Thành quả hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được đánh giá ra sao?


2006.10.19

Việt Long, phóng viên đài RFA

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, được nhiều người coi là đã có những hoạt động tích cực trong cương vị mới. Những người Việt Nam quan tâm đến thời cuộc nhận định ra sao về điều này? Trả lời câu hỏi này của Việt Long, là ông Hoàng Thanh Phong, một người hiện làm việc tại Việt Nam, thuộc giới thông thạo tin tức, và là nhà phân tích thời cuộc trong nước.

NguyenTanDung200.jpg
Tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) trả lời báo giới hôm 29-6-2006. AFP PHOTO

Còn chậm chạp

Việt Long: Trước hết xin được hỏi ông có nhận định gì về hoạt động của Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng, kể từ khi ông Dũng nắm giữ chức vụ hồi cuối tháng 6?

Ông Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, sau gần bốn tháng trong cương vị Thủ tướng, có thể nói Thủ tướng Dũng hoạt động rất tích cực, có mặt hầu như ở mọi nơi nào nảy sinh vấn đề, sờ tay vào mọi vấn đề bức xúc mà được báo chí nêu ra, và ra chỉ thị giải quyết ngay lập tức.

Nhưng về những vấn đề tầm cỡ quốc gia thì ông mới chỉ làm được rất ít việc cụ thể; trong đó việc quan trọng mà ông Dũng nói là cần phải dứt khoát giải quyết là kết thúc điều tra và đưa ra truy tố vụ tham nhũng PMU18 thì vẫn chưa làm được.

Cộng thêm các khó khăn do cơn bão số 6 gây ra cho miền Trung, đặc biệt là ở Đà Nẵng, thì có thể nói là có nhiều việc rất nặng nề đang chờ đợi trước mắt, mà bao gồm việc phải sắp xếp lại bộ máy chính trị và nhân sự theo yêu cầu của đại hội Đảng hồi mùa hè vừa qua.

Việt Long: Vụ PMU 18 đă được điều tra ráo riết, ta cũng thấy nhiều tình tiềt mới được phát hiện và công bố. Hơn nữa, việc này chắc chắn phải cần thời gian. Như vậy nói rằng ông Dũng làm rất ít việc thì có phần hơi khe khắt chăng? Ông Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, trong một thời gian rất dài vừa qua, thì hầu như mọi việc lớn nhỏ đều do cựu thủ tướng Phan Văn Khải trực tiếp giải quyết, và trên thực tế thì cũng thấy ông Khải làm được ít hiệu quả, vì nếu chỉ một mình ông thủ tưóng đứng ra giải quyết thì có biết bao việc sẽ không thể làm đến nơi đến chốn.

Nhưng về những vấn đề tầm cỡ quốc gia thì ông mới chỉ làm được rất ít việc cụ thể; trong đó việc quan trọng mà ông Dũng nói là cần phải dứt khoát giải quyết là kết thúc điều tra và đưa ra truy tố vụ tham nhũng PMU18 thì vẫn chưa làm được.

Riêng về vụ PMU18 thì có thể nói là chắc chắn sẽ động chạm đến nhiều vị có quyền có chức, đặc biệt là trong ngành an ninh, cho nên việc điều tra chắc chắn sẽ khó khăn vì các quan chức ngành giao thông thì có quan hệ rất mật thiết với công an, và họ đã dính dáng với nhau trong thòi gian rất dài.

Đánh giá ông Dũng làm được ít việc cũng dựa trên thực tế là ông Dũng vẫn phải dựa vào đa số cán bộ của chính quyền ông Khải, là những người quen phong cách cũ mà có thể nói là chậm chạp, thưa ông.

Cần chú trọng đến chất lượng

Việt Long: Còn thành quả về việc Việt Nam được gia nhập WTO vào cuối năm nay thì được đánh giá thế nào?

Ông Hoàng Thanh Phong: Việc vào được WTO là kết quả một quá trình dài trong hơn 10 năm vừa qua. Đến nay thì đó là kết quả chung của đất nước. Trong đó phần của ông Dũng hiện nay là phần khó khăn, vì phải đánh giá lại tất cả những thách thức mà Việt Nam chuẩn bị phải đối đầu. Có thể nói hiện nay vị trí của ông Dũng là một vị trí tích cực.

Việt Long: Nhìn chung về mặt kinh tế với những thành quả đáng chú ý như hiện nay thì ông nghĩ sao?

Ông Hoàng Thanh Phong: Theo đánh giá của ông Dũng ở trong Quốc hội thì kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,2%, cao hơn mức do Quốc hội đề ra hồi năm ngoái.

Tuy nhiên theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, thì có nhiều vấn đề về chất lượng tăng trưởng chưa được bảo đảm. Ta thấy được là Việt Nam cần phải chú trọng vấn đề chất lượng. Và đây chắc chắn sẽ là một thách thức rất khó đối với ông Dũng, và đòi hỏi nhiều thời gian.

Việt Long: Hồi nãy ông nói đến việc sắp xếp bộ máy chính trị và nhân sự; công tác này có ý nghĩa thế nào trong tình hình hiện nay, xét về mặt công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Việc vào được WTO là kết quả một quá trình dài trong hơn 10 năm vừa qua. Đến nay thì đó là kết quả chung của đất nước. Trong đó phần của ông Dũng hiện nay là phần khó khăn, vì phải đánh giá lại tất cả những thách thức mà Việt Nam chuẩn bị phải đối đầu. Có thể nói hiện nay vị trí của ông Dũng là một vị trí tích cực.

Ông Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, chính phủ mới, sau đại hội Đảng, chỉ có 6 bộ trưởng mới, còn lại 20 bộ vẫn chưa có thay đổi, và việc lựa chọn nhân sự vẫn phải tiếp tục. Đa số các Uỷ viên trung ương mới được bầu vẫn đang chờ được bổ nhiệm.

Đến tháng Tư sang năm thì Việt Nam sẽ bầu lại quốc hội, sẽ lại tiếp tục có thay đổi lớn về nhân sự quốc hội vì hơn một nửa số đại biểu quốc hội sẽ bị thay thế, như vậy, trong vòng khoảng 6-7 tháng nữa thì sẽ có các xáo trộn rất đáng kể trong hệ thống chính trị. Cho nên trong hoàn cảnh hiện nay, rõ ràng việc xắp xếp để có thể tạo ra sự ổn định không phải là dễ dàng.

Việt Long: Trên thực tế thì có thể nói hiện nay ông Dũng nổi trội rất rõ so với ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hay chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thay đổi khá nhiều việc trong bộ máy cầm quyền và sẽ còn thay đổi nữa, chứng tỏ hiện nay ông ấy đã có khá khá quyền lực trong tay. Lý do nào mà ông Dũng chưa làm được những điều như ông vừa nói?

Ông Hoàng Thanh Phong: Quả là ông Dũng nổi trội và năng nổ thật, như qua thực tế thì mọi người thấy rõ là ông ta thiếu uy lực của một nhà lãnh đạo quốc gia. Ông Dũng vẫn phải tìm sự thoả hiệp trong nhiều vấn đề, thay vì phải quyết đoán. Đặc biệt liên quan đến bổ nhiệm nhân sự thì ông Dũng vẫn phải phụ thuộc vào sức ép của nhiều người khác, kể cả các vị đã về hưu.

Nếu ông Dũng không vượt qua trở ngại này, hay một trở ngại nữa mà trong nước gọi là “trên bảo dưới không nghe” thì tình hình Việt Nam sẽ rất khó có thay đổi trong những năm tới. Theo tôi nhớ, thì trong hai mươi năm đổi mới vừa qua, chỉ có rất ít trường hợp các lãnh đạo nhà nước có các quyết định rất quyết đoán như nhanh chóng cách chức các cán bộ cao cấp khi phạm sai lầm.

Cuộc chiến chống tham nhũng

Việt Long: Một trong những trọng tâm công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là phát động đấu tranh chống tham nhũng, thì ông thấy là đã được nhận xét như thế nào ở Việt Nam?

Nếu ông Dũng không vượt qua trở ngại này, hay một trở ngại nữa mà trong nước gọi là “trên bảo dưới không nghe” thì tình hình Việt Nam sẽ rất khó có thay đổi trong những năm tới. Theo tôi nhớ, thì trong hai mươi năm đổi mới vừa qua, chỉ có rất ít trường hợp các lãnh đạo nhà nước có các quyết định rất quyết đoán như nhanh chóng cách chức các cán bộ cao cấp khi phạm sai lầm.

Ông Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, việc chống tham nhũng ở Việt Nam cần được nhìn trong một bối cảnh rộng lớn hơn: cần xem tham nhũng là một căn bệnh có thể chữa hay đó là một lỗi hệ thống mà sẽ hầu như không thể chữa mà cần phải thay thế hệ thống đó. Việc nhìn nhận đấu tranh chống tham nhũng theo chiều hướng nào sẽ quyết định lựa chọn phương thuốc cho phù hợp, thưa ông.

Trong một phiên họp đầu tháng này khi ra mắt Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Dũng đã nêu ra quyết tâm đẩy nhanh việc xử lý 7 vụ án nghiêm trọng mà đều có liên quan đến tham nhũng, thì chúng ta có thể thấy có các vụ việc đã xảy ra cách đây rất lâu, có tính chất rất nghiêm trọng, tuy nhiên tốc độ xử lý chúng là rất chậm chạp, và do đó làm cho dân chúng có ít lòng tin là Thủ tướng Dũng sẽ xây dụng được một bộ máy trong sạch trong những năm tới.

Việt Long: Thế việc báo chí trong nước tố giác vụ hai quan chức cao cấp là ông Lê Đức Thuý và ông Hoàng Văn Nghiên đến mức họ phải trả lại tài sản có phải là dấu hiệu cho thấy đang có các bước tiến mới trong đấu tranh chống tham nhũng hay không?

Ông Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, tất nhiên đó là các sự kiện đáng để ý, nhưng theo tôi nên nhìn đó là dấu hiệu cho thấy chính phủ sẽ nhấn mạnh đến yếu tố tự giác của các cán bộ trong việc kiềm chế chính họ, hơn là có sử dụng sự áp chế.

Tất nhiên sẽ có ý kiến là làm như vậy là quá nhẹ tay, nhưng cũng nên nhìn nhận là hệ thống chính trị hiện nay có hàng trăm người, thậm chí hàng nghìn người như hai ông Thuý ông Nghiên, nếu không làm cho họ chùn tay, họ tự giác hạn chế lòng tham, thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ không thể thành công, vì không phải dễ mà có được đầy đủ bằng chứng phạm pháp của vô số con người có chức vụ và quyền hạn, có các mối liên hệ và ràng buộc rất phức tạp như ở Việt Nam hiện nay.

Việt Long: Còn vai trò của báo chí được nhận định thế nào?

Ông Hoàng Thanh Phong: Việc chính phủ nhấn mạnh đến sử dụng báo giới trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng cũng cho thấy là tiến trình này sẽ được kiểm soát chứ không phải được thả lỏng.

Trong khi đa số dân chúng không hài lòng với cách xử lý của chính phủ và họ đòi hỏi chính phủ phải mạnh tay hơn, thì đa số cán bộ chấp nhận cách tiếp cận vấn đề như hiện nay, tức là nhấn mạnh đến khuyến khích sự tự giác chấp hành pháp luật, chứ không phải là sử dụng đến các công cụ pháp lý hay toà án.

Việt Long: Cảm ơn ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.