Dân biểu Olivier Dupuis trả lời phỏng vấn RFA


2001.06.07

Lời giới thiệu: Vừa buớc xuống phi trường Frankfurt (Đức) theo chuyến bay từ Bangkok trở lại Bỉ, ông Olivier Dupuis, Dân biểu Quốc hội Âu châu, Tổng bí thư Đảng Cấp tiến Liên Quốc gia, liền gọi điện thoại về Paris báo tin cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế về chuyến đi Việt Nam và cuộc tọa kháng (sit-in) tại Thanh Minh Thiền viện ngày 6.6.01. Nhân dịp này, Dân biểu Olivier Dupuis đã dành cho đặc phái viên Ỷ Lan của Đài Á Châu Tư Do một cuộc phỏng vấn về chuyến đi Việt Nam của ông và cuộc tọa kháng tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon hôm 6.6.2001... Ỷ Lan: Xin ông kể cho nghe về chuyến đi của ông tại Việt Nam. Lúc đến phi trường và lúc về khách sạn? Dân biểu Olivier Dupuis: Mọi sự xẩy ra bình thường, nghĩa là khá chậm chạp, ai cũng phải mất một giờ đồng hồ mới ra khỏi phi truờng. Người phụ tá của tôi và tôi luôn đi riêng để tránh sự nghi ngờ. Tôi cực kỳ bất ngờ trước một thành phố Saigon, cho ta thấy sức sống mãnh liệt. Khí hậu rất nóng nực. Đấy là những cảm giác trong ngày thứ nhất. Tôi phải công nhận những kẻ qua đường khá tươi cười trên đường phố. Hỏi: Nghĩa là ấn tượng đầu tiên không bắt nhận được không khí sặc mùi công an hoặc kềm chế hoặc đàn áp trong thành phố? Đáp: Không, không cảm thấy điều đó trên đường phố vì tôi hiện diện rất ngắn ngủi ở Saigon - Hầu như tập trung giữa thành phố là sự chen sống, những hoạt động kinh tế, cho ta cảm giác một sự sôi động. Hỏi: Anh đến Saigon vào hôm 5.6, anh có đến thăm ngay Thanh Minh Thiền viện không ? Đáp: Không. Và không đến ngay là đúng. Con đường Trần Huy Liệu này đầy xe cộ lại nhỏ. Nhiều quán rượu và nhiều công an, nhưng đây là điều tôi khám phá ra vào ngày hôm sau. Martin Schulthes đến một ngôi chùa khác có khoảng cách tương tự với trung tâm thành phố để ước lượng thời gian đi đến Thanh Minh. Đó là chuyện chúng tôi làm ngày đầu tiên. Hỏi: Bây giờ chúng ta bước qua cái ngày sôi nổi. Xin anh cho biết những gì đã xẩy ra sáng ngày 6.6 tại Thanh Minh Thiền viện? Đáp: Thật kinh ngạc. Theo kế hoạch phải đến sớm để gặp cho được Hòa thượng Quảng Độ. Thế là vào lúc 8 giờ sáng tôi đến chùa. Chuẩn bị sẵn và trả tiền xe ôm ngay, tôi liền bước vội, không vội lắm, nhưng đoan quyết bước nhanh vào cổng chùa. Rất may mắn, khi vào trong chùa thấy ngay thang gác, tôi cổi giày, làm mất một vài giây - và tôi gặp một nhà sư ở cầu thang. Liền tức khắc 2 công an đuổi theo sau lưng. Và từ giây phút ấy, hai công an đeo sát tôi cùng vị sư già mà dường như ông buộc lòng phải có mặt. Lúc ấy, tôi cố ý chần chờ. Vì không thể leo lên tầng ba, tôi đành đứng ở tầng hai cũng là tầng chánh điện có tượng Phật... Không cách gì mon men đến chỗ của chư Tăng, tôi bị kẹt cứng ở đấy. Ý nghĩ loé nhanh trong đầu tôi là hãy ngồi thiền để trì hoãn thời gian xem có gì thay đổi về sau chăng, hoặc cách xa thêm công an, hoặc họ bỏ đi. Nhưng không được Sau tôi mới biết tôi đã ngồi như thế cho tới 11 giờ trưa. Chùa mở cửa mọi ngày lúc 8 giờ sáng, đóng cửa 11 giờ trưa, rồi mở lại từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối. Lúc 11 giờ trưa công an đến ềmờiỪ tôi ra khỏi chùa. Hắn mặc thường phục, nhưng cách điệu cho thấy không phải là nhà sư hay người tri sự của nhà chùa, mà là một kẻ có nhiệm vụ canh gác nơi này. Khi trở lại lần thứ hai, tôi có cảm tưởng rất rõ là 7, 8 công an ngồi túc trực. Trong sân truớc chùa có 7, 8 người mà tôi nghĩ đang làm cùng nhiệm vụ. Bọn họ cùng chung một nhóm gọi là giữ ềtrật tự công cộngỪ trong chùa. Nhưng phía bên kia đường có 2, 3 công an trong đồng phục, đi đi lại lại trước chùa, cách chừng 50 thước. Tôi chỉ nhận ra điêèu đó khi chúng tôi bị bắt, lúc ấy còn có nhiều công an mặc thường phục bên kia đường nữa. Bọn họ rất cảnh giác, theo như cách mà họ vồ chụp tôi khi tôi vào chùa lúc 8 giờ sáng, chứng tỏ bọn họ đang canh sẵn. Một người Tây phương nơi một ngôi chùa không nằm ở trung tâm thành phố, không nhiều người ngọai quốc qua lại, là điều khá lộ liễu. Đó đã là một yếu tố. Nhưng ngoài ra, tôi cảm thấy rõ ràng là quân số công an đã gia tăng để đối phó với ngày 7.6, là ngày Hòa thượng Quảng Độ dự tính ra Quảng Ngãi ruớc Đại lão Huyền Quang về Saigon. Tôi thấy được sự kiểm sóat chặt chẽ hơn trước, và lực lượng đã được tăng cường, cả tăng cường cảnh giác. Hỏi: Vâng, anh rời chùa lúc 11 giờ sáng, và như anh đã điện thoại sang anh Võ Văn Ái cho biết cuộc tọa kháng buổi chiều với tấm biển yêu sách. Xin anh kể rõ chuyện này và những chi đã xẩy ra? Đáp: Tôi đã gặp khó khăn trong 3 giờ đồng hồ là thời-gian tôi phải ngồi đó để suy nghĩ tìm phương thức khác. Mọi cánh cửa đều đóng kín, chẳng cách chi gặp được Hòa thượng Quảng Độ. Khi về lại khách sạn, tôi bàn với người phụ tá, anh Martin Schultes Cũng bởi vì mọi yêu cầu được gặp Hòa thượng đều vô vọng, chúng tôi quyết định làm một hành động gì để chứng tỏ là chúng tôi đang nắm vững tình hình tại chỗ, chúng tôi không bị hoàn cảnh đánh lừa, và rằng Hòa thượng Quảng Độ thực sự bị giam hãm. Dấu hiệu này chứng tỏ một chính sách bất bao dung đối với các tín ngưỡng, các tôn giáo, chứ không chỉ là cấm đoán tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tư tuởng. Sau đó chúng tôi quyết định phải có một cử chỉ tác động. Chúng tôi viết khẩu hiệu rất đơn giản : Trả tự do cho Hòa thượng Thích Huyền Quang Ờ Trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ Ờ Tự do Tôn giáo cho Việt Nam. Hẳn nhiên đây mới chỉ là một khía cạnh của các nan đề Việt Nam ngày nay, nhưng là nan đề được cảm nhận sâu sắc đang hội tụ những người có thể là quyết tâm nhất ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ỘLời kêu gọi cho Dân chủ Việt NamỢ với ỘSách lược 8 điểmỢ vốn được rất đông người Việt cùng một số lớn các nhân vật quốc tế hậu thuẫn, là một minh chứng. Minh chứng rằng ngoài vấn đề tự do tôn giáo, trong số các Tăng sĩ, các tu sĩ, các nhà tôn giáo, có những người giá trị, như Hòa thượng Quảng Độ, nhận thấy rõ là tình trạng không thể tiếp diễn được nữa. Và rằng dân chủ phải được nêu một cách quyết liệt (ngay cộng đồng quốc tế cũng phải tham dự), nhưng điều đó lại chưa hề xẩy ra. Hỏi: Và anh đã quyết định tọa kháng tại Thanh Minh Thiền viện với những tấm biển ấy? Đáp: Tôi đã làm như thế. Trở lại chùa lúc 4 giờ chiều, tôi hỏi thẳng một công an cho tôi gặp Hòa thượng. Họ đang tụ tập khoảng 8. 9 người mặc thường phục trước cổng chùa. Hắn bảo phải hỏi ý kiến sư trụ trì, rồi đi vào chùa. Một lát sau trở ra với nhà sư tôi gặp lúc sáng. Nhà sư trả lời bằng tiếng Việt, một công an dịch ra tiếng Anh, rằng Hòa thượng bị bệnh, chính vị sư trụ trì cũng không được lên thăm Hòa thượng, bác sĩ cấm mọi cuộc thăm viếng. Câu trả lời chính thức như thế. Tôi nói tôi không đồng ý. Rồi tức thì, tôi giương tấm biển với các hàng khẩu hiệu yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và tự do tôn giáo cho Việt Nam. Việc xẩy ra cực kỳ nhanh. Martin Schultes đứng cách tôi khoảng 30 thước đang chụp hình. Công an phát hiện ngay Martin, đồng lúc phát hiện tấm biển khẩu hiệu tôi giăng ra. Một số công an tiến nhanh về phía Martin, và một công an chạy qua đuờng về phía tôi, nhưng bị dòng xe cộ vun vút cản trở phần nào. Nhưng bỗng nhiên dòng xe cộ này chạy chậm lại, họ nhìn đọc tấm biển khẩu hiệu của tôi trước khi tiếp tục đi. Công an ra lệnh cho họ chạy nhanh lên, nhưng họ vẫn cứ chần chờ đọc biểu ngữ. Tôi nghĩ đã có nhiều trăm người đọc các yêu sách tôi ghi trên tấm biển. Cuối cùng một công an len được qua đường, chạy đến giật tấm biểu ngữ của tôi. Rồi yêu cầu cả hai chúng tôi theo công an về đồn của quận cách chùa chừng 500 thuớc. Cuộc thẩm vấn bắt đầu. Hỏi: Vậy à. Anh ở đồn công an bao nhiêu lâu ? Những câu hỏi gì đã được đặt ra? Anh có bị tịch thu gì không? Đáp: Cuộc thẩm vấn kéo dài 5 giờ đồng hồ. Rất nhiều câu hỏi. Họ nói tiếng Anh khá trôi chảy. Thái độ cũng rất nhã nhặn. Viên chức này cùng một số người khác thuộc cùng cơ quan thẩm vấn tôi lần đầu. Công an bao quanh rất đông người , nhưng cảnh sát trong quận không tham gia thẩm vấn. Một lát sau, ba nhân viên thuộc sở di trú đến. Mọi sự bắt đầu trở lại. Mất thì giờ khá lâu. Nhưng cũng nhã nhặn. Có một bà sĩ quan nói rất giỏi tiếng Pháp, một sĩ quan nói tiếng Anh giỏi. Cả hai đều thân mật. Rất chính xác trong câu hỏi nhưng thân mật. Không chút thô lỗ, ngay cả... không la lối, không mệnh lệnh tàn nhẫn. Tất cả xẩy ra đứng đắn. Đến chừng đâu 7 giờ tối, một nhân vật quan trọng - tôi đoán thế chứ không thấy đeo lon hay ghi danh chức vụ - hiện ra, và thế là cuộc thẩm vấn thứ ba bắt đầu. Lần này, hai chúng tôi bị chia riêng. Chúng tôi buộc phải xuất trình mọi vật liệu trong xách tay của chúng tôi. Họ cũng hỏi chúng tôi ai viết những biểu ngữ này... hình như không mấy lỗi trật trong chữ Việt. Tôi nói với họ Ộkhông, không ai cảỢ, chữ viết của tôi đấy. Tôi nói rằng những người bạn giúp tôi dịch ra chữ Việt, nhưng những người này không ở Việt Nam, chúng tôi nhờ dịch qua điện thoại, rồi chính tay tôi viết ra các khẩu hiệu. Điều họ muốn biết là chúng tôi đã gặp những người Việt nào trong thời khoảng vài giờ truớc khi tôi biểu tình. Tôi nghĩ họ hiểu rất nhanh là chẳng có ai cả. Tôi trở lại chuyện thẩm vấn lần thứ ba. Có lúc công an chẳng phải là những tay mơ, rất rành rẽ nghiệp vụ, hỏi tôi có quên gì trong túi không. Bởi vì họ có thấy Martin Schulthes trao cho tôi gì đó khi chúng tôi bị bắt. Tôi đành phải đưa cho chúng đĩa chụp hình khi tôi tọa kháng biểu tình. Họ nói đi nói lại rằng hành động của chúng tôi bất hợp pháp, vì chúng tôi xin chiếu khán đi du lịch. Các bạn dư biết tôi đã trả lời ra sao. Tôi nói với họ rằng điều bất hợp pháp ở đây là giam giữ một Đại lão Hòa thượng, trong khi Hòa thượng đã hết hạn quản chế từ ba năm qua ; điều bất hợp pháp ở đây là ra lệnh quản chế hành chính và giam giữ Hòa thượng Quảng Độ ngoài mọi thủ tục pháp lý, vân vân. Từ đó nổ ra một cuộc tranh cãi. Nói cho cùng, dù sao cũng đã có một số trao đổi, trên một giọng điệu lịch sự. Họ không nhắc tên ai cả. Tuy nhiên họ đã lấy mọi số điện thọai trong ổ nhớ điện thọai cầm tay của tôi, trong đó có ghi số mọi cuộc điện đàm. Thế là họ biết ngay đã có một cuộc điện đàm với Paris, là cuộc điện đàm có tính quyết định. Vì từ cuộc điện đàm ấy mà những khẩu hiệu viết lên biểu ngữ đã được khai sinh. Hỏi: Rồi sau đó, họ quyết định trục xuất anh phải không? Cuộc trục xuất xẩy ra như thế nào? Đáp: Các thủ tục tiến hành nhanh gấp, họ báo lệnh trục xuất và cho phép ghé khách sạn lấy hành lý ngay. Chúng tôi theo đoàn xe có đèn chớp và còi hụ xuyên qua Saigon. Thật là điều thú vị. Và từ khách sạn ra phi truờng cũng vậy. Nhưng truớc khi được ra đi Ộlong trọngỢ cách đó, chúng tôi phải ngồi nghe ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Sai gòn Ộgiảng đạoỢ. Ông ta ăn mặc rất Mỹ, đầu đội mũ lưỡi trai baseball... Một người cỡ sáu mươi, ông ta nói rằng chúng tôi vi phạm luật pháp Việt Nam, ông ta nói ở Việt Nam tự do tôn giáo được mọi luật pháp, Hiến pháp bảo đảm, vân vân. Đúng là một cuộc Ộgiảng đạoỢ. Rồi tôi cũng tự cho phép mình Ộgiảng đạoỢ lại ông ta, chứ không thể đối thoại với hạng người ấy. Tôi nói không thể nào chấp nhận lối đánh giá hiện cảnh tại đây như thế, nơi tôi thấy tự do tôn giáo không được tôn trọng, và đó đã là lý do đẩy tôi đến Việt Nam để nhìn thấy rõ là những yếu tố minh chứng trái ngược lại lời của ông ta. Chẳng có chi gọi là đối thoại. Ông ta nói lên lập truờng chính thống. Chúng tôi quyết nói lên những nguyên do tôi đến Việt Nam. Hỏi: Tôi đồng ý. Thật lý thú. Và thế là anh bị trục xuất, ngồi trong xe có còi hụ và đèn chớp ra tận sân bay. Rồi sao nữa ? Đáp: Theo lẽ, chủ nhật tôi mới về bằng đường bay Air France. Nay chúng tôi buộc phải mua vé khác của đường hàng không Thái. Họ nhanh chóng đẩy chúng tôi lên máy bay. Dường như chuyến bay trì hoãn chừng muời phút để đợi 2 người khách. Chúng tôi phải bỏ tiền túi mua vé. Những nhân viên sở di trú đi kè kè, tuy lịch sự nhưng vội vã, vừa chạy vừa làm thủ tục nhanh như gió rồi đưa xe ra tận cầu thang máy bay. Chúng tôi là 2 người khách cuối, thẻ hộ chiếu bị trao cho vị chỉ huy máy bay giữ, mà một sĩ quan ở phi truờng Bangkok sẽ tiếp thu. Theo cách đó, họ coi chúng tôi là kẻ tội phạm. Hỏi: Tội phạm? Sao lại bắt phải mua vé máy bay? Đáp: Nó từa tựa như những người Trung quốc phải bỏ tiền mua viên đạn cho thân nhân bị tử hình. Chuyện chúng tôi không đến nỗi kinh rợn như thế, nhưng... Hỏi: Thế rồi anh đến Bangkok. Vậy sau vụ biến này anh có tính chuyện gì khác? Tại Bangkok, anh tuyên bố rằng anh và Đảng Cấp tiến Liên quốc gia sẽ tiếp tục cuộc vận động cho hai Hòa thượng Phật giáo cũng như các phong trào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Đúng thế không? Hỏi: Tuyệt đối đúng. Tôi nghĩ rằng trong số những người đã gặp, ngay cả trong giới công an, có một điều ta gặp ở bất cứ nuớc dân chủ nào. Đó là ý thức rằng thực taiỉ Việt Nam đang chuyển đổi, nhưng lại thiếu một cái gì đó khiến cho sự phát triển không thể tiếp tục như thế nữa, và dân chủ là một nhu cầu khẩn thiết. Đây là điều riêng tôi cảm nhận đuợc, khác hẳn ngôn ngữ của nhà nước. Cuộc Ộgiảng đạoỢ của ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Saigon thậ là bi ai. Rõ ràng lời ông nói là một bài diễn văn dọn sẵn, một lễ thức, rất hình thức. Ôâng ta đã làm theo nhiệm vụ hay theo máy móc. Ngay trong những người trẻ hơn, kể cả trong giới công an, tôi cảm nhận rõ ràng... Tôi nghĩ là không còn một niềm tin nào trong họ. Tôi không tin là họ tham gia toàn thân vào cuộc lễ đạo đang được các lãnh tụ chính trị cất lên. Họ có vẻ đàng hoàng hơn, nhưng không ai nhận ra điều đó. Hỏi: Anh có dự án gì trong tức thời không? Đáp: Tôi suy nghĩ về những điều phải làm. Phản ứng của tôi là chúng ta phải nhấn mạnh trên hai truờng hợp cụ thể của Đại lão Hòa thượng Huyền Quang và Hòa thượng Quảng Độ. Dù rằng Quốc hội Âu châu đã biểu tỏ cho truờng hợp của Đại lão Hòa thượng và đòi hỏi trả tự do vô điều kiện từ nhiều tháng qua, chúng ta vẫn phải cứng rắn trong vụ này, không riêng đối với Quốc hội Âu châu, mà tại Ủy hội Âu châu và Hội đồng Âu châu để đem lại công lý cho hai Hòa thượng. Đó là chỉ nói riêng trường hợp ở Âu châu,. Có nghĩa là làm sao cho lệnh quản chế trở thành bất hợp pháp và tính pháp lý của nó bị phá vỡ, và Đại lão Hòa thượng Huyền Quang không còn lý do để bị quản thúc mà không thể về Saigon sống cuộc đời hợp pháp. Ngoài chuyện đó, tôi cũng nghĩ là qua hành động cho hai truờng hợp này, chúng ta phải đòi hỏi cho chùa viện vắng bóng công an để trở thành nơi cư ngụ cho Tăng sĩ và để cho tín đồ được tự do sinh họat tôn giáo. Còn nhiều phương thức khác nữa, mà chúng ta phải suy nghĩ. Tôi nghĩ ngay đến chuyện còn nóng, là phải minh chứng rằng chúng ta có thể lật ngược thế cờ. Tôi nghĩ rằng khuynh huớng hiện nay đang lâm vào tình trạng tiêu vong. Có thể không quá rõ, quá nhanh, nhưng đã đậm nét, như một sự đóng kín. Chúng ta phải hành động, phải quyết đấu để tạo ra các tín hiệu ngược chiều. Ỷ Lan: Cảm ơn anh Olivier Dupuis về cuộc phỏng vấn này sau hai ngày cực nhọc, nguy hiểm nhưng không hiếm phần ly kỳ. Xin chúc anh nghỉ ngơi cho lại sức!

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.