Việt Nam vẫn được viện trợ, với điều kiện khắt khe hơn


1999.12.16

Lời giới thiệu: Hội nghị quốc tế lần thứ 7 về viện trợ cho Việt Nam đã nhóm họp năm nay tại Hà Nội từ đầu tuần và chấm dứt cánh đây hai ngày. Kết quả đưa ra qua bản thông cáo là sang năm tới Việt Nam sẽ viện trợ hai tỷ mốt (so với hai tỷ hai năm ngoái) cho các dự án phát triển và 700 triệu viện trợ đặc biệt (so với 500 triệu năm ngoái) cho việc cải tổ cơ chế. Tổng cộng lại thì gần như không thay đổi so với ngạch số viện trợ năm ngoái, mặc dầu các giới đầu tư ngoại quốc tỏ vẻ nghi nghờ về quyết tâm đổi mới của Việt Nam. Trong một bài bình luận ngày hôm qua, nhật báo Nhân Dân đã ca ngợi thành công của Hội Nghị, coi đây là một Ộsự cổ võ đối với nhân dân Việt NamỢ. Nếu chỉ nhìn vào các con số thì quả thực tiền viện trợ có thêm được 100 triệu, nhưng nếu hểu sâu vào những khía cạnh phức tạp của vấn đề thì thực tế không rực rỡ như tờ Nhân Dân đã nói. Mục ỘViệt Nam, Nhìn từ bên ngoàiỢ có bài nhận định và phân tích sau đây của Trần Sơn Nam... Buổi họp hai ngày ở Hà Nội của Nhóm Tư Vấn về viện trợ cho Việt Nam do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức và điều hợp đã chấm dứt thứ tư vừa qua. Tại buổi họp, ngoài đại diện của 17 tổ chức quốc tế và 25 nước cấp viện, còn có mặt đông đủ của phái đoàn chính phủ Việt Nam do Phó Thủ Tướng Nguyễn Mạnh Cầm cầm đầu. Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay được nhiều quan sát viên quốc tế theo dõi vì sau nhiều năm Hà Nội hứa hẹn đổi mới mà không thực hiện hoặc chỉ thực hiện ở mức tối thiểu, thế giới bắt đầu mất kiên nhẫn đối với Việt Nam và muốn tìm hiểu xem còn có thể tiếp tục viện trợ cho Việt Nam tới mức nào. Trước hết về phía Nhóm Tư Vấn, thì để sửa soạn cho buổi họp, Ngân Hàng Thế Giới đã đưa ra hai phúc trình gọi là ỘSửa soạn cất cánh" và ỘTấn công vào đói nghèoỢ. Được gói ghém trong ngôn ngữ ngoại giao nhằm vỗ về cố gắng và thành quả của Việt Nam trong 5 năm qua, các tài liệu thực sự đã cảnh cáo Hà Nội là nếu không đẩy mạnh đổi mới thì chẳng những khó giảm được nghèo đói mà sẽ còn phải đối phó với nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Một cánh cụ thể, đà tăng trưởng của Việt Nam có thể tụt xuống 3,5% năm tới và 3% vào năm kia, nếu chính quyền không cải tổ dứt khoát hơn và như vậy sẽ khó bắt kịp được các nước láng giềng. Có lẽ cũng vì cảm thấy sự sốt ruột của các nhóm tài trợ bên ngoài, mà trong nước thì vẫn là sự yrì trệ, ông Nguyễn Mạnh Cầm đã phải lên tiếng xác định lại quyết tâm đổi mới của Việt Nam. Ông thận trọng nói rằng vấn đề là phải Ộxác định nội dung và bước đi vững chắc phù hợp với tình thế của Việt NamỢ, nhưng để trấn an các nhà viện trợ ông nói thêm, y hệt nhuu thủ tướng Phan Văn Khải năm ngoái, rằng: "không hề có vấn đề chững lại hay do dự trong cải cáchỢ. Đối với kẻ lạc quan thì lời tuyên bố chung chung này được hoan nghênh, nhưng chả ai quên là từ nhiều năm qua nhà cầm quyền Việt Nam ở mọi cấp lãnh đạo đã từng khẳng định như vậy rồi, mà sau đó vẫn không thấy đẩy mạnh đổi mới. Về những việc cần thực hiện với tiền viện trợ, người ta có để ý tới trước sau ba chương trình dài ngắn khác nhau. Trước mắt thì có chương trình cải cách ba năm được sửa soạn với sự giúp đỡ tích cực của các định chế quốc tế, đứng đầu là Ngân Hàng Thế Giới. Chương trình này nhằm vào việc cải tổ các lãnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, mậu dịch và phát triển thành phần tư doanh. Theo các định chế quốc tế thì chương trình này có thể sẽ gây khó khăn về xã hội vì thất nghiệp có thể tăng trong nhất thời nếu giải tư khu vực quốc doanh, nhưng nếu giải phóng tư doanh thì sẽ lại tạo thêm được rất nhiều việc làm mới. Để đối phó với những bất trắc nhất thời như vậy, các nước mới chuẩn chi ngân khoản đặc biệt là 700 triệu có thể cấp phát rất nhanh khi Việt Nam bắt đầu đi vào cải cách. Năm ngoái, Việt Nam đã được cho 500 triệu vì cùng mục tiêu đó mà không xài một đồng vì chẳng cải cách như đã hứa hẹn. Năm nay, các nguồn cấp viện tăng thêm 200 triệu vào khoản đặc biệt đó chính là vì quan tâm tới khó khăn tài chánh hay xã hội nếu Hà Nội thực sự cải cách như cam kết. Như vậy, người dân thấy là chương trình hay tiền bạc đều có, vấn đề chỉ còn là nhà cầm quyền có chịu thực hiện không; vì vậy mà kinh tế gia Kazi Martin của văn phòng Ngân Hàng thế Giới tại Hà Nội nói rằng: ỘHọ chỉ cần bấm nút là thực hiện được chương trình, vả lại lần này họ đã gần đến chỗ không còn lý do nào để không thực hiện nữaỢ. Nhưng vấn đề lại không lạc quan hay dễ dàng như vậy, vì ngay tại hội nghị, bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Trần Xuân Giá nêu ý kiến đòi xét lại chương trình này. Người ta không quên là bản hiệp định thương mại Mỹ-Việt đã được điều đình xong và việc ký kết vẫn không thành, thì chương trình cải cách này chắc cũng còn phải chờ. Và chờ đợi đây là chờ đợi quyết định tối hậu của Bộ Chính Trị cho đến nay vẫn chưa dứt khoát về đường hướng cải cách đó. Kế tiếp chương trình ba năm trước mắt còn có các chương trình trung hạn là kế hoạch năm năm, và dài hạn là kế hoạch mười năm, trải dài đến năm 2010, được Hội nghị đề cập tới, với lời cam kết giúp đỡ của Nhóm Tư Vấn các nhà viện trợ. Thực ra, các viễn ảnh trung dài hạn này còn mơ hồ hơn chương trình cải cách trong ba năm, vì chưa ai biết rõ nội dung của chúng. Lý do là trong nội bộ đảng hiện nay có rất nhiều đụng độ, tranh chấp hay thanh trừng để giành quyền vạch ra đường hướng đó trong báo cáo chính trị và nghị quyết của Đại Hội Đảng khóa thứ 9, sẽ triệu tập vào năm 2001. Do đó, đường hướng hay chương trình nào chăng nữa thì cũng còn tùy thuộc vào sự ngã ngũ trong hàng ngũ lãnh đạo giữa những phe đối nghịch. Hội Nghị của Nhóm Tư Vấn năm nay là Hội Nghị Lần thứ 7. Sự kiên nhẫn của thế giới bên ngoài đối với những lời hứa xuông của Hà Nội có giới hạn nên, các quan sát viên quốc tế tin rằng không chỉ có ngân khoản 700 triệu mới bị giàng buộc vào việc cải cách những lãnh vực đã được chỉ định, mà cả ngân khoản hai tỷ mốt còn lại cũng bị giàng vào nhiều điều kiện chặt chẽ hơn trước, để phòng ngừa tình trạng hứa rồi không làm lại tái diễn. Là một cơ quan tuyên truyền của đảng, nhật báo Nhân Dân viết là thành công của Hội Nghị là Ộbằng chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc mà một số người thiếu thiện chí tung ra nhằm đánh lạc dư luậnỢ. Các quan sát viên quốc tế nghĩ rằng nếu nói đến thiện chí thì chắc chắn không phải là các định chế quốc tế và các nước cấp viện thiếu thiện chí đối với Việt Nam. Họ đã viện trợ và còn chỉ cách sử dụng viện trợ sao cho có lợi nhất cho người dân, chẳng khác chi đã làm cỗ sẵn cho Việt Nam, vậy mà trong tổng số 16 tỷ đã được cam kết, Hà Nội mới chỉ dùng có một nửa, và hàng năm kinh tế vẫn thiếu hụt chừng hai tỷ rưỡi ngoại tệ. Được trợ giúp như vậy mà Việt Nam không ra khỏi ngã ba đường thì trách nhiệm thuộc về nhà cầm quyền hiện nay. Trần Sơn Nam

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.