Không có đột biến tại ASEAN 16

Hội nghị lần thứ 16 của giới lãnh đạo các quốc gia ở Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, vừa kết thúc hồi trưa nay tại Hà Nội.
Trân Văn, phóng viên RFA
2010.04.09
NguyenTanDung-Asean16-305.jpg Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 8-4-2010.
AFP PHOTO

Tuyên bố chung

ASEAN 16 đã thông qua hai tuyên bố, một về phục hồi và phát triển bền vững và một về ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo đó, giới lãnh đạo ASEAN sẽ tiếp tục thực hiện các thoả thuận trước đây, liên kết chặt chẽ với nhau và với bên ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Á để phát triển kinh tế, tài chính. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.

Giới lãnh đạo ASEAN cũng cho biết sẽ hợp tác để có những giải pháp ứng phó hữu hiệu hơn với biến đổi khí hậu, đóng góp cho việc đạt tới một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc về vấn đề này.        

Ở cấp bộ trưởng, các Ngoại trưởng của ASEAN đã thông qua một nghị định về giải quyết tranh chấp trong khối. Các Bộ trưởng Tài chính đã đạt được một thoả thuận về việc lập Qũy cơ sở hạ tầng ASEAN và Cơ chế bảo lãnh tín dụng – đầu tư.

Asean-Burma-04092010-305.jpg
Trong phiên bế mạc Thượng đỉnh 16 hôm 9-4-2010 tại Hà Nội, lãnh đạo các quốc gia ASEAN yêu cầu Miến Điện thực hiện bầu cử dân chủ, công bằng.
AFP PHOTO

ASEAN cũng đã đạt được sự đồng thuận về việc tổ chức một hội nghị mở rộng, bao gồm các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN và quan chức lãnh đạo quốc phòng của 8 quốc gia khác, nhằm thảo luận về việc hợp tác về quốc phòng, an ninh. 

Biển Đông, Miến Điện

Tuy nhiên giới lãnh đạo ASEAN đã không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về trường hợp Miến Điện, một thành viên trong khối, đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về nhân quyền, về việc ban hành luật bầu cử mới nhằm loại trừ các thành phần đối lập.

Về việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tại cuộc họp báo sau khi bế mạc ASEAN 16, với tư cách Chủ tịch ASEAN, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam cho biết, các bên liên quan khẳng định sẽ tuân thủ và thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông”.

“Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông” từng được ASEAN và Trung Quốc ký kết vào năm 2002, song thực tiễn tranh chấp trên biển Đông cho thấy tính khả thi của văn kiện này rất thấp.

Cũng vì vậy, Việt Nam đã từng bày tỏ mong muốn xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông”, nhằm tăng sự ràng buộc các bên có liên quan, đặc biệt là Trung Quốc.

Tuy nhiên, trưa nay, tại cuộc họp báo sau khi ASEAN 16 bế mạc, người ta không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến những nội dung, có liên quan tới việc thảo luận của ASEAN về “Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông”.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
09/04/2010 09:02

Trung Quốc đã hối lộ,TT Dũng bauxuýt cũng như biển đông cho thấy tính khả thi của văn kiện này rất thấp.Không như chủ tịch Nguyễn minh Triết,đã khẳng định ở Hòn đảo Bạch long vỉ.