Nhìn lại Việt Nam sau 31 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc (phần 3)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong những tuần gần đây, Trà Mi đã lần lượt gửi đến quý vị cuộc thảo luận giữa các thanh niên thuộc thế hệ hậu 30/4/1975 cả trong và ngoài nước về biến cố lịch sử ngày cuối tháng tư 31 năm về trước và ghi nhận của người trẻ về những gì Việt Nam đã đạt được cũng như những gì cần phải cải tổ hơn nữa để có thể theo kịp với đà phát triển của thế giới trong thời buổi hội nhập hiện nay.

0:00 / 0:00
WomenVietnamUs200.jpg
Cô gái Việt Nam trong trang phục áo dài-nón lá, chào đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell tại khách sạn Daewoo, Hà Nội hôm 24-7-2001. AFP PHOTO

Tuấn, Thanh ở Sài Gòn, Trung du học tại Pháp, và Đức đang định cư tại Nauy, tuy có những quan điểm khác biệt khi nói về ý nghĩa của ngày 30/4, nhưng tất cả đều nhất trí cho rằng chính sự thiếu dân chủ và chế độ một đảng độc tài cai trị là những nguyên nhân kìm hãm bước tiến của Việt Nam sau hơn 3 thập niên hoà bình.

Nguyện vọng của thế hệ được coi là làm chủ đất nước ra sao? Và các bạn sẽ làm gì để góp phần thực hiện những thay đổi cho quê hương? Đó là nội dung phần cuối cuộc thảo luận mà “Diễn đàn bạn trẻ” mang đến quý vị hôm nay.

Một lần nữa, Trà Mi xin được giới thiệu 4 gương mặt trẻ, khách mời tham gia chương trình hôm nay là Thanh đang làm việc tại một công ty chuyên về xuất nhập khẩu trong nước; Tuấn công tác trong ngành hàng không ở Sài Gòn; Trung, du học sinh năm thứ tư ngành công nghệ thông tin tại Pháp; và Đức, vượt biên sau năm 75 và định cư ở Nauy từ đó tới nay.

(xin theo dõi cuộc hội luận trong phần âm thanh phía trên)

Bạn nghĩ gì về thực trạng kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục... tại Việt Nam 31 năm sau ngày chiến tranh kết thúc? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Trà Mi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp mà quý thính giả đã dành cho “Diễn đàn bạn trẻ” trong suốt thời gian qua, và rất mong bạn nghe đài khắp nơi sẽ tiếp tục chia sẻ quan điểm với chương trình, qua hộp thư thoại (202) 530 -7775.

Xin để lại lời nhắn và số phone, chúng tôi sẽ liên lạc để mời quý vị tham gia.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

Mong được đón tiếp quý vị và các bạn trên làn sóng này, sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.