P/v ông Ernest Bower nhân 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt


2005.04.26

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Với cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, năm 2005 đánh dấu 2 sự kiện quan trọng, đó là 30 năm tính từ ngày cuộc chiến kết thúc và 10 năm tính từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ðiểm mốc thời gian đó được chúng tôi đưa ra để thảo luận với ông Ernest Bower, một khuôn mặt quen thuộc với cả hai phía.

Ông Ernest Bower. Photo courtesy of indonesiamission-ny.org

Ông Bower trước đây từng làm Chủ Tịch Ðiều Hành Hội Ðồng Thương Mại Hoa Kỳ -ASEAN, và năm ngoái, ông thành lập công ty tư vấn đầu tư BrooksBower Asia. Cuộc nói chuyện được Nguyễn Khanh thực hiện ngay trước khi ông rời Washington để sang Hà Nội.

Nguyễn Khanh: Giờ này 10 năm trước, Washington và Hà Nội đang thảo luận tiến đến bang giao. Liệu đã tới lúc nên mở một chương sử mới cho cả 2 nước chưa?

“Chương sử thiết lập bang giao”

Ernest Bower: Tôi nghĩ như vậy. Chúng ta đang chứng kiến thời điểm kết thúc chương sử mà tôi gọi là “chương sử thiết lập bang giao”, đánh dấu 10 năm đầu trao đổi quan hệ.

Trong 10 năm qua, chúng ta thấy quan hệ hai bên đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp nhất là trong lãnh vực thương mại và đầu tư, chẳng hạn như mức trao đổi thương mại tăng gấp cả chục lần, số vốn đầu tư mà Hoa Kỳ bỏ vào Việt Nam rất nhiều, từ trực tiếp bỏ vốn vào các dự án khai thác tài nguyên cho đến những công ty Mỹ đăng ký ở nước ngoài như ở Singapore, Bermuda cũng bỏ vốn đầu tư.

Chúng ta đang chứng kiến thời điểm kết thúc chương sử mà tôi gọi là “chương sử thiết lập bang giao”, đánh dấu 10 năm đầu trao đổi quan hệ.

Về mặt an ninh, hai bên cũng đã thực hiện những chuyến viếng thăm của các giới chức quốc phòng, an ninh. Về chính trị, tôi nghĩ rằng cả hai nước đã thể hiện những dấu hiệu để giải quyết các tồn đọng còn sót lại từ thời chiến, chẳng hạn như vấn đề POW/MIA, đồng thời ngay chính những người trẻ Việt Nam sống ở Mỹ hay sinh trưởng ở Mỹ trở về Việt Nam làm ăn cũng ngày một nhiều, hay ít nhất thì họ cũng về Việt Nam để tìm hiểu xem quê hương của họ bây giờ như thế nào.

Ðó là những chuyện 10 năm qua. Chương sử sắp tới của hai nước là mở rộng hợp tác, mà tôi gọi là giai đoạn của hợp tác chặt chẽ. Ðó là điều tôi muốn thấy khi đưa ra phương thức 30-10, tức là đã 30 năm từ ngày cuộc chiến kết thúc và đã 10 rồi từ khi hai nước trao đổi quan hệ. Tới lúc hai bên phải tiến mạnh hơn nữa.

Quan hệ Mỹ - Việt sắp tới

Nguyễn Khanh: ông mong đợi gì ở chương sử thứ nhì của mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội?

Ernest Bower: tôi mong đợi rất nhiều. Tôi mong đợi quan hệ mậu dịch của hai nước phát triển mạnh hơn, tôi mong đợi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, tôi mong đợi Việt Nam hoàn tất kế hoạch sửa đổi luật lệ để môi trường đầu tư trở nên công bằng hơn cho mọi người.

Tôi mong đợi rất nhiều. Tôi mong đợi quan hệ mậu dịch của hai nước phát triển mạnh hơn, tôi mong đợi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, tôi mong đợi Việt Nam hoàn tất kế hoạch sửa đổi luật lệ để môi trường đầu tư trở nên công bằng hơn cho mọi người.

Tôi tin rằng sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, doanh gia Hoa Kỳ sẽ bỏ vốn đầu tư ở Việt Nam nhiều hơn nữa. Trong khu vực Ðông Nam Á, tôi chưa vội nói Việt Nam đã là một nước hàng đầu, nhưng rõ ràng Việt Nam là một thành viên quan trọng của ASEAN, góp phần quan trọng trong việc phát triển cho vùng đất có 550 triệu dân với GDP lên đến cả ngàn ngàn tỷ đô la.

Về vấn đề an ninh, tôi tin rằng Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ Tướng Phan Văn Khải có thể đẩy quan hệ này lên một bậc nữa, từ chuyện tiếp tục các chuyến viếng thăm cấp cao, tầu chiến Hoa Kỳ ghé cảng Việt Nam và bắt đầu chương trình giúp huấn luyện cho sĩ quan quân đội Việt Nam ngay ở Mỹ.

Về mặt tình báo, Việt Nam đã giúp cho Hoa Kỳ rất nhiều, Việt Nam đã nỗ lực để giúp đảm bảo an ninh cho vùng Châu Á, và 2 nước sẽ đưa hợp tác này đến mức cao hơn. Nói tóm lại trong mọi lãnh vực, cả hai nước đều có thể đưa quan hệ bây giờ lên mức hợp tác chặt chẽ hơn để đạt mục tiêu là cả hai bên cùng được lợi.

Mối quan hệ với Trung Quốc

Nguyễn Khanh: ông cũng rõ ngay bên cạnh Việt Nam là Trung Quốc, và Bắc Kinh theo dõi rất sát các biến chuyển quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Hoa Kỳ thì ở quá xa, chưa kể đến chuyện là vẫn còn những tư duy cho rằng không biết có nên quá thân thiện với người Mỹ hay không.

Tôi xin được đặt thẳng là liệu Việt Nam có thể tin tưởng Hoa Kỳ là một người bạn tốt ở chương sử thứ nhì mà ông mới nói hay không?

Ernest Bower: trước hết, không phải vì Việt Nam đến gần với Hoa Kỳ mà quan hệ Trung Quốc-Việt Nam sẽ trở thành xấu hơn. Tôi cho rằng Việt Nam đang đi tìm sự cân bằng, và đó là chuyện đương nhiên cho một quốc gia muốn đóng vai trò của một thành viên quan trọng trong khu vực Á Châu.

Tôi cho rằng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Washington và Hà Nội không có nghĩa là để đe dọa Trung Quốc, đó là chưa kể đến chuyện một nước Việt Nam phát triển về kinh tế, phát triển về đầu tư lại có lợi hơn cho Trung Quốc, và tôi tin rằng đã đến giai đoạn Việt Nam cần có một quan hệ tốt đẹp hơn nữa với Hoa Kỳ.

Tôi cho rằng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Washington và Hà Nội không có nghĩa là để đe dọa Trung Quốc, đó là chưa kể đến chuyện một nước Việt Nam phát triển về kinh tế, phát triển về đầu tư lại có lợi hơn cho Trung Quốc, và tôi tin rằng đã đến giai đoạn Việt Nam cần có một quan hệ tốt đẹp hơn nữa với Hoa Kỳ.

Vai trò của Việt Nam trên thế giới

Nguyễn Khanh: ông đánh giá vai trò của Việt Nam với cộng đồng thế giới như thế nào?

Ernest Bower: phải dành cho Việt Nam vị thế đúng với công lao của họ. Việt Nam đã thể hiện rõ vị trí của họ đối với nền kinh tế toàn cầu, đã tổ chức thành công nhưng hội nghị cấp cao quan trọng, từ ASEAN đến ASEM và vào năm tới, sẽ đăng cai Thượng Ðỉnh APEC.

Tôi tin rằng tháng 11 năm tới, mọi người sẽ chú ý đến Việt Nam vì nhiều vị nguyên thủ các nước sẽ đến đó, sẽ có cả ngàn nhà báo, sẽ có biết bao nhiêu vị Chủ Tịch của những công ty hàng đầu của thế giới.

Mọi người đều muốn biết Việt Nam muốn đi về đâu, muốn đi đến đâu, và câu trả lời của Việt Nam sẽ là những gì chúng tôi đã làm đã thể hiện rõ quyết tâm của chúng tôi là muốn tham gia vào mọi hoạt động của cộng đồng thế giới.

Hướng về tương lai

Tôi nghĩ rằng cuộc chiến vẫn còn năm trong tâm trí, điều đó cũng dễ hiểu vì cuộc chiến đó chiếm một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhưng với cái nhìn của một người Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam trong 10 năm qua, tôi thấy chiến tranh không phải là điều người Việt đặt lên hàng đầu.

Nguyễn Khanh: tháng tư 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc và bây giờ là tháng Tư năm 2005. Ðã 30 năm trôi qua. Ông thường đến Việt Nam, có khi nào ông nghe thấy người dân Việt nói về cuộc chiến cũ không?

Ernest Bower: tôi nghĩ rằng cuộc chiến vẫn còn năm trong tâm trí, điều đó cũng dễ hiểu vì cuộc chiến đó chiếm một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhưng với cái nhìn của một người Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam trong 10 năm qua, tôi thấy chiến tranh không phải là điều người Việt đặt lên hàng đầu.

Ðiều tôi ấn tượng nhất là người Việt Nam cũng giống như người Mỹ đều quan tâm đến chuyện đời sống hàng ngày, quan tâm đến chuyện giáo dục cho con cái, gìn giữ nền tảng gia đình. Tôi cho rằng đã 30 năm trôi qua, cuộc chiến không còn là điều mà người Việt quan tâm hàng đầu nữa, thay vào đó là tương lai, làm sao kiếm được việc làm tốt, con cái có cơ hội học hành tốt, và tôi coi đó là những dấu hiệu đầy tích cực.

Cần phải đối mới hơn nữa

Nguyễn Khanh: doanh nhân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kêu gọi Việt Nam phải đổi mới hơn nữa. Làm sao Việt Nam có thể để đáp ứng các đòi hỏi đã được đưa ra? Ông có đề nghị gì cho Việt Nam không?

Tôi nghĩ Việt Nam có thể rút tỉa những bài học từ các nước chung quanh, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết mình có những gì, mình cần những gì. Nói cách khác, đừng áp dụng nguyên mô thức của nước khác vào Việt Nam vì trường hợp của Việt Nam khác với trường hợp của Thái Lan, của Indonesia hay của Malaysia.

Ernest Bower: Việt Nam có một cơ hội rất lớn vì những nước lân cận ở Ðông Nam Á cũng như ở Ðông Á đều là những thí dụ mà Việt Nam có thể dùng, từ những nước mở rộng thị trường để gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu cho đến những nước mà tôi gọi là tiến hai bước lại lùi một bước.

Tôi nghĩ Việt Nam có thể rút tỉa những bài học từ các nước chung quanh, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết mình có những gì, mình cần những gì. Nói cách khác, đừng áp dụng nguyên mô thức của nước khác vào Việt Nam vì trường hợp của Việt Nam khác với trường hợp của Thái Lan, của Indonesia hay của Malaysia.

Tôi thấy Việt Nam có nhiều lợi thế, lợi thế về địa lý, về nhân lực. Tôi muốn nói là công nhân Việt Nam siêng năng, tay nghề cao. So với các nước khác trong vùng, Việt Nam có cơ hội nhảy vọt vì đa số người dân trẻ tuổi, háo hức muốn tiến, học hỏi nhanh. Ý kiến của tôi với giới lãnh đạo Việt Nam là phải đầu tư vào giáo dục nhiều hơn nữa.

Nông dân Việt Nam đã không được đối xử công bằng

Nguyễn Khanh: không biết ông có cho phép tôi đứng ở phía Việt Nam để đặt câu hỏi kế tiếp không?

Ernest Bower: vâng, xin ông cứ hỏi.

Nguyễn Khanh: phía Hoa Kỳ bảo chúng tôi phải đổi mới, nhưng đồng thời có 2 thí dụ rõ ràng, thứ nhất là cá basa, thứ nhì là tôm xuất khẩu, người Việt chúng tôi thấy không được phía Mỹ đối xử công bằng. Ông có đồng ý như vậy không?

Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Ernest Bower: tôi cũng nghĩ là người Việt đã bị đối xử không công bằng. Tôi có thể nói với người Việt rằng rất tiếc chuyện bảo hộ đã xảy ra. Tôi cho rằng người Việt đã bị đối xử không công bằng ở cả chuyện cá da trơn lẫn chuyện tôm.

Thành thật mà nói, những chuyện này xảy ra chỉ vì một số tổ chức muốn bảo vệ quyền lợi của họ, chứ không phải vì ảnh hưởng từ thị trường. Tôi cảm thấy xấu hổ vì chuyện đó, vì chuyện Chính Quyền để cho những quy định không công bằng với nông dân Việt Nam xảy ra, và tất cả những ai ở Mỹ ủng hộ mậu dịch tự do đều có quan điểm như tôi.

Nhưng đồng thời tôi cũng mong phía Việt Nam hiểu rằng khi bước vào kinh tế toàn cầu thì những chuyện như vậy có thể xảy ra và Việt Nam phải lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của mình. Tôi hy vọng khi được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế vĩnh viễn và sau khi trở thành hội viên WTO, Việt Nam sẽ đưa vấn đề này ra trước WTO để nhờ phân xử.

Chuyến công du sắp tới của ông Phan Văn Khải

Nguyễn Khanh: Thủ Tướng Việt Nam sẽ sang thăm Washington vào mùa hè năm nay. Ông có đề nghị gì cho Nhà Trắng và cho Chính Phủ ở Hà Nội không?

Ernest Bower: tôi rất phấn khởi về chuyến đi sắp thành hình. Từ khi cuộc chiến kết thúc thì ây là lần đầu tiên Thủ Tướng Việt Nam sang thăm Mỹ, và điều đó phù hợp với công thức 30-10 mà tôi đưa ra, là 30 kỷ niệm 30 năm ngày cuộc chiến kết thúc và đánh dấu giai đoạn 10 năm quan hệ giữa hai nước.

Tôi hy vọng Tổng Thống George W. Bush và Thủ Tướng Phan Văn Khải sẽ bắt lấy cơ hội để mở một chương sử hợp tác mới cho cả hai quốc gia, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ ủng hộ triệt để đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam, tăng cường trao đổi về an ninh, thông báo giúp huấn luyện cho sĩ quan quân đội Việt Nam, ký kết những hợp đồng thương mại vì hiện đang có nhiều hợp đồng lớn đang chờ được ký kết để xác định Việt Nam đã sẵn sàng để trao đổi thương mại với Hoa Kỳ và giới đầu tư Hoa Kỳ sẵn sàng trở thành lượng vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.

Tôi cũng muốn thấy Hoa Kỳ hỗ trợ chương trình phát triển giáo dục cho Việt Nam, vì đó là điều cả hai nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước đều quan tâm. Ðó là những gì tôi đề nghị với cả Nhà Trắng lẫn với phía Chính Phủ Hà Nội.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.