góp phần làm biển Đông ổn định và hòa hoãn hơn. Chính vì có đưa tin đầy đủ và kịp thời nên những chuyện bắn giết ngư dân trên biển đã tạm thời không thấy lặp lại. Đấy chính là lợi ích của nhân dân hai nước, giữ vững toàn cục và đại cục”

Phản ứng mạnh hơn, tác giả Lý Thái Hùng cho rằng: “Đại Sứ Trung Quốc Tại Hà Nội Thách Đố Dân Tộc Việt Nam” : “Trong các phát biểu của Tôn Quốc Tường, quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông đã cho thấy rõ “thái độ câu giờ” đối với Cộng sản Việt Nam và “hăm dọa” đối với dân tộc Việt Nam”. Tác giả kết luận: “ Đây là một sự nhục nhã của dân tộc Việt Nam có giòng máu bất khuất, oai hùng. Đây là dấu hiệu cho thấy là sau khi mất đất biên giới, mất vùng biển Vịnh Bắc Việt, việc mất biển Đông chỉ còn là thời gian nếu chúng ta không hành động kịp thời”.

Nếu như những người lãnh đạo Việt Nam vẫn còn tin tưởng vào mối quan hệ 16 chữ vàng của hai nước vừa là anh em vừa là đồng chí, và nói như ông Đại sứ Tôn Quốc Tường “Hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, do đảng Cộng sản lãnh đạo nên không có lý do nào không thể giải quyết vấn đề tồn tại” thì người dân Việt Nam với những kinh nghiệm xương máu trong quá khứ hàng ngàn năm nay với chính quyền Trung Quốc, đã luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác và nhìn thấy ngay trong những câu trả lời của một ông Đại sứ biết bao nhiêu vấn đề cần phải quan tâm!

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
15/01/2010 08:10

truoc khi phat bieu ong dai su Ton cua Tq co hieu lich su 1000 ngan nam chong giat phuong bac.

Anonymous
13/01/2010 23:26

dUNG LA LUA BIP .oNG DAI SU tr qUOC NAY COI NHA NUOC VA NH DAN TA NHU CON NIT .cAC NHA LANH DAO CUA DAT NUOC vn OI HAY THUC TINH DI THOI DUNG NGU MUOI VOI 16 CHU VANG DO NUA VA HON NUA CAC ONG CO THAY CAVH NOI CUA LANH DAO tR qUOC GIONG CAC ONG KHONG /CHUYEN RANH RANH NHU VAY MA VAN LAP LIEM .dUNG LA CACH NOI CUA NGUOI cong san .

Anonymous
13/01/2010 09:36

Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ViệtNam. Từ bao đời nay vẫn vậy. Còn nhớ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, Trung Quôc một mặt nuôi dưỡng Khơ me đỏ chống phá Việt nam, giết hại dân Việt Nam, một mặt chúng chuẩn bị đánh vào phía bắc Việt nam. Khi bị thất bại, chúng giở đủ trò xấu xa phá hoại kinh tế của Việt Nam: mua rễ hồi, mua móng trâu, mua râu ngô non... Theo tôi, điều kiện chín muồi mà Đại sứ Trung Quốc nệu ra có lẽ là: khi nào Trung Quốc vượt mặt Mỹ về kinh tế và quân sự, chúng sẽ dạy cho Việt nam bài mới: bài học củ bọn bành trướng

Anonymous
21/01/2010 22:32

huong toi tuong lai la tuong lai gi

























ok

Anonymous
14/01/2010 23:20

đánh bỏ cha bọn tàu khựa tôi săn sàng ung trận rồi đay !

Anonymous
13/01/2010 22:30

Cách đây chưa lâu trong "lễ ra mắt", nếu tôi không nhầm, với độc giả Vietnamnet, ông ĐS Trung Quốc này tự nhận là "cháu Bác Hồ" nên ta không nên bực ông ĐS về chuyện phỏng vấn ở trên. Ông ấy, tuy tham lam và láu cá, là "anh em" với ta (cùng là "cháu bác hồ" cả) và chỉ muốn nhận phần "thừa kế" lãnh hải và lãnh thổ của "Bác Hồ" của ông ấy thôi. Ông ấy bảo hãy tạm "gác" lại chuyện chia chác này bởi ông ấy chưa tìm thấy di chúc của "Bác Hồ" hứa để lại tài sản, đất-nước, cho người "cháu Trung Hoa" của mình.

Anonymous
13/01/2010 13:33

"hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại" co phai y muon noi "ha`ng thi` so^'ng, cho^'ng thi` che^'t"?

Anonymous
19/01/2010 10:41

Den khi nao thi dieu kien duoc coi la chin muoi? Phai de khi TQ tap trung du quan so o Tay nguyen voi day du vu khi chuyen vao VN hop phap duoi danh nghia la vat tu xay dung cong trinh bauxite? Phai doi den khi TQ hoan tat hang khong mau ham de co the danh up toan coi VN trong vong 24 gio, hay la den khi hoa tien mang dau dan hat nhan co the phong thang tu ve tinh xuong Ha noi? Thang ho Ton tuong khoac lac kieu do tho do ngot duoc dan Viet sao? Chinh quyen Ha noi de cho con chau Ton ngo khong lam tro khi nhan ngay ky niem hiep uoc huu nghi, ke cung mua vui duoc vai phut.

Anonymous
14/01/2010 21:41

Lao! Cậu Tôn Quốc Tường này láo thật.

Anonymous
14/01/2010 00:48

xin hoi ngai ton quoc tuong;ngai noi hai nuoc nuoc deu la xhcn ,deu la cong san sao lai co xhcn va cong san dem quan di dang chiem dat dao cua nguoi roi nhan cua minh khong the tranh cai <chiem dao hoang xa 1974 ,bai da ngam 1988> ong khong nen lap liem su that do