Các giải báo chí ở TP-HCM


2001.06.22

Lời giới thiệu: Ngày Nhà báo Việt Nam năm nay, tổ-chức vào hôm 13-6, diễn ra tương-đối yên ắng, một phần có lẽ cũng vì Đảng CSVN, tức đảng lãnh-đạo ở trong nước, trong lúc này đang lúng túng không biết đi đường nào. Lãnh-đạo mà còn lúng túng thì ra chỉ-thị hay chỉ-đạo cũng khó. Nổi nhất có lẽ chỉ có sinh-hoạt của Hội Nhà báo TP-HCM khi công-bố giải báo chí của Hội năm nay. Tâm Việt có bài phân-tích sau đây dựa trên những tin tức nhận được từ trong nước.... Theo tin của báo Lao Động thì Ộngày 13.6, Hội Nhà báo TP-HCM đã công bố kết quả chấm giải báo chí lần thứ 19 (tức cho năm 2000-2001) của Hội.Ợ Giải được chia làm 6 nhóm [gồm] Nhóm I là phóng sự, điều tra, phim tài liệu; Nhóm II là nghị luận; Nhóm III là người tốt việc tốt, tin và ảnh báo chí; Nhóm IV là các công trình tập thể, các trang chuyên đề; Nhóm V là đề tài trẻ em; và Nhóm VI không thấy nói nhưng hình như là các đề-tài văn-hóa, thông tin. Một sinh-hoạt như các giải báo chí là tốt và ở trên khắp thế-giới người ta hàng năm có những giải báo chí tương-tự, thường là ở trong khuôn khổ một quốc gia. Tỷ như ở Mỹ có giải Newman hay giải Pulitzer là những giải rất có uy-tín và một ký-giả được một giải như vậy có quyền cảm thấy mình đã thành công phần nào trong sự-nghiệp làm báo của mình. Lại cũng có những giải báo chí quốc-tế như WAN, tức World Association of Newspapers, Hội Báo Thế-giới, năm ngoái đã trao giải Bút Vàng cho G.S. Đoàn Viết Hoạt của Việt-nam. Ở Việt-nam ngày nay, người đọc báo thường đi tìm những báo xuất bản ở Sài-gòn, tức TP-HCM, phần vì đây là trung-tâm sinh-hoạt về nhiều mặt của đất nước và phần cũng vì ở đây, xa nhà chúa báo chí cũng có dễ thở hơn, nói như tiếng ngày hôm nay ở trong nước là dễ ỘthoángỢ hơn. Đó là chưa kể ở Sài-gòn cũng có truyền-thống làm báo tự do từ trước năm 1975 nên không ít người được truyền nghề từ các đàn anh. Chính vì vậy mà các báo Sài-gòn như Lao Động, Tuổi Trẻ hay ngay cả Công An TP-HCM cũng được nhiều người theo dõi hơn là các báo xuất phát từ miền Bắc. Thậm chí, nói đến báo Đảng thì một tờ như Sài Gòn Giải Phóng cũng sống động hơn hẳn tờ Nhân Dân là cơ-quan chính-thức của Trung-ương Đảng CSVN, là một tờ báo mà ngay cán-bộ khi phải đọc cũng xem là một thứ cực-hình. Chẳng thế mà để làm cho tờ báo có phần tươi mát hơn, màu mè hơn, chính tờ Nhân Dân cũng đã phải ra tờ Nhân Dân Chủ Nhật với những bài dễ đọc hơn, những bài mà người đọc thấy có những điều đáng đọc và học hỏi. Chính ông Bùi Tín, tức cựu-Đại-tá Quân-đội Nhân-dân VN khi ông còn ở trong nước và làm báo ký tên Thành Tín, đã làm chủ-bút tờ Nhân Dân Chủ Nhật từ ngày nó ra đời cho đến khi ông đi tỵ nạn tại Pháp. Trở lại giải thưởng báo chí năm nay ở TP-HCM, riêng nhóm II tức về nghị-luận lại không có giải. Điều này phải xem là một điều khá lạ trong một chế-độ mà vẫn tự xem mình là có ưu-thế về mặt tư tưởng. Riêng sự-kiện này đủ nói lên sự nghèo nàn của tư tưởng ở Việt Nam hôm nayỞmột điều khá dễ hiểu khi ta biết là tư tưởng CS hay gọi nhẹ đi là tư tưởng chủ-nghĩa xã-hội đang bị hoàn-toàn bị phá sản, còn các loại tư tưởng khác thì vì bị xem là nghịch với ý-thức-hệ chính-thức của Nhà nước nên bị cấm đoán, loại-trừ, không được phổ-biến. Chính sự bế tắc này đã làm chậm đi sư phát triển của tư tưởng Việt Nam ngày nào mà tư tưởng của một người tự nhận là không có tư tưởng riêng, ông Hồ Chí Minh, vẫn còn được xem là chỉ-đạo, là Ộminh-triết.Ợ Nói chung, giải thưởng báo chí năm nay ở TP-HCM xem ra chủ-yếu nhắm vào tệ-nạn tham nhũng. Giải nhất của nhóm I, chẳng hạn, được trao cho tác-phẩm ỘKhi người dân dũng cảm cứu nguy hai công trình trên 16 tỉ đồngỢ của tác-giả Thế Hưng, báo Tuổi Trẻ, và một trong những giải ba trong cũng nhóm thuộc về tác-giả Trần Quang của báo Lao Động với bài ỘAi đã lũng đoạn Viện Kiểm sát Nhân dân TP-HCM?Ợ Nếu những bài thuộc loại Ộphóng sự điều traỢ này chứng tỏ được phần nào sự trưởng- thành và vững tay nghề của một số ký-giả trẻ ở trong nước, nói chung họ vẫn có nhiều giới-hạn trong việc khui ra những việc làm bê bối của các Ộông bựỢ hay những vụ lớn có nhiều chân rết trong chính-quyền và nhất là trong cơ-cấu Đảng. Nói cách khác, khui ra vụ nhỏ thì được, dăm tỷ Việt Nam thì Ộô kêỢ nhưng đụng đến ông Phạm Thế Duyệt ở trong Bộ Chính-trị trước Đại-hội IX hay lôi ra những Ộtai to mặt lớnỢ trong các vụ án như vụ ma túy Vũ Xuân Trường hoặc vụ Tamexco là chuyện không thể xảy ra được, là chuyên bất khả xâm-phạm. Thành thử sự trong suốt trong báo chí Việt Nam ngày hôm nay, ngay cả ở TP-HCM, bảo là không có hoàn-toàn thì không đúng song nó cũng chỉ hơn trước thời Đại-hội VI, đại-hội phát động thời-kỳ Đổi Mới vào năm 1986, được tí chút mà thôi. Báo chí Việt Nam, kể cả ở TP-HCM, còn phải nhiều năm nữa thì mới bắt kịp được với sự tự do mà báo chí được hưởng, không riêng gì ở các nước Tây-Âu mà ngay cả so sánh với các nước láng giềng như Thái-lan hay Phi-líp-pin. Ở những nước này, báo chí được đưa tin đã đành mà đôi khi còn được luận tội, ít nhất trong các trang quan-điểm hay phản ánh dư-luận, về các vụ xử tham-nhũng hay ăn hối-lộ lên đến tận những cấp tối-cao trong nước. Đó là trường-hợp của các tổng-thống Wahid ở Indonesia, Estrada ở Philippines và đương kim Thủ-tướng Thái-lan. Ở một hoàn-cảnh mà báo chí còn thiếu trong sáng như vậy thì chuyện một người tù được tòa tha mà rồi vẫn bị giữ thêm hơn 16 năm nữa là chuyện tuy oái oăm nhưng không khó hiểu. Mặt khác, một câu chuyện như vụ án Mai Văn Huy ở Đồng Tháp đút lót để các nhà báo viết hay, viết tốt hay viết chạy tội cho mình, như được kể lại trong Sài Gòn Giải Phóng ngày 13-6, đúng vào Ngày Nhà báo Việt Nam, sẽ không có gì là lạ vì tất cả trong một xã-hội như vậy là sống nhờ sự mờ ám, trong đó chỉ có đồng tiền và hủ-hóa là đã trở thành một thứ mỡ dầu cho xã-hội đó chạy máy. Có lẽ cũng vì thế mà Ngân-hàng Thế-giới hôm rồi họp ở Hội-an để duyệt lại các chương-trình cho vay và viện-trợ cho Việt Nam đã phải làm một điều không tiền khoáng hậu, đó là kêu gọi chính-quyền Hà-nội phải cho tự do ngôn-luận và báo chí thì mới mong Việt Nam đi ra khỏi được vũng lầy tư tưởng và xã-hội của ngày hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.