Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc

Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công du Trung Quốc và Ấn Độ cùng một thời điểm.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011.10.12
000_Del512725-305.jpg Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011.
AFP photo

Quan hệ cân bằng với hai nước

Những thông tin, thời sự này đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận có ý nghĩa ra sao, vì có liên quan đến hai đại cường đông dân nhất thế giới, và Việt Nam được xem là có vị trí chiến lược bén nhạy tại vùng Đông Nam Á. Đỗ Hiếu có cuộc trao đổi với Tiến Sĩ Ngô Vĩnh Long, giáo sư phụ trách môn Lịch sử Châu Á, tại đại học Maine, Hoa Kỳ.

Đỗ Hiếu: Thưa Giáo sư, mấy hôm nay tin tức qua báo chí trong nước đều nói tới chuyến đi rất quan trọng và đặc biệt của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Theo đó thì hai bên ký kết sáu văn kiện hợp tác, và cũng có đặt vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông. Giáo sư có ý kiến gì về chuyến đi này?

GS Ngô Vĩnh Long: Qua chuyến đi này, trước hết ông Nguyễn Phú Trọng cần phải làm sao cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đỡ nóng lên, bởi vì trong vòng hai, ba năm qua thì Trung Quốc lấn lướt quá nhiều đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng muốn tỏ ra là mềm dẻo với Bắc Kinh, như họ xác định là lấy quan hệ hai nước làm trọng, theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” tức là 16 Chữ Vàng. Theo tôi thì, Việt Nam muốn trong lúc này làm sao mà hạ nhiệt một tí.

Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, cũng liên quan đến thời cuộc đang được dư luận chú ý, đó là chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân viếng thăm chính thức New Delhi, hai chuyến đi này có liên quan với nhau không?

GS Ngô Vĩnh Long: Thật ra cái quan hệ với Ấn Độ rất quan trọng bởi vì như vấn đề tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn cũng dính liền với Ấn Độ Dương, mà Trung Quốc cũng gây gổ rất nhiều với Ấn Độ. Gần đây, Ấn Độ sang thăm dò dầu khí với Việt Nam thì bị Trung Quốc lập tức hăm he, thành ra vấn đề lãnh đạo Việt Nam sang Ấn Độ, cho biết là Việt Nam đang đi dây, nhưng không những đi dây giữa Ấn Độ với Trung Quốc mà còn với các nước Đông Nam Á và với Mỹ, Nhật nữa.

Trong tình hình mà Trung Quốc đang hăm he Ấn Độ mà Việt Nam lại muốn có quan hệ tốt với Ấn Độ thì lẽ dĩ nhiên, phía Việt Nam phải chứng minh rằng, mình có thể cân bằng được giữa hai đối thủ này trong khu vực Á Châu, thành ra, hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, mỗi người sang thăm một nước để cho thấy quan hệ cân bằng, không thể chỉ có một người đi Trung Quốc thôi.”

Đỗ Hiếu: Thưa Tiến sĩ, trở lại với chuyến công du Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, báo chí trong nước có nói là giữa hai nước còn tồn tại nhiều bất đồng, xung quanh chuyện tranh chấp Biển Đông, và vì lợi ích nhân dân hai nước, vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết. Giáo sư có nhận định ra sao?

Trong tình hình mà Trung Quốc đang hăm he Ấn Độ mà Việt Nam lại muốn có quan hệ tốt với Ấn Độ thì lẽ dĩ nhiên, phía Việt Nam phải chứng minh rằng, mình có thể cân bằng được giữa hai đối thủ này trong khu vực Á Châu.

GS Ngô Vĩnh Long

GS Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ là Việt Nam phải tiếp tục tranh thủ thôi, đây là một nước cờ đầu, cái quan trọng trong chuyến đi này, lãnh đạo Việt Nam nói rằng bên Trung Quốc cần phải căn cứ vào chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hiệp Quốc và luật biển năm 1982.

Tất nhiên là hai bên cần dựa vào luật pháp này để cùng nỗ lực tìm kiếm giải pháp lâu dài cho tranh chấp giữa đôi bên. Tôi nghĩ đó là một bước nhượng bộ Trung Quốc, đây cũng là một căn cứ và nguyên tắc để Việt Nam tranh thủ về lâu về dài, nhưng Việt Nam không nên dựa vào vấn đề giải quyết song phương, một khi đã nói đến công ước quốc tế thì Việt Nam phải dựa vào những nước khác trong và ngoài khu vực, chứ không thể chỉ hai bên (Việt Nam, Trung Quốc) nói chuyện với nhau, nếu gặp nhau song phương, thế nào Trung Quốc cũng sẽ ép Việt Nam. Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang sang thăm Ấn Độ là để lấy sự ủng hộ của nước thứ ba.

Cần quốc tế hóa vấn đề biển Đông

000_Hkg5312144-200.jpg
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc gặp nhau tại Hà Nội hôm 07/9/2011. AFP
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc gặp nhau tại Hà Nội hôm 07/9/2011. AFP
Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, ông vừa mới nói tới chủ trương đi dây của Việt Nam, theo kinh nghiệm nghiên cứu về lịch sử Á Đông, việc nhà lãnh đạo đảng và nhà nước, một bên đi Bắc Kinh, một bên đi New Delhi, thì quan hệ giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam sẽ phát triển hay là gặp ít nhiều trở ngại?

GS Ngô Vĩnh Long: Đây là tùy theo bản lãnh của giới lãnh đạo Việt Nam, như tôi nói lúc nãy, thật ra đây không phải chỉ là vấn đề giữa Ấn Độ với Trung Quốc, mà Việt Nam cần phải vận động sự ủng hộ của các nước trong khu vực, các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có dính líu tới vấn đề Biển Đông, ngoài ra còn cần sự ủng hộ của Mỹ, là một cường quốc cộng sinh với Trung Quốc, vì Bắc Kinh đang nhờ Mỹ rất nhiều, nhưng lại muốn lấn Mỹ, nhưng nếu không có sự can thiệp của Mỹ trong khu vực, thì Trung Quốc không những lấn Mỹ, mà còn lấn các nước khác nữa. Đây không phải là chuyện chỉ đi dây giữa hai nước, mà Việt Nam cần vận động nhiều nước khác trên thế giới, tất nhiên là quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.

Trong tạm thời, việc phái hai ông Chủ tịch nước và lãnh đạo Đảng sang thăm hai nước lớn như vậy, tôi nghĩ là tốt thôi. Đây là tiến trình tìm kiếm giải pháp, nếu căn cứ vào những ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cứ theo đó mà làm thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Đỗ Hiếu: Giáo sư vừa mới nói đến một sự tìm kiếm, với một thái độ khôn khéo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trở lại chuyện thời cuộc ở Việt Nam được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm, đó là các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh, ở Hà Nội và Saigon, tại Hà Nội thì liên tục suốt mười mấy tuần lễ, chuyến đi này của ông Trọng có dính dấp ít nhiều gì tới vấn đề đi biểu tình rồi ngưng biểu tình, sang đó để xoa dịu hay tìm lại sự nồng ấm giữa Hà Nội với Bắc Kinh không?

GS Ngô Vĩnh Long: Trước hết là chánh phủ Việt Nam đã nhượng bộ Trung Quốc rất lớn trong việc hạn chế biểu tình ở Việt Nam, thật  ra nếu chánh phủ Việt Nam không hạn chế biểu tình thì đã có hàng ngàn người đi biểu tình chứ không phải chỉ vài trăm người đâu. Hạn chế biểu tình là để cho Trung Quốc biết là đã nhượng bộ lắm, nhưng khi nhượng bộ Bắc Kinh như vậy, thì chánh phủ Việt Nam mất lòng dân, khi mất lòng dân thì tính chính danh sẽ yếu đi.

Đây không phải là chuyện chỉ đi dây giữa hai nước, mà Việt Nam cần vận động nhiều nước khác trên thế giới, tất nhiên là quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.

GS Ngô Vĩnh Long

Thành ra chuyến sang Trung Quốc lần này (của ông Trọng), cũng cho họ biết rằng, chúng tôi đã nhượng bộ các anh nhiều rồi, theo tôi, nếu ông Nguyễn Phú Trọng có bản lĩnh thì cần nói rằng, các anh không nên làm quá, bởi vì làm vậy sẽ khó cho chúng tôi, nên nỗ lực tăng cường sự hợp tác giữa đôi bên, tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp không những trên Biển Đông thôi, mà còn trên các lãnh vực khác, để Việt Nam được ổn dịnh, bởi vì nếu Việt Nam không ổn định thì Trung Quốc cũng sẽ không ổn định.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay về vấn đề thời sự Châu Á.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
18/10/2011 12:39

Nguyên tắc căn bản là Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội và Thủ Tướng, còn ông TBT đảng thì không phải là chính quyền, thế nên những ký kết chỉ là giữa 2 đảng với nhau không có giá trị pháp lý nào cả. Hãy nhớ lại chuyện ông Lê Khả õPhiêu qua Pháp năm nào, ông ta tưởng mình là cái gì đó nên đòi hỏi chánh phủ Pháp phải trải thảm đó, bắn đại bác đón tiếp theo nghi lễ quốc khách, rốt cuộc chính phủ Pháp chỉ cho ông Thị Trưởng Paris đón ngay tại tòa thị sảnh ...

Anonymous
16/10/2011 06:48

MOT BAI VIET RAT HAY VA KHACH QUAN

Anonymous
12/10/2011 12:59

Không biết ông GS này là ở đâu phong, nhưng thấy trong ngôn từ, thì tui nghĩ, học thức cũng tầm thường thôi, thèn cha này biết đách gì, phải hiểu rằng, biểu tình chỉ gây náo loạn, không giải quyết được gì, mấy thèn NGU mới làm vậy thôi, mà còn bọn phản động lợi dụng để khích lòng dân, thèn cha này không hiểu rõ vấn đề gì hết (N)

Anonymous
12/10/2011 19:34

bai phong van nay,hay nhat cau'NEU LAM DUNG NHU VAN BAN MOI KY GIUA HAI NUOC VN VA TQ THI VN SE THIET HAI RAT LON'vn da mac vao cai bay tu ngu'LICH SU'lich su o day la su viec da roi.QDHS trung cong da chiem lay va mot phan lon QDTS.Day la LICH SU ma TQ muon noi den,chu khong phai 'LICH SU hien nhien la cac QD neu tren la cua VN.va TQ cung khong thua nhan la ho chiem giu bat hop phap cac QD cua VN,nen ho van dung tu'LICH SU',nen ho khong de cap den thoi diem tra lai cac QD cho VN con cai tu ngu se giai quyet cai nao DE giai quyet truoc ,cai nao KHO giai quyet sau THOI GIAN GIAI QUYET la vo cung tan.../vu cong du cua bo sau DCSVN la mot THAT BAI cho dan toc VN.nhung lai co LOI cho dang CSVN de ho con co the cai tri lau dai dat nuoc VN.day la MON QUA ma DCSTQ danh cho DCSVN de thuong cho viec DCSVN da khon kheo cai tri dan VN dung voi y do cua DCSTQ.

Anonymous
12/10/2011 19:38

bai phong van nay,hay nhat cau'NEU LAM DUNG NHU VAN BAN MOI KY GIUA HAI NUOC VN VA TQ THI VN SE THIET HAI RAT LON'vn da mac vao cai bay tu ngu'LICH SU'lich su o day la su viec da roi.QDHS trung cong da chiem lay va mot phan lon QDTS.Day la LICH SU ma TQ muon noi den,chu khong phai 'LICH SU hien nhien la cac QD neu tren la cua VN.va TQ cung khong thua nhan la ho chiem giu bat hop phap cac QD cua VN,nen ho van dung tu'LICH SU',nen ho khong de cap den thoi diem tra lai cac QD cho VN, con cai tu ngu se giai quyet cai nao DE giai quyet truoc ,cai nao KHO giai quyet sau THOI GIAN GIAI QUYET la vo cung tan.../vu cong du cua bo sau DCSVN la mot THAT BAI cho dan toc VN.nhung lai co LOI cho dang CSVN de ho con co the cai tri lau dai dat nuoc VN.day la MON QUA ma DCSTQ danh cho DCSVN de thuong cho viec DCSVN da khon kheo cai tri dan VN dung voi y do cua DCSTQ.

Anonymous
03/11/2011 15:29

toi cam thay moi van de chanh chap du ben nao dung ben nao sai cung deu het suc nhay cam de dan den chien tranh . van biet hoang sa , truong sa la thuoc dia phan cua viet nam nhung vi chung quoc i minh la nuoc manh nen lam can . chung ta phai het suc tinh tao kho duoc manh dong , phai su ly tinh huong that thong minh de chanh gay da chien tranh ma van du duoc toan ven lanh tho . day la bai hoc cho chung ta ,canh tinh toan dang toan dan phai het minh xay dung dat nuoc de viet nam som cho thanh mot nuoc giau manh . chi co nhu the thi moi kho bi cac nuoc khac de ep ma thoi.

Anonymous
12/10/2011 12:52

Tôi là người dân bình thường, song tôi cũng muốn người Việt trên toàn thế giới đoàn kết bảo vệ tổ quốc, tôi cũng mong Việt Nam hợp tác học hỏi các thế mạnh của các nước trên thế giới để đưa đất nước Việt Nam phát triển bền vững.
Tôi ủng hộ bài báo trên.

Anonymous
12/10/2011 18:24

Trung Quốc không phải là một thế lực đáng sợ vì thời điểm hiện tại , TQ có quá nhiều kẻ thù giống như quan hệ giữa Mỹ và các nước Trung Đông . Nếu chính quyền VN biết lợi dụng vào 2 điểm : làm bạn với các nước láng giềng có hiềm khích với TQ và giữ được quan hệ thích ứng với 3 nước mạnh dân , mạnh tiền, mạnh quân sự là Nhật ,Ấn Độ và Mỹ thì TQ không thể liều lĩnh gây xáo trộn trong ít nhất là 2-3 thập niên kế tiếp . Nên nhớ TQ luôn luôn bị hiểm hoạ phân cách đòi hỏi tự trị của các bang tộc to lớn và Đài Loan vẫn là hình ảnh mà dân TQ mong muốn thay đổi chính quyền CS .
30 năm có đủ thời gian để VN xây dựng một nền tảng văn minh dân chủ và kinh tế tiến bộ như Nam Hàn hay Singapore là yếu tố quyết định sự sống còn của dân tộc VN trước hiểm hoạ đồng hoá của anh bạn láng giềng phương Bắc .