Phương Nam bị công an gây khó dễ sau khi trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do


2004.12.22

Phạm Điền, phóng viên đài RFA

Nhà báo Phương Nam

Tổ chức Reporteurs-Sans-Frontìeres, tức Ký giả-Không-Biên giới, có trụ sở tại thủ đô Paris của Pháp, hôm qua đã phổ biến bản thông cáo ca ngợi lòng dũng cảm của nhà báo trên mạng có bút danh Phương Nam, tên thật là Đỗ Nam Hải. Tổ chức Ký giả-Không-Biên giới mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay những việc trù dập ông Phương Nam để chứng minh là Hà Nội có tôn trọng quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Sau đây là cuộc phỏng vấn nhà báo Phương Nam do Phạm Điền thực hiện hồi đầu tháng Mười vừa qua.

Tôi nghĩ rằng, tình hình Việt Nam rồi cũng sẽ giống như Liên Xô, Đông Âu thôi. Khi đã có cuộc cách mạng trong nhận thức thì sẽ có cuộc cách mạng trong hành động. Và cùng với áp lực của quần chúng thì chính quyền cũng sẽ phải thay đổi.

Hỏi : Xin ông Phương Nam vui lòng cho biết các tiểu luận ông đã viết và các đề tài ông chú trọng khi ông ở Australia?

Đáp : Tôi đã viết các bài tiểu luận của mình ờ Australia vào năm 2000 và 2001. Tôi viết tất cả là 5 bài, bài đầu tiên là bài Việt Nam Đất Nước Tôi, tôi viết vào tháng 6 năm 2000; bài thứ hai là bài Việt Nam và Sự Đổi Mới, tôi viết vào tháng 4 năm 2001, bài thứ ba là bài Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại, tôi viết vào tháng 6 năm 2001; bài thứ tư là bài viết về chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi viết vào tháng 7 năm 2001 và bài thứ 5 là về Viết Tiếp Về Nhận Thức Lại, tôi viết vào tháng 8 năm 2001. Cái giai đọan mà tôi viết như vậy là năm 2000 và 2001 nhưng tôi sang Úc thì từ năm 1994 tức là có một thời gian 6 năm để tôi suy nghĩ, tôi nghiền ngẫm và tôi có một cái cơ sở so sánh giữa Việt Nam với cả thế giới bên ngòai và tôi đã viết những cái bài đấy.

Hỏi : Trong những tiểu luận của ông, ông đã chú trọng vào sự phê phán chủ nghĩa cộng sản, các sự sai lầm của những chế độ, từ khi học thuyết Mác được thực hiện ở các xứ cộng sản trên thế giới. Mục tiêu của ông hẳn là một sự cố gắng thuyết phục, những người đọc ông nhận thức rõ ràng hơn về hiện trạng và khuynh hướng sắp tới . Các vấn đề ông đặt ra đó được đáp ứng như thế nào và có ảnh hưởng để tạo được sự thay đổi đó không?

Đáp : Về điều này thì tôi nghĩ là, tôi viết với tấm lòng của mình, với sự chân tình của mình và tôi nghĩ rằng là tôi muốn là kể cả với những giới chức cầm quyền lẫn những người đọc nó. Còn việc thay đổi hay không thì tôi nghĩ rằng nó bắt đầu xuất phát là từ quần chúng. Tôi muốn nói đến một cái sự cách mạng ở trong nhận thức mà ở đại đa số quần chúng . Còn chính quyền thì tôi nghĩ rằng sẽ khó khăn hơn, bởi vì đơn giản thôi, vì đấy là vấn đề lợi quyền của họ mà họ không thề nào dễ dàng từ bỏ quyền lực, san sẻ quyền lực cho một chính đảng hay cho một tổ chức nào đó dễ dàng được. Nhưng mà tôi nghĩ rằng, tình hình Việt Nam rồi nó cũng sẽ giống như là Liên Xô, như là Đông Âu thôi. Khi mà có cuộc cách mạng trong nhận thức ấy thì nó sẽ có cuộc cách mạng trong hành động và lúc ấy thì với áp lực của quần chúng thì chính quyền cũng sẽ phải thay đổi và tôi mong muốn rằng sự thay đổi đổi đó là ở trong hòa bình bằng những giải pháp, bằng phương cách dân chủ mang tầm vóc tòan dân tộc.

Hỏi : Khi ông đã giải bày và phê phán về thực trạng của đất nước thì cái phản ứng của người đọc như thế nào? Họ có đồng ý với những vấn đề ông nêu ra trong đó thấy cần có sự đổi mới hay không?

Tất nhiên là chính quyền thì không bao giờ họ chấp nhận. Thế nhưng trong thời đại thông tin ngày nay thì sẽ bằng cách này hay bằng cách khác, thông tin từ bên ngòai sẽ vào Việt Nam, và họ sẽ thấy được rằng chủ nghĩa đa nguyên đa đảng rồi dần dần sẽ thắng thế, bởi vì cái chủ nghĩa Mác-Lênin thì rõ ràng nó đã lỗi thời và nó đã bị thực tế phủ nhận hòan tòan.

Đáp : Về phản ứng của người đọc đối với những cái tiểu luận của tôi đó thì tôi nghĩ rằng tất cả những người đã đọc những bài viết của tôi thì hõ đều cho rằng là đây là những bài viết xuất phát từ lương tâm của một cái con người rất muốn nhận thức lại tất cả những vấn đề từ chủ nghĩa Mác, về những thực tại của Việt Nam, về những quá trình lịch sử của Việt Nam, nhất là từ năm 1945 cho tới nay và có thể có những người phản đối nhưng mà họ đều có một cái nhìn thống nhất như vậy. Đa số thì tôi nghĩ rằng họ đều ủng hộ những bài viết của tôi.

Hỏi : Thưa ông Phương Nam, bất cứ một chế độ xã hội nào, các thành phần lãnh đạo khi cần có sự thay đổi về não trạng về nhận thức, tâm thức đều trong vào giới trí thức, thế thì còn giới trí thức Việt Nam có đồng ý với những phê phán của ông đưa ra không và nếu có sự thay đổi thì cái sự nhận thức đó sẽ được thay đổi mau chóng hay chậm chạp?

Đáp : Thì tôi cũng đã có những dịp tiếp xúc với cả trí thức ở bên ngòai và trí thức ở trong nước nữa, vì như anh biết tôi đi nước ngòai năm 94 mà tới mãi năm 2002 tôi mới về tức là tôi cũng đã ở Úc 8 năm, rồi từ năm 2002 tới nay tôi về trong nước thì những bài viết của tôi thì ở ngòai nước lẫn trong nước đều đọc cả, thì cái sự đánh giá ở trong nước và trí thức ở ngòai nước nó cũng có những điểm khác nhau, có những cái điểm giống nhau. Ở trong nước thì khó khăn hơn, còn ở ngòai nước thì dễ dàng hơn trong cái việc họ đánh giá về những bài viết của tôi. Còn ở trong nước thì mọi người đã được đào tạo trong bối cảnh mà bao nhiêu năm như vậy, với thông tin thường chỉ là một chiều thôi cho nên bây giờ mà bảo họ nhận thức lại, ngược lại tất cả mọi giá trị mà từ xưa đến nay họ đã tin tưởng thì lại là cả một vấn đề. Nhưng tôi tin tưởng rằng là một khi mà những bài viết đấy được phổ biến rộng rãi ở trong nước thì họ sẽ hiểu được trước hết là hiểu được tấm lòng của tôi và sau đó thỉ họ hiểu được những cái nội dung mà tôi muốn trình bày. Chính vì thế cho nên tôi rất mong muốn là những cái đó họ sẽ được đọc và tôi tin rằng đến một lúc nào đó thì họ sẽ chia sẻ với các quan niệm của tôi.

Hỏi : Còn về phần nhà cầm quyền cộng sản thì sao? Họ có phản ứng như thế nào nếu mà họ đọc được những tiểu luận ông viết ra.

Đáp : Tất nhiên rồi. Tất nhiên là chính quyền thì không bao giờ họ chấp nhận cái chuyện đấy. Thế nhưng mà, như tôi đã trình bày, tình hình Việt Nam khi mà dưới thời đại thông tin như ngày nay nó cũng sẽ bằng cách này hay bằng cách khác, bằng nhiều con đường khác nhau thì những cái thông tin từ bên ngòai sẽ vào Việt Nam và họ sẽ thấy được rằng cái chủ nghĩa đa nguyên đa đảng rồi dần dần nó sẽ thắng thế, bởi vì cái chủ nghĩa Mác-Lênin thì rõ ràng nó đã lỗi thời và nó đã bị thực tế phủ nhận hòan tòan.

Hỏi : Trước đây, một số nhà trí thức đã lên tiếng về những cái sai lầm cùa chế độ, như trường hợp của ông Hà Sỹ Phu, bị nhà nước quản chế. Ông có lo ngại sẽ bị một cái số phận như vậy không?

Rất có thể vì những bài viết này mà tôi sẽ bị gây khó khăn hoặc phải trả giá. Nhưng tôi đã nghĩ và viết ra những điều mà tôi tin tưởng vì vậy tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm và sẵn sàng hứng chịu những điều có thể xảy ra, không có vấn đề gì cả.

Đáp : Rất có thể vì những bài viết này của tôi mà tôi cũng sẽ bị gây khó khăn hoặc bị trả giá, nhưng mà tôi đã nghĩ rằng đấy là điều mà tôi tin tưởng và tôi sẵn sàng tôi nhận trách nhiệm và săn sàng tôi phải chịu có thể những cái tôi phải trả giá, thì tôi cũngsẵn sàng thôi, không có vấn đề giá cả.

Hỏi : Thưa ông Phương Nam như vậy thì hẳn ông phải có một niềm tin rất sắt son ở tương lai.

Đáp : Từ một cuộc cách mạng trong nhận thức thì sẽ có một cuộc cách mạng trong hành động và nhân dân Việt Nam sẽ đứng lên để mà thay đổi cái chế độ của mình bằng những giải pháp hòa bình, tức là bằng cái cuộc trưng cầu dân ý, để mà thể hiện cái quyền của cái người dân là họ muốn hay không muốn một cái chế độ đa nguyên đa đảng ở Việt Nam .

Phạm Điền : Xin cám ơn ông Phương Nam.

Phương Nam : Xin cám ơn anh Phạm Điền và chúc thính giả, độc giả đài Á Châu Tự Do luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.