Chính sách của Hoa Kỳ vào khi Hà Nội tiếp tục bắt giữ nhà bất đồng chính kiến


2007.03.30

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Buổi điều trần về phúc trình nhân quyền 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã diễn ra tại Hạ Viện Mỹ hôm thứ Năm 29 vừa qua.

Xem video clip buổi điều trần về phúc trình nhân quyền 2006 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. @ RFA/ Thanh Trúc

Tuy vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không được các thuyết trình viên đề cập tới, nhưng Dân biểu Chris Smith đã nêu câu hỏi về chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam vào khi Hà Nội tiếp tục bắt giữ và đe dọa những người bất đồng chính kiến trong nước. Thanh Trúc có mặt tại chổ để ghi nhận chi tiết và tường thuật như sau.

Buổi điều trần hôm thứ Năm được triệu tập bởi Uỷ Ban Đối Ngoại tại Hạ Viện. Hai thuyết trình viên được mời ra đối chất là ông Harold Koh, giáo sư Công Pháp Quốc Tế tại đại học Yale, và ông John Shattuck, cựu trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách dân chủ, nhân quyền và lao động trong bộ ngoại giao Mỹ.

Trường hợp rất đáng quan tâm

Dưới sự điều hợp của Dân biểu Tom Lantos, chủ tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, Dân biểu Chris Smith, cha đẻ của dự thảo luật về nhân quyền cho Việt Nam, cũng là một thành viên trong Uỷ Ban Đối Nội Hạ Viện, nhấn mạnh trong bài diễn văn mở đầu của ông rằng vì thời gian của buổi điều trần có hạn, ông chỉ muốn tập trung sự chú ý vào ba quốc gia cần đặc biệt quan tâm, đó là Trung Quốc, Sudan và Việt Nam.

“Cách đây hai tuần, vào ngày 14 tháng Ba, tôi đã đệ trình trước Hạ Viện bản nghị quyết kêu gọi trả tự do ngày tức khắc và vô điều kiện cho tất cả mọi tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm mà nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ trong đợt càn quét gần đây nhất.

Đây là trường hợp rất đáng lưu tâm vì nhà cầm quyền Việt Nam đã ngang nhiên sử dụng lại biện pháp đàn áp sau khi được quốc hội Mỹ chấp thuận cho gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO tháng 12 năm 2006.

Một trong những người đó là linh mục Nguyễn Văn Lý, từng bị giam trong tù hơn 13 năm trời từ 1983 vì đòi hỏi tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam. Linh mục Lý hôm sẽ bị mang ra xét xử trước một phiên toà nặng phần trình diễn mà nhiều phần chắc là ông có thể lãnh 20 năm tù nếu bị buộc tội đã hành xử quyền căn bản của con người.

Đây là trường hợp rất đáng lưu tâm vì nhà cầm quyền Việt Nam đã ngang nhiên sử dụng lại biện pháp đàn áp sau khi được quốc hội Mỹ chấp thuận cho gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO tháng 12 năm 2006.”

Vẫn theo lời Dân biểu Chris Smith, nước Mỹ không thể tự hào là hoàn toàn trong chuyện thực thi nhân quyền, vẫn là đối tượng để các nước nhìn vào xem lời nói có đi đôi với việc làm hay không, tuy thế Hoa Kỳ phải tiếp tục là quốc gia tiền phong để cổ vũ và phát huy những quyền căn bản về con người.

Trong phần chất vấn về nhân quyền ở Việt Nam, câu hỏi được Dân biểu Chris Smith nêu lên với điều trần viên Harold Koh, giảng sư kiêm trưởng khoa luật quốc tế ở đại học Yale:

“Điều tôi muốn hỏi là ông có thể bình luận gì về sự xuống dốc nhanh chóng của tình trạng nhân quyền tại Việt Nam dạo sau này.

Tôi muốn nhắc đến khoảng 60 người bất đồng chính kiến Việt Nam mà 18 tháng trước đã tổ chức một chuyến đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Hà Nội. Họ là những người luôn phải cảnh giác vì có thể bị cảnh sát chìm gõ cửa và đe dọa bất cứ lúc nào, là đừng hòng nghĩ chuyện tranh đấu cho nhân quyền.

UsCongressVietnam200.jpg
Buổi điều trần về phúc trình nhân quyền 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã diễn ra tại Hạ Viện Mỹ hôm thứ Năm 29-3-2007. PHOTO RFA/Thanh Truc.

Tôi muốn hỏi ông có biết một người tên Đài, là luật sư chuyên tranh đấu cho nhân quyền, đã bị bắt giữ và sắp bị đem ra xử trước một phiên toà kịch cỡm như linh mục Nguyễn Văn Lý vậy.”

Mục tiêu đối thoại

Đáp lời Dân biểu Chris Smith, khoa trưởng khoa luật quốc tế đại học Yale Harold Kok cho biết là ông tin rằng vấn đề nhân quyền mà các vị Dân biểu hai đảng nêu ra ở đây cũng là mục tiêu đối thoại giữa Mỹ với những nước không có nhân quyền.

“Về Việt Nam thì tôi vẫn nghĩ sự đối thoại để thúc đẩy nhân quyền vẫn là chìa khoá của vấn đề. Tôi nghĩ áp lực nhân quyền từ bên ngoài thông qua những mối tương quan về mọi mặt có thể dẫn đến thành công. Phải liên kết quan hệ kinh tế với nhân quyền, phải nói cho họ biết chưa bao giờ chúng ta đặt nặng vấn đề nhân quyền phải được tôn trọng như lúc này.”

Khoa trưởng khoa Luật Quốc Tế của đại học Yale trình bày tiếp là ông từng băn khoăn ít nhiều khi nghe Việt Nam được Hoa Kỳ rút tên khỏi danh sách những nước ần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Theo ông những hành động vi phạm quyền con người hay quyền tự do tín ngưỡng của dân mà nhà cầm quyền Việt Nam đang theo đuổi là một trong những tiêu đề quốc hội phải lên tiếng để buộc Việt Nam thay đổi.

Về Việt Nam thì tôi vẫn nghĩ sự đối thoại để thúc đẩy nhân quyền vẫn là chìa khoá của vấn đề. Tôi nghĩ áp lực nhân quyền từ bên ngoài thông qua những mối tương quan về mọi mặt có thể dẫn đến thành công. Phải liên kết quan hệ kinh tế với nhân quyền, phải nói cho họ biết chưa bao giờ chúng ta đặt nặng vấn đề nhân quyền phải được tôn trọng như lúc này.

Buổi điều trần về bản phúc trình nhân quyền 2006 của bộ ngoại giao Mỹ tại Hạ Viện kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ.

Đối với Dân biểu Chris Smith, người thường lên tiếng về thái độ coi thường quyền con người và chính sách kiểm soát tôn giáo ở Việt Nam, thì trọng tâm của buổi điều trần là thúc đẩy nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước

Ông khẳng định là đừng quên rằng quốc hội Mỹ giữ vai trò trọng yếu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại.

Vẫn theo lời ông, vào khi có những lời chỉ trích nhắm vào hành pháp Mỹ là đã không nổ lực hay không cố gắng đúng mức để bảo vệ nhân quyền , thì chính những đại diện dân cử trong quốc hội phải tự nhìn vào gương và tự hỏi những điều kiện ưu tiên mà mình có thể cống hiến để thúc đẩy nhân quyền là gì. Đó là trách nhiệm cá nhân mà cũng là tổ chức trong quốc hội.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.