Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, bàn về nhân quyền ở Việt Nam


2006.12.10

Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An, RFA

Tính tới nay, đã 58 năm, kể từ ngày bản Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền 1948 được long trọng công bố tại Paris, thủ đô của nước Pháp. Trong khoảng thời gian trên nửa thế kỷ này, nhân loại đã đạt được những tiến bộ nào về mặt nhân quyền? Và người dân Việt Nam đã thực sự được hưởng những nhân quyền nào? Thân phận con người ở Việt Nam nay ra sao?

PoliceHumanRights150.jpg
Hai cảnh sát tuần tra trên đường phố Hà Nội hôm 13-11-2006. AFP PHOTO

Đó là hướng thảo luận trong cuộc trao đổi sau đây giữa biên tập viên Nguyễn An của Đài chúng tôi và Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặi tại Paris.

58 năm ngày ra đời Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền

Nguyễn An: Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 58 ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền 1948. Người ta đã nói rất nhiều về bản văn quốc tế nổi tiếng này. Liệu có còn điều gì mới để nói thêm nữa không?

Trần Thanh Hiệp: Có chứ. Với một bản văn quốc tế mà người ta coi là ngọn hải đăng của loài người như bản TNTGNQ 1948 thi vào bất cứ lúc nào cũng có những điều mới để nói. Điều tốt lẫn lộn với điều xấu. Nhưng có lẽ chúng ta nên hãy bàn về những điều tốt.

Vì có thể nói rằng tuổi thọ 58 năm của bản TNTGNQ 1948 đã đánh dấu những bước tiến rất lớn trên con đường nhân quyền. Bản TN này, theo tôi, đã là một ngã rẽ của nhân loại để đi hẳn vào chặng đường mà người ta có thể gọi tên là chặng đường của văn minh.

Nguyễn An: Có phải ý luật sư muốn nói loải người đã chia tay hẳn với dã man không?

Tư tưởng về nhân quyền thật ra đã manh nha từ gần 5000 năm rồi và đã mang nhiều sắc thái khác nhau tùy thời đại. Nếu cho đến những thế kỷ gần đây nó vẫn còn là sự chiếu rọi xuông dưới trần thế của thần quyền thì sau hai cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Mỹ và ở Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, nhân quyền đã trở thành sản phẩm mà chính loài người đã tạo ra cho nó.

Trần Thanh Hiệp: Ai mà dám khẳng định một cách tuyệt đối rằng ở trên địa cầu chúng ta đang có măt, vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này, đã không còn dấu vết gì của dã man nữa. Nhưng xét về đại thể thì bản TNTGNQ 1948 là sự thể hiện rầt cô đọng của một ý thức mới vê nhân quyền, trải qua những biến thiên của 5000 năm nó hiện hữu và đã trở thành văn minh.

Vì thế, bản TN này còn là thuốc hiện hình để tìm ra những nơi mà vào những năm 2000 vẫn còn chứng tích của dã man. Đó là hai điều chưa được nói đến nhiều, nếu tôi không lầm.

Tuyên ngôn 1948, một ý thức mới về nhân quyền

Nguyễn An: Luật sư đã nhắc đến một quá trình biến thiên 5000 năm của nhân quyền đi từ dã man đến văn minh. Vậy bản TNTGNQ 1948 ở vào chặng nào?

Trần Thanh Hiệp: Như tôi đã nói, bản TNTGNQ 1948 là sự đột xuất của một ý thức mới, và văn minh, về nhân quyền, ngay trong thế kỷ XX là thời điểm mà trí nhớ tập thể của nhân loại đã ghi khắc mức độ dã man ghê rợn chưa từng thấy nơi con người.

Ý thức này mới về cả hình thức lẫn nội dung. Nó được kể là văn minh vì nó đã giúp, trên một qui mô rất đáng kể, nâng cao phẩm giá của con người, cải thiện tương quan giữa con người với con người trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế.

Nguyễn An: Luật sư có thể nói rõ hơn là theo Luật sư tương quan giữa con người và con người đã được cải thiện ra sao và theo cách nào?

Trần Thanh Hiệp: Tư tưởng về nhân quyền thật ra đã manh nha từ gần 5000 năm rồi và đã mang nhiều sắc thái khác nhau tùy thời đại. Nếu cho đến những thế kỷ gần đây nó vẫn còn là sự chiếu rọi xuông dưới trần thế của thần quyền thì sau hai cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Mỹ và ở Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, nhân quyền đã trở thành sản phẩm mà chính loài người đã tạo ra cho nó.

Tôi cho rằng việc chính quyền Bush lấy tên CHXHCNVN ra khỏi sổ đen CPC không giải quyết ổn thỏa được cuộc tranh chấp hiện nay, nếu phía nhà cầm quyền Hà Nội không dứt khoát thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền bằng những biện pháp cải cách sâu rộng để hội nhập vào luật quốc nội các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền.

Vào giữa thế kỷ XX, sự ra đời của bản TNTGNQ chính là sự đột xuất của ý thức con người cá thể, không phải tập thể, coi mình là gốc, tự làm chủ lấy vận mạng của mình. Ý thức này năm 1945 hãy còn ở trạng thái bào thai tuy được bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc tuyên xưng.

Nhưng năm 1948 qua thông điệp TNTGNQ, nó đã xuất hiện như một sức mạnh tinh thần, mở ra một triển vọng lịch sử mới cho một nhân loại, đã đưa nhân quyền lên hàng giá trị phổ biến để nền hòa bình toàn cầu được thiết lập và duy trì một cách bền vững. 58 năm đã trôi qua kể từ khi thông điệp này được gửi đi từ điện Chaillot ở Paris.

Nhìn lại đoạn đường đã đi, ngươi ta thấy quả thật loài người ở vào thời điểm cuối thiên niên kỷ thứ hai đầu thiên niên kỷ thứ ba, đã biết thay nếp sống chung cũ dựa trên tranh chấp bằng bạo lực, bằng nếp sống chung mới, trong đó tranh chấp bằng bạo lực đã biến thành diều giải bằng luật pháp.

Biến đổi như vậy là điều mà người ta gọi là văn minh. Và bản TNTGNQ 1948. họp cùng với hai Công ước quốc tế 1966 về nhân quyền và hai Hiệp định thư phụ đính thành Hiến chương quốc tế Nhân quyền, là một trong những sức đẩy giúp cho cuộc sống của loài người ngày càng văn minh. Chính vì thế mà TNTGNQ 1948 đã có một chỗ đứng rất đặc biệt trong lịch sử nhân lọai.

Ý thức tôn trọng Nhân quyền ở Việt Nam

Nguyễn An: Ở Việt Nam tuy đảng cầm quyền là Đảng cộng sản nhưng CHXHCNVN năm 1977 đã gia nhập LHQ, năm 1982 đã tham gia hai Công ước quốc tế về nhân quyền, năm 1992 lại có Hiến pháp đổi mới và Hiến pháp này năm 2001 còn được sửa đổi, bổ sung để đất nước chính thức đi vào con đường pháp quyền, dân chủ, văn minh như người ta đọc thấy nơi điều 3 của Hiến pháp này.

Vậy tại sao tình trạng nhân quyền, dân quyền ở Việt Nam vẫn đang có vấn đề? Sự kiện mới đây CHXHCNVN được xóa tên trong sổ đen CPC có báo hiệu loại biến đổi của văn minh mà Luật sư đã nêu lên ở trên không?

Trần Thanh Hiệp: Tình trạng nhân quyền rất xấu tại Việt Nam là điều từ lâu đã rất sáng tỏ trước dư luận thế giới. Tất nhiên nhà cầm quyền Hà Nội vẫn bác bỏ sự thật này.

Nếu nhìn vấn đề dưới ánh sáng của TN 1948 thì không thể chối cãi được rằng ở Việt Nam hiện nay, nhân quyền chỉ có trên giấy tờ và qua đủ loại khẩu hiệu, còn trong thực tế thì những nhân quyền hình thức này đều bị tước đoạt và thay thế bằng cả một hệ thống nhân quyền giả, với những lời hứa hẹn một ngày nào đó sẽ thành nhân quyền thật.

Tôi không tin là sa lầy sẽ còn có thể kéo dài. Vì tình hình đã đổi mới hiện nay sẽ đẻ ra một lô gích pháp lý-chính trị mới mà nếu có dịp tôi sẽ xin trình bày thêm.

Sự đình hoãn có tính quá độ này là chủ trương đơn phương của Đảng cầm quyền. Nhưng đủ mọi tầng lớp trong xã hội đã biểu lộ dưới những hình thức tranh đấu đòi được hưởng ngay tức khắc những nhân quyền đang bị đình hoãn.

Tôi cho rằng việc chính quyền Bush lấy tên CHXHCNVN ra khỏi sổ đen CPC không giải quyết ổn thỏa được cuộc tranh chấp hiện nay, nếu phía nhà cầm quyền Hà Nội không dứt khoát thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền bằng những biện pháp cải cách sâu rộng để hội nhập vào luật quốc nội các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền.

Chính quyền Bush đã chỉ làm công việc áp dụng trên bình diện ngoại giao một đạo luật của Mỹ về tự do tôn giáo mà thôi chứ không quyết định được gì về chính sách nhân quyền ở Việt Nam cả. Lại càng không thể đứng về phía chính quyền Việt Nam để đàn áp nhân quyền vì đó là chuyện nội bộ, người Việt Nam sẽ phải tự giải quyết lấy với nhau.

Nguyễn An: Như vậy có nghĩa là tình trạng sa lầy hiện nay về nhân quyền ở Việt Nam còn kéo dài, như Luật sư trong một buổi phát thanh trước đây đã tiên đoán?

Trần Thanh Hiệp: Tôi không tin là sa lầy sẽ còn có thể kéo dài. Vì tình hình đã đổi mới hiện nay sẽ đẻ ra một lô gích pháp lý-chính trị mới mà nếu có dịp tôi sẽ xin trình bày thêm.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.

Thông tin trên mạng:

- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.