Cuộc thử thách chỉ mới bắt đầu


1999.01.19

Ngày 4-1-99, một trong các cơ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam, chi bộ Văn hóa giáo dục thuộc Văn phòng Quốc hội, đã công bố quyết định khai trừ khỏi đảng trung tướng hồi hưu Trần Độ - đảng viên 58 tuổi đảng - về tội phân phát các bài viết của mình và để lọt ra cho các hãng thông tấn thế giới các bài viết đó. Bốn ngày sau, ngày 8 tháng Giêng năm 99, tướng Trần Độ lên tiếng phủ nhận giá trị biện pháp kỷ luật này nhưng đồng thời cho biết là ông không khiếu nại bất cứ với ai việc xử lý ấy. Phải chăng như vậy là hồ sơ vụ Trần Độ coi như đã kết thúc vì không có khiếu nại của đương sự thì sẽ không có vấn đề cấp trên xét lại nội vụ? Hay là trái lại, quyết định khai trừ tướng Trần Độ đã góp thêm một làn sóng ngầm để ngọn trào chống đảng dâng cao và cuốn theo nó bất cứ vật cản nào, tạo biến động đổi mới thực sự, là điều đang được chờ đợi? Sau đây, Thiên Trung xin bình luận về vụ khai trừ nói trên. Tin tướng Trần Độ ngày 4-1-99 bị khai trừ khỏi đảng cộng sản không làm cho ai ngạc nhiên. Nhưng vụ khai trừ này là một biến cố đã khiến cho dư luận ở trong đảng cũng như ở ngoài đảng, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, phải đặc biệt quan tâm. Tất nhiên vì người bị thi hành kỷ luật có một tầm cỡ rất lớn - tuổi đời trên 75, tuổi đảng 58, thành tích chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ hơn 30 năm trên khắp các chiến trường ở ngoài Bắc, ở trong Nam: Chính trị viênVệ quốc đoàn khu Hà Nội, Chính ủy Đại đoàn 312, Chính ủy quân khu Hữu ngạn, Phó chính ủy Toàn quân Giải phóng Miền Nam, Trưởng ban Văn hóa-Văn nghệ Trung ương, Phó chủ tịch Quốc hội. Nhưng nguyên nhân sâu xa của biện pháp kỷ luật ngày 4-1-99 có lẽ là lập trường của đương sự tuy không chống đảng nhưng công khai rõ rệt chống bộ phận của đảng hiện đang cầm quyền. Lập trường này lại được thể hiện bằng những việc làm mang nội dung chống đối cụ thể qua các bài viết được phổ biến tới tầm quốc tếă. Đối với tập đoàn cầm quyền đó là một thách đố ngang ngược và vì họ muốn tiếp tục duy trì đường lối cầm quyền hiện nay, quyết định này cũng dồn họ vào thế phải quyết liệt. Tuy nhiên, họ quyết liệt nhưng lại không còn đủ thế mạnh để đi tới mức bạo tàn như trước đây đã từng xuống tay đàn áp hung bạo trong vụ "chống đảng"! Bởi vậy biện pháp khai trừ chẳng những không hy vọng gì kết thúc được vụ Trần Độ, mà còn có cơ đặt cho bộ phận cầm quyền của đảng thêm nhiều vấn đề gay go mới. Về mặt nhân quyền, từ nay tướng Trầụn Độ, theo lời chính ông tuyên bố ngày 8-1-99, sẽ hành xử những quyền của "người dân" để "tiếp tục suy nghĩ và đấu tranh" theo chiều hướng đã được vạch ra trong các bài ông đã viết. Nói cách khác, Trần Độ, dù bị khai trừ, vẫn giữ vững lậỉp trường chống chuyên chế, đòi dân chủ hóa thật sự đất nước. Trong tình hình đối đầu hiện nay giữa hai bên, yêu sách đòi dân chủ chỉ có thể tăng chứ không thể giảm. Dĩ nhiên bộ phận cầm quyền của đảng tất phải đối phó và cũng không còn cách nào khác ngoài cách gia tăng cường độ đàn áp. Cho tới nay, dư luận chung coi việc khai trừ là việc nội bộ của đảng cộng sản. Đảng nào cũng có kỷ luật của nó, và gia nhập đảng là đã thuận nhận từ trước việc áp dụng kỷ luật đó. Cho nên dư luận mặc dù không tán thành việc khai trừ tướng Trần Độ nhưng cũng không tỏ bày thái độ. Nhưng khi đã khai trừ rồi thì không còn vấn đề kỷ luật đảng nữa, mà chỉ còn vấn đề nhân quyền. Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải suy tính lợi hại rất kỹ trước khi liều lĩnh xâm phạm vào những quyền dân sự chính trị của tướng Trần Độ. Nghĩa là dù muốn hay không muốn, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đành phải để cho tướng Trần Độ tiếp tục lên tiếng đòi dân chủ ngày một dứt khoát hơn. Bằng một ngôn ngữ phổ cập, dễ hiểu nhưng sâu sắc. Và cuộc thử thách giữa ông và bộ phận cầm quyền của đảng chỉ mới bắt đầu. Nếu sự thật trong những ngày sắp tới sẽ diễn ra đúng như giả thuyết này, thì cục diện chính trị Việt Nam sẽ không còn ở tình trạng ù lì như hiện nay. Vì tương quan lực lượng giữa những người cộng sản chưa đổi mới - tuyệt thiểu số đang nắm mọi quyền lực - và những người cộng sản đã đổi mới - dưới sự lãnh đạo tinh thần của tướng Trần Dộ - sẽ chuyển động và thay đổi theo hướng đi lên của thời đại. Hiện tượng này sẽ là nhân tố tạo nên đà biến động chung cho toàn xã hội để khơi thông lịch sử. Nhưng nếu sẽ chẳng có gì đặỉc biệt sẽ xảy ra? Tướng Trần Độ sẽ an phận bị vùi dập như một Trầụn Xuân Bách, trái với những lời ông tự hẹn trong lời tuyên bố ngày 8-1-99 nhân vụ ông bị khai trừ, trái với lời ông kêu gọi các đảng viên trong toàn đảng, từ các bậc lão thành đến những người trai trẻ, "làm hết sức mình cho đảng được đổi mới tốt hơn". Và dù ông xác tín rằng trước sau thế nào đảng cũng phải đổi mới và không đổi mới sẽ chết! Nếu mọi người đều buông xuôi, phó thác số phận đất nước cho một tập đoàn cầm quyền toàn tri làm mưa làm gió thì chẳng còn gì để than thân trách phận. Họ đã xứng đáng với những người đại diện mà họ đã lựa chon và duy trì! THIÊN TRUNG

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.