55 năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


1999.12.21

Dẫn nhập: Chỉ còn có ít ngày nữa, chúng ta đã bước vào thiên-niên-kỷ thứ 3 của nhân-loại. Đó là tính theo lịch Tây mà giờ này đã được xem như di-sản chung của loài người, vì lý-do đó mà lối tính lịch đó đã được chấp-nhận rộng rãi và được gọi là Ộcông-nguyên.Ợ Vẫn theo lối tính lịch đó thì ngày hôm nay, 22 tháng 12 năm 1999, là kỷ-niệm 55 năm ngày thành-lập Quân-đội Nhân-dân Việt-nam. Ở trong nước, ngày này được đánh dấu một cách trọng-thể bằng những bài diễn-văn, lễ lạt rềnh ràng hay những lời chúc tụng mà nội-dung thì ít, hoa-mỹ thì nhiều. Trong tinh-thần nhìn lại và phóng tới, nhìn lại thế-kỷ thứ 20 và phóng tới thế-kỷ 21, Đài Á-châu Tự do xin cũng đánh dấu mốc thời-gian kỷ-niệm 55 năm thành-lập đơn-vị đầu tiên của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam bằng cách duyệt lại quá-trình phấn-đấu và trưởng-thành của quân-đội đó, quân-đội mà giờ này vẫn mang nặng trên hai vai nhiệm-vụ quốc-phòng là nhiệm-vụ then chốt của nó, trong đó hiển-nhiên là có trách-nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh-thổ của Việt-nam. Đứng trước đòi hỏi đó, Quân-đội Nhân-dân giờ này có đủ khả-năng, phương-tiện và lãnh-đạo để chu-toàn nhiệm-vụ của nó không? Để trả lời, bắt đầu từ tối thứ Bảy này, 26-12, chúng tôi sẽ xin đi một loạt 7 bài kéo dài trong suốt một tuần về vấn-đề này với một bài trình bầy mỗi tối. Bảy bài đó sẽ đi vào những vấn-đề gay go như: Sự tranh-chấp trong lãnh-đạo quân-đội và chiến-tranh như đã xảy ra trong quá-khứ giữa phe quân-đội tượng-trưng bởi Đại-tướng Võ Nguyên Giáp và phe Ộdân-sựỢ trong Đảng được đại diện bởi hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Sự đánh giá lại khả-năng chiến-đấu của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam trong cuộc chiến giữa hai miền mà cách gọi thông-thường nhất kêu là ỘChiến-tranh Việt-namỢ thay vì lối gọi một chiều ở trong nước là Ộcuộc kháng-chiến chống Mỹ cứu nước.Ợ Để làm công việc này, tác-giả loạt bài sẽ nghiên-cứu trong chi-tiết một chiến-dịch then chốt trong chiến-tranh Việt-nam, vụ Tết Mậu-thân 1968, để rút ra những nhận xét và kết-luận chính-đáng và cần thiết nhất dựa trên những tài-liệu mới được công-bố sau này, sau ngày hòa-bình được vãn hồi, cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Sự đánh giá ảnh-hưởng của chính-trị đi vào quân-đội như thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ hay ngược lại là ảnh-hưởng Ộkhi quân-đội đi vào chính-trịỢ như ngày nay ở Việt-nam, với hai tướng có lúc ở chóp bu, Lê Đức Anh trong vai trò chủ-tịch nước và Lê Khả Phiêu trong vai trò đảng-trưởng. Sự-kiện này, lần đầu tiên xảy ra trong lịch-sử Đảng CSVN, có đánh dấu một chuyển hướng nào rõ rệt như là sự thắng thế của phe quân-đội trong đời sống quốc gia hay là một tiến-trình đi dần đến hình-thức quân-phiệt như ở Miến-điện? Với bài Ộkhi quân-đội đi vào thương-trườngỢ thì chúng ta sẽ xét những cái lợi hại của quân-đội trong việc làm kinh tế, nhất là thứ Ộkinh tế thị-trường theo định-hướng xã-hội-chủ-nghĩaỢ như ta có ngày hôm nay ở Việt-nam. Khi tinh-thần kinh doanh làm tiền là tinh-thần bao trùm hết cả sinh-hoạt của quân-đội thì liệu nó có ảnh-hưởng đến khả-năng chiến-đấu của nó không? Và trong một bài kết, chúng ta sẽ thử rút ra một vài kết-luận sơ khởi và có thể còn tính-cách rất tạm bợ để dự-phóng vào tương-lai 10-20 năm tới trong thế-kỷ thứ 21 xem Quân-đội Nhân-dân Việt-nam có đủ sức làm tròn nhiệm-vụ của nó trong khung cảnh và những tình-huống mới không? Thiết-tưởng, với những câu hỏi như vậy, chúng ta sẽ làm sáng tỏ được nhiều điều quan-yếu lên-hệ đến Quân-đội Nhân-dân Việt-nam, một quân-đội mà dù muốn dù không sẽ phải cáng đáng trọng-trách nặng nề là bảo vệ sự an-ninh của tổ-quốc và toàn vẹn lãnh-thổ của Việt-nam chứ không thể là một công-cụ đàn áp người dân như trong các xứ độc-tài, chuyên-chính....

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.