Phòng chống tham nhũng bằng cách kê khai tài sản của cán bộ?
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào cuối tháng 12 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày một tháng 6 tới. Ngoài vệc đưa ra các một hệ thống các giải pháp để phòng ngừa tham nhũng, Luật còn qui định cán bộ công chức phải kê khai tài sản hàng năm.

Ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ và công chức cũng phải khai thêm tài sản của vợ hay chồng và con cái chưa thành niên.
Liệu việc kê khai tài sản theo như qui định của Luật có thể thực hiện được hay không và có giúp được gì cho việc phòng chống tham nhũng hay không? Xin mời quý thính giả theo dõi phần tổng hợp sau đây của Trường Văn sau khi trao đổi với một số người dân tại Việt Nam.
Trước tình trạng tham nhũng tràn lan tại mọi nơi, mọi cấp cũng như mối quan tâm của các tổ chức tài trợ quốc tế, Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành tại Việt Nam như là căn bản pháp lý để bài trừ nạn tham nhũng.
Ngoài việc ấn định các yếu tố cấu thành hành vi tham nhũng như chức vụ, quyền hạn; lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để thủ lợi... Luật còn ấn định các cán bộ công chức phải kê khai tàn sản của mình, của vợ hay chồng và các con cái chưa thành niên.
Thực ra việc kê khai tài sản của cán bộ công chức đã được qui định trong pháp lệnh phòng chống tham nhũng được Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ban hành năm 1998, chi tiết hóa bằng nghị quyết 64 của chính phủ.
Bạn nghĩ gì về điều này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Tuy nhiên cho đến nay những qui định kể trên chỉ mang tính chất hình thức vì không có cơ chế giám sát và kiểm tra.
Một người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm kê tài sản cán bộ công chức rất khó thực hiện: “Lâu nay cũng có nói đến vấn đề kê khai tài sản nhưng nói mà không làm. Như tôi nếu mà tại chức thì tôi chôn sâu dấu kín chớ dại gì mà khai ra.”
Một người dân khác cho rằng nếu các cấp chính quyền có quyết tâm thì có thể thi hành được việc kiểm kê. “Cấp trên làm được thì cấp dưới cũng làm được. Vấn đề là phải có quyết tâm.”
Khi được hỏi là nếu cán bộ công chức không thành thật khai báo thì làm sao phát hiện được thì ông này cho biết là nhân dân sẽ giúp nhà nước khám phá ra những vi phạm, những gian dối: “Mình có một cái nhà rồi ba bốn cái nhà thì người dân sẽ khám phá ra.”
Một người dân ở Cần Thơ cho biết điều này về lâu về dài mới làm được vì tất cả phải tùy thuộc vào con người. Và muốn đào tạo những con người đạo đức cho tương lai phải mất nhiều thời gian. “Phải lâu lắm, trăm năm trồng người mà. Muốn tránh những tiêu cực phải cho người ta lương đủ sống.”
Ông Vũ Phạm Quyết Thắng trong một cuộc trao đổi với báo chí trước đây cũng cho rằng việc bắt buộc cán bộ công chức phải kê khai khiến công chức phải suy nghĩ về hành vi của mình cũng như làm thay đổi nhận thức của công chức về vấn đế này. Ông cho rằng không phải ai cũng dễ dàng khai là mình không có tài sản gì cả. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất là làm thế nào kiểm tra tính cách trung thực của các bảng kê khai.
Những bài liên quan
- Viện trợ và Tham nhũng
- Phỏng vấn luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bào chữa cho Tôn Anh Dũng
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 20-4-2006)
- Quốc tế e dè trước tình trạng tham nhũng tại Việt Nam
- Ông Bùi Tiến Dũng bị khởi tố bổ sung tội danh đưa hối lộ
- Việt Nam soạn thảo Nghị định về quản lý và sử dụng vốn ODA
- Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 người
- Báo chí Việt Nam đang được cởi trói ?
- Trước thềm Đại Hội Đảng, PMU 18 không còn là chuyện đóng cửa dạy nhau
- Bài viết của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp về “Kiểm điểm vụ PMU 18 và báo cáo Ðại hội X”
- Nhiều quan chức cao cấp bị phanh phui trong vụ tham nhũng, chạy án PMU 18
- Bộ kế họach và đầu tư VN nhìn nhận thiếu sót và lúng túng về quản lý vốn ODA
- Vụ tiêu cực PMU 18 liên quan đến cả 3 đời Bộ trưởng giao thông vận tải
- Cơn lũ quét ở Bộ Giao Thông Vận Tải và cách nhìn nhận vấn đề
- Hậu PMU 18: phát hiện cả ngàn công trình bị rút ruột trên khắp nước
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc từ chức của ông Đào Đình Bình (phần 2)
- Từ chức là một vấn đề thuộc về văn hóa hơn là chuyện pháp lý
- Vì sao tình trạng lộng quyền và tham nhũng tồn tại lâu nay ở Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc từ chức của ông Đào Đình Bình (phần 1)