THAM-NHŨNG, MỘT NHỨC NHỐI KHÔNG NGUÔI: TRÁCH-NHIỆM VỀ AI?


1998.10.27

INTRO: Trong nhũng bài trước, chúng tôi đã trình bầy về cơ-cấu đường dây tham-nhũng Phạm Thế Duyệt-Đinh Hạnh ở ngay tại Hà-nội, chủ-yếu là trong một vụ cụ-thể, được biết dưới tên ỘDự-án Thủy Cung Thăng Long.Ợ Chúng ta cũng đã điều nghiên sự móc nối khá tinh-vi giữa Trịnh Vạn Thiện, người không có bao nhiêu tiền nhưng có những quen biết cần thiết, và Lê Tấn Cương, người làm ăn sa sút nên nhận chường mặt ra để làm bình-phong cho Công-ty Vạn Thiện. Cũng như bệnh ung-thư, tham-nhũng chỉ có thể tồn-tại khi những tế-bào bệnh ờ bên ngoài ăn sâu được vào cơ-thể con bệnh, ở đây là cơ-chế Đảng và Nhà nước ở ngay thủ-đô Hà-nội của nước CHXHCN Việt-nam, cộng-sinh cộng-hưởng với ngay những tế-bào trong cơ-thể đó để ngày một bành-trướng, biến thành những khối dị-dạng đe dọa đến sự sống còn của cơ-thể đó. Những Trịnh Vạn Thiện, Lê Tấn Cương là những tế-bào bệnh lúc đầu nằm bên ngoài cơ-thể chính-quyền và tổ-chức Đảng-bộ ở Hà-nội. Đến khi hai người đó tiếp-xúc với chính-quyền thì gặp ngay một Đinh Hạnh sẵn sàng làm tế-bào đón nhận vi-trùng bệnh. Đinh Hạnh còn tỏ ra xuất sắc hơn cả sự chờ đợi của cặp bài trùng Trịnh Vạn Thiện-Lê Tấn Cương. Ta hãy nghe thêm một chút về những mánh lới đục khoét từ bên trong chính-quyền của một người như Đinh Hạnh. Bài này, bài thứ 7 và bài cuối đi trong loạt bài ỘTham-những, một nhức nhối không nguôi,Ợ vẫn do Tâm Việt viết với sự trình bầy của Phan Dũng và Ánh Chân. VOICE 1: Không có những tay trong tiếp sức thì hiển-nhiên, những việc làm như của Trịnh Vạn Thiện và Lê Tấn Cương cũng không đi tới đâu. Đằng này, theo tiết-lộ của kiến-trúc-sư Trần Thanh Vân, nhà ở số 7/2 Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội, điện-thoại được ghi là số 8.294 291, viết trong lá thư thứ ba của ông đề ngày 25-7-1998, thì Đinh hạnh đã tỏ ra sốt sắng một cách lạ thường. Thư ông gọi đó là một sự Ộlạm dụng chức quyền ủng hộ dự án Thuỷ Cung Thăng Long [một cách] vô nguyên tắc.Ợ Nguyên văn bức thư đó nói như sau: VOICE 2: ỘTừ đầu năm 1996, khi Công ty Vạn Thiện vừa trình báo cáo dự án tiền khả thi Thủy cung Thăng Long thì ngày 16/5/1996 trong công văn số 1041/CV/UB ông Đinh Hạnh đã bật đèn xanh cho 7 cơ quan cấp dưới làm các thủ tục cấp đất (gọi là cho ỘthuêỢ thực chất là ỘcấpỢ). Như vậy phải chăng ông Đinh Hạnh đã yêu cầu các cơ quan dưới quyền phải Ộcầm đèn chạy trước ô tôỢ? Rõ ràng như ban ngày là Công văn số 1229 CV/UB ngày 22/5/1997 UBND Thành phố mới trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì phải có mưu mẹo dối trên lừa dưới thế nào thì công văn số 3345/KTTH ngày 4/7/1997 Phó Thủ tướng Trần Đức Lương mới ghi ỔĐồng ý thông qua dự án tiền khả thi khu du lịch văn hóa Thủy cung Thăng Long.Ỗ Ấy vậy mà ông Đinh Hạnh đã yêu cầu UBND Quận Tây Hồ thành lập Ban Giải phóng mặt bằng từ 16/5/1996 nghĩa là từ hơn một năm trước. Với lối làm ăn như vậy, có ai dám cãi lệnh ông Đinh Hạnh không? Chắc chắn là không! Cho nên không ai ngạc nhiên lắm khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi ngày 18/2/1998 với quy mô ngót 21 ha ở bán đảo Tây Hồ thì cái ao của Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng An ở cạnh hồ bơi Quảng Bá đã nghiễm nhiên trở thành của riêng của Công Ty Vạn Thiện. Để bảo chữa, người ta còn tung tin rằng dây là một dự án khác (!) Công ty Vạn Thiện mạnh như vậy sao? Người ít hiểu biết nhất cũng nhận ra rằng đây là chỉ là trò bịp bợm. Trong vụ việc này, ông Đinh Hạnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các cơ quan cấp dưới của Hà Nội có lỗi không? Có, nhưng chỉ ở mức độ nào đó thôi, bởi lẽ họ làm sao chống lại lệnh?Ợ VOICE 1: Đoạn khác, kiến-trúc-sư Trần Thanh Vân lại cho biết: ỘKiểm điểm việc chấp hành các Luật Công ty, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng cơ bản qua đó thấy rõ Vạn Thiện không đủ điều kiện làm chủ đầu tư rồi. Ông Đinh Hạnh vẫn cố tình ỔcứuỖ Vạn Thiện bằng cách đề nghị cho vay ưu đãi 50 tỷ và vẫn ủng hộ để Vạn Thiện được vay Công ty Asia Holding Limited 20 triệu USA với sự bảo lãnh của ngân hàng lại càng sai phạm thêm. Bộ Kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến của các bộ các ngành đẻ trình Thủ tướng Chính phủ trước khi Chính phủ phê duyệt nhưng đã ngang nhiên bỏ qua những ý kiến đó (báo Đại Đoàn Kết đã nêu ra điều nầy ngày 13/7/1998). Có khác nào cố đấm ăn xôi? Công văn trả lời Thủ tướng Chính phủ ngày 3/7/1998 vẫn một mực bênh Công ty Vạn Thiện đủ điều kiện để làm ỔChủ đầu tưỖ.Ợ VOICE 2: Tuy ông Đinh Hạnh là vô nguyên tắc như vậy song ông cũng không thể hành-động một mình mà táo bạo như thế. Đồng-minh ông không thiếu, ngay trong cơ-cấu của Nhà nước, ở ngay trong những cơ-quan chuyên-trách về các vấn-đề đất đai, thiết-kế đô-thị và tu bổ cảnh-quan của Hà-nội ở trong chính-quyền. Ta hãy nghe kiến-trúc-sư phó-tiến-sĩ Hoàng Phúc Thắng cung-cấp thêm tin tức về mặt này trong thư của ông đề ngày 26-8-1998, mà nguyên-văn như sau: ỘAi mới là chủ đầu tư thực sự của dự án ỔThủy Cung Thăng LongỖ và những ai đã vô tình hay cố ý đẩy Công ty V.T. sa vào hố sâu tội lỗi? ỘNgay sau khi việc mua bán công thổ quốc gia công khai xảy ra, nhiều luật sư cũng như chuyên gia của các cơ quan tư pháp đã khẳng định là hoàn toàn có thề khởi tố vụ án đối với ông Lê Tấn Cương về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân, và với mức độ nghiêm trọng như vậy, ông Lê Tân Cương chắc chắn sẽ bị xử lý theo pháp luật thậm chí có thể tới mức tù chung thân hoặc tử hình. Song xét sự việc trong tổng thể cũng dễ nhận ra rằng ai mới là chủ đầu tư thực sự của dự án này và ai là những kẻ đã vô tình hay cố ý đẩy ông Lê Tấn Cương vào hố sâu tội lỗi? Theo nhiều nguồn tin có thể kể ra vai trò của những Công ty tư vấn như Công ty SENA (một công ty tư nhân do ông Nguyễn Sơn Lộ, con rể ông Hà Ngọc Tiếu, nguyên là Thiếu tướng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm Tổng Giám đốc), hoặc Công ty CDC (một ông ty thuộc Bộ Xây dựng do ông Ngô Xuân Quang, con đẻ ông Ngô Xuân Lộc, nguyên là Bộ trưởng Bộ xây dựng, nay là Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Giám đốcẦ). Song vai trò chính, trách nhiệm chính vẫn thuộc về các cán bộ hiện đang được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ làm công chức trong bộ máy chính quyền.Ợ VOICE 1: Những cán-bộ đó, theo đơn kiện dự-thảo của kiến-trúc-sư Nguyễn Hoàng Phương viết ngày 15-6-1998 để gửi lên Toà án Nhân-ân Tối-cao ở Hà-nội sau khi ông đã nghiền ngẫm và nghiên cứu 1482 trang hồ-sơ về vụ ỘThuỷ cung Thăng Long,Ợ gồm những tên tuổi như sau: 1. Ông Ngô Xuân Lộc, Phó Thủ tướng Phụ trách kiến trúc-qui hoạch của Chính phủ Về tội: Lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét và phê duyệt dự án. 2. Ông Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp-Văn phòng Chính phủ Về tội: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét và trình duyệt dự án. 3. Ông Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Về tội: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét và trình duyệt dự án. 4. Ông Đinh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Về tội: Lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét và trình duyệt dự án. 5. Ông Nguyễn Tấn Vạn, Thứ trưởng Bộ xây dựng Về tội: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét, thẩm định dự án. 6. Ông Trần Trọng Hanh, Vụ trưởng Vụ kiến trúc qui hoạch-Bộ xây dựng Về tội: lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xem xét và thẩm định dự án. 7. Ông Nguyễn Lân, Kiến trúc sư trưởng Thành phố hà Nội Về tội: Lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc điều chỉnh qui hoạch cũng như trong việc xem xét thẩm định dự án. HẾT

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.