Chuyện thủy điện Sơn La Ờ Lai Châu


2001.06.20

Lời giới thiệu: Thứ Ba tuần qua, Tổng-bí-thư Nông Đức Mạnh thông-báo với Quốc-hội là hai ngày trước đó, vào chủ-nhật 10-6, cả 15 người trong Bộ Chính-trị Đảng CSVN đã thuận việc tiến-hành với một dự-án thủy-điện có thể xem là sẽ lớn nhất Đông-Nam-Á. Dự-án này sẽ làm ngập nước 450 héc-ta đất trong hai tỉnh Sơn-la và Lai-châu, và sẽ buộc ít nhất là 100.000 người dọn đi Cao-nguyên Trung-phần, tăng thêm áp-lực dân-số và đất đai trên một vùng đất mà gần đây người dân đã phải nổi loạn để giành lại đất và đòi quyền sống. Xin mời Quý Vị hãy theo dõi bài phân-tích do Tâm Việt viết và trình bầy cộng thêm một số dữ-kiện do Hà Lam cung-cấp về mấy dự-án tương-tự trước đây... Quyết-định của ông Nông Đức Mạnh đưa ra một lần nữa chứng tỏ là trong căn-bản không có gì thay đổi ở Việt-nam cả. Một dự-án thủy-điện thuộc vào loại lớn nhất Đông-Nam-Á, có thể tốn từ 1 tỷ 6 đô-la đến 5 tỷ mốt mà không hề được nghiên cứu trước, vẫn tung ra đặt mọi người và Quốc-hội trước sự đã rồi. Mọi người chưng hửng, cũng như người ta đã từng chưng hửng trước quyết-định rất tùy tiện, rất duy ý chí của ông Võ Văn Kiệt vào năm 1997 trước khi ông ra đi trong chức-vụ Thủ-tướng, đó là việc quyết-định xây dựng đường cao-tốc Trường-sơn công-nghiệp-hóa. Hình như những quyết-định này được đưa ra bất thần như vậy là để làm quà cho một ông lớn sắp sửa dời chính-quyền, như trường-hợp ông Kiệt, hay là sắp sửa sang thế-giới bên kia, như trường-hợp quyết-định về nhà máy lọc dầu Dung-quất để cho gần quê hương ông Phạm Văn Đồng. Làm như không cần biết những dự-án ấy có thực-hiện được không. Báo chí trong nước, chẳng hạn, đã cho biết là đường cao-tốc Trường-sơn đã đi qua những vùng nước lũ trôi băng cả cầu đường, ngập cao hơn cả nóc xe cam-nhông quân-đội. Tất cả chỉ vì thiếu nghiên cứu và làm bừa. Dự-án thuỷ-điện Sơn-la Lai-châu cũng tương-tự. Cần gì nghe ai? Liệu nó có gây tai-họa về mặt môi-trường cho vùng dưới không? Không cần biết. Lấy tiền ở đâu, cũng chẳng cần hay. Mà tiền cần có để xây dựng dự-án đâu phải là ít: Thấp cũng là 1 tỷ 6 đô-la, còn cao thì cần lên đến 5 tỷ 1, toàn những thứ tiền đâu phải mọc trên cây mà ra. Đại diện của một quốc gia thường cho Việt-nam vay tiền cũng phải nói: ỘChưa thấy ai hỏi chúng tôi về mặt tài-trợ cho dự-án này. Nhưng nếu chúng tôi có được hỏi thì chúng tôi cũng sẽ nói là phải để ý đến mặt tác hại về xã-hội.Ợ Chưa kể đến vấn-đề tác hại môi-trường. Trong một bài viết gần đây về hai dự-án thủy-điện Sông Đà và Trị An, tác-giả Hà Lam cũng đã phát biểu đại để như sau: Người ta không quên thiên tai ngập lụt của năm 2000 tại miền tây Việt Nam đã làm chết nhiều nhân mạng và mất nhiều tài sản nhất, mực nước rút đi chậm nhất, dù như khi so sánh với nạn lụt năm 1966 thì mực nước của năm 2000 thấp hơn năm 1966 rất nhiều. Ở trong nước, bấy lâu nay người ta chủ trương phát triển địa phương vô tội vạ, rồi để thay vào sự hiểu biết thì người ta chủ trương "lấy cần cù bù thông minh" nhằm thực hiện cho bằng được ý kiến của mình bất kể đúng hay sai. Dự án Thủy Điện Sông Đà là thí dụ: Hồi đó đã có rất nhiều đề nghị là lấy sản lượng điện tại nhà máy Sông Đà, đem bán cho lân bang Trung Quốc và Lào... để lấy lợi tức lập các nhà máy điện khác cho những tỉnh miền Trung và miền Nam Việt nam, song điều khuyến cáo nầy đã không được chấp nhận để bắt buộc điện từ Sông Đà phải bán tới Cà Mau, kết quả là việc thiết lập đường dây, các Trung tâm biến điện và sự thất thoát điện năng đã làm nhà máy Sông Đà đi vào một thế rất nan giải, đặc biệt là một khi mất điện là mất điện cả nước. "Cố chấp" và không nghe để hiện nay lại bắt đầu thành lập các nhà máy nhỏ dọc theo hệ thống điện Sông Đà để từ từ gánh vác bớt cái "ngu muội" và "cố chấp" của đầu lãnh Sông Đà gây ra !!! Từ ngập lụt do thiên tai đến ngập lụt do "ngu muội" và "cố chấp", đó là nạn Thủy lợi phát triển một cách không cần suy nghĩ đúng sai, lợi hại mà để thoả mãn tính tự ái, cho cái lệnh của Độc Đoán là trên hết, và địa phương vẫn là ông "Vua"! Rồi đến nhà máy và đập nước Thủy Điện Trị An dù là thượng nguồn, nhưng đã đóng góp rất đắc lực trong việc tạo ra ngập lụt 2 lần trong ngày nơi các vùng nằm ở Đông Bắc Sài Gòn. Người ta được biết, chiều dài về sông ngòi chung quanh Sài Gòn là dài đến gần 22 ngàn km,tương đương với chiều dài bờ biển của Việt Nam và cũng chính vì thế mà hệ thống thủy triều của Sài Gòn đã tạo nên một phương tiện lưu thông đường thủy rất quan trọng vừa ít tốn kém vừa bớt tai nạn như hiện tượng kẹt xe trên đường bộ tại Sài Gòn ngày nay. Tuy nhiên, nếu ưu đãi về sông ngòi đã giúp cho đời sống người dân Sài Gòn ngày xưa được hưởng sự ưu đãi của thiên nhiên biết bao, thì bây giờ nó lại hành hạ nhân dân Sài gòn như thế nào với các đập nước và dự án thủy lợi vô tổ chức, vô ý thức, chỉ làm cho bằng được ý kiến của mình, bởi những người lãnh đạo độc đoán, độc đảng. Cứ vào các giờ nước thủy triều lên cao thì dân chúng vùng Đông Bắc Sài gòn, lo phải tát nước từ trong nhà ra ngoài, quán xá thì mọi người ngồi chồm hổm trên các ghế đẩu, xe cộ chết máy đầy đường, xe hơi chạy nhanh, tạt nước vào các nhà 2 bên đường và khách bộ hành như trong ciné vậy. Lý do là các cống rãnh thuộc khu vực nầy đã phát triển thấp hơn mực nược biển, tệ hại hơn nữa là hệ thống đê điều để lấy nước chung quanh Sài gòn đã giúp cho Thủy triều tại những khu vực nầy cao hơn thường lệ và thoát ra chậm chạp hơn khi thủy triều xuống, dẫn đến tình-trạng các lỗ cống lấy nước ngược từ các nhánh sông ngoài vào thành phố, nhất là gặp lúc Thủy triều lên mà còn mưa nữa, thì mực nước trên những khu vực nầy có nơi hơn 1 thước. Được biết, các nhà lãnh đạo ngày nay tại Việt nam, đã cho tăng cấp các con đường tại các khu vực nầy đến lần thứ hai, lần nầy lên mặt đường cao hơn nửa mét mất luôn cả lề đường. Trong lần nâng cấp trước đây chừng 3 tấc làm cao mặt đường, cứ thủy triền lên thì nước ào vào nhà dân vì con đường bên giờ chỉ còn chứa được một phần nước vừa lên cao mà thôi !!!. Cho nên nước từ các ống cống ào vào quán xá nhà ở và để lại một màn phù sa, chờ trời nắng thì tung bay vào không khí cho môi trường đã tồi tệ, nay còn tồi tệ hơn cho nhân dân. Người dân cũng phải chạy theo mặt đường, phải nâng cấp nền nhà, có nhiều căn phố đúc đã không xử dụng được tầng trệt vì sự nâng cấp nầy. Lần nầy thêm nửa mét mặt đường, và cơi cao các hộc thoát nước của ống cống trên mặt đường, để nước khỏi nhào vào nhà khi thủy triều lên, nhân dân lại phải nâng cấp nền nhà thêm nữa, có nhiều căn nhà không đi thẳng người vào tầng trệt được, nhiều quán xá đang hì hục tát nước để tiếp tục làm ăn chờ đủ tiền nâng cấp nền nhà của họ và giữ khách hàng, làm cho ta có thể nhìn thấy một sinh hoạt thật sôi động vào giờ thủy triều dâng tại các khu vực nầy, nghĩa là một điều thật bất hạnh cho người dân ! Nhiều người dân Sài Gòn dự đoán, chỉ cần một ngày mưa ròng rã, cộng vào thủy triều thì dân cả thành phố đáng yêu nầy bị ngập lụt vài ngày. Ngập lụt do những đầu óc "Ưu Việt" như hiện có tại Việt Nam là một trong những thế bí, do chính họ dựng nên, bởi chính họ chà đạp cướp đoạt tài sản của người khác nên đã tạo ra những anh hùng nhiều "cao ngạo", đôi khi được hợp thức hóa bằng bằng cấp "giả" để cố giữ vai trò, vị trí của tập đoàn, nhưng chính nó cũng là những cái "gai" không nhổ được mặc dù có đau nhức và người ta cũng nhìn ra sự tai hại của nó ! Bất cứ điều gì đi ngược lại sự tiến hóa của nhân loại thì tự nó phải bị đào thải. Độc tài, độc đoán, độc đảng làm khổ nhân dân thì rồi cũng phải lãnh chịu hậu quả mà thôi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.