Nên hay không nên giáo dục giới tính

Sau khi vấn đề phá thai nơi trẻ dưới mười chín tuổi ở Việt Nam tăng cao theo từng năm , mà các y bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ nêu lên trong Hội nghị Sản Khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương tuần này, được luật sư Hồng Liên chuyên bảo vệ trẻ em và bác sĩ Ngọc Phương cựu giám đốc bệnh viện Từ Dũ nhận định, thì tại Hoa Kỳ, bác sĩ chuyên khoa tâm trí Lê Phương Thuý, đang hành nghề tại California, góp thêm ý kiến.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010.05.24
Quán "Càphê Vỉa Hè" thường nơi tập trung giới trẻ. Quán "Càphê Vỉa Hè" thường nơi tập trung giới trẻ.
Tyler Chapman, RFA

Đường để cho giới trẻ tự tìm hiểu về tình dục

Bác sĩ Lê Phương Thuý: Tỷ lệ phá thai ở những nước chậm tiến như Việt Nam , Ấn Độ, Philippines, Trung Hoa , chắc chắn là cao hơn tỷ lệ phá  thai ở các nước Âu Châu và Mỹ Châu, mặc dù một cách tổng quát thì chuyện phá thai phải nói rằng không công khai nhưng mà được tự do ở Hoa kỳ nói riêng và công khai ở Châu Âu nói chung.
Thanh Trúc: Bác sĩ Lê Phương Thuý nghĩ sao về ý kiến mới rồi của luật sư Hồng Liên ở trong nước rằng “nó rất nhiều nguồn ảnh hưởng thành ra nữ đến tuổi dậy thì cha mẹ cần phải quan tâm kỹ hơn trong vấn đề giáo dục giới tính, nếu không dạy thì cũng nguy hiểm lắm, nó không biết gì thì cũng nguy hiểm lắm, cái gì cần thiết thì phải dạy”  ?

Chuyện cha mẹ ngồi xuống với cả con trai chứ không phải chỉ con gái không, mười tuổi mười một tuổi mà nói chuyện với con một cách thẳng thắn về thế nào  là thụ thai và thế nào để ngừa thai là chuyện vô cùng khó nói. Tôi dám chắc một trăm người không có tới một hai người làm cái chuyện đó.
Bác sĩ Lê Phương Thuý

Bác sĩ Lê Phương Thuý: Không phải là nếu cần thiết mà chắc chắn luôn luôn cần thiết. Thật ra đây là chuyện đương nhiên phải xảy ra chứ không phải là nếu cần. Ở Việt Nam thì tôi hiểu rằng tình dục vẫn là một chuyện rất khó nói giữa người lớn khó nhau chứ đừng nói là giữa cha mẹ với con cái.

Một cặp tình nhân tại bờ Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội hôm 20-4-2006. AFP PHOTO
Một cặp tình nhân tại bờ Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội hôm 20-4-2006. AFP PHOTO
AFP PHOTO
Mà ngay ở Hoa Kỳ này cũng vậy, chuyện cha mẹ ngồi xuống với cả con trai chứ không phải chỉ con gái không, mười tuổi mười một tuổi mà nói chuyện với con một cách thẳng thắn về thế nào  là thụ thai và thế nào để ngừa thai là chuyện vô cùng khó nói. Tôi dám chắc một trăm người không có tới một hai người làm cái chuyện đó.
Thanh Trúc: Về nhận định của bác sĩ Ngọc Phượng, cứu giám đốc bệnh viện Từ Dũ, rằng thà dạy cho trẻ phương cách và biện pháp phòng ngừa bệnh tật hay tự giữ mình còn hơn là chỉ giảng về luân lý và đạo đức suông, bác sĩ Lê phương Thuý nghĩ sao?
Bác sĩ Lê Phương Thuý:Tôi hoàn toàn đồng ý với bác sĩ Ngọc Phượng. Dạy cho các em về vấn đề quan hệ tình dục và hậu quả của nó đã được bàn thảo rất nhiều.
Có hai luồng tư tưởng. Một thì cho rằng nếu mình ngồi xuống mình nói với con về thụ thai như thế nào ngừa thai như thế nào thì chẳng qua giống hình thức mình cho phép con quan hệ tình dục quá sớm hay sao.

Không dạy thì các em đi học ở bạn bè và ở những nguồn thiếu lành mạnh. Thì chi bằng là cha mẹ, thầy cô và bác sĩ ngối lại nói chuyện với các em một cách thẳng thắn.


Bác sĩ Lê Phương Thuý

Nhưng mà phia bên kia thì nói rằng cấm thì các em vẫn làm, không dạy thì các em đi học ở bạn bè và ở những nguồn thiếu lành mạnh. Thì chi bằng là cha mẹ, thầy cô và bác sĩ ngối lại nói chuyện với các em một cách thẳng thắn.

Trong lúc dạy con mình thì mình cũng nói luôn cái thông điệp cái ý muốn của cha mẹ là không muốn con có quan hệ tình dục trước mười tám tuổi hoặc trước khi kết hôn, nhưng nếu các con có liên hệ  tình dục thì đây là những hậu quả của nó, thế nào thì sẽ có con,thế nào là những bệnh truyền nhiễm,và đây là những phương cách phòng ngừa.

Thì cho tới  giờ phút này ý kiến tổng quát của giới chuyên môn, bác sĩ y khoa, bác sĩ sản phụ khoa , thầy cô  và cả xã hội đều cho rằng   nên có những lớp giáo dục về sinh lý ở trong trường, cho các em biết ngày từ sớm và có những cuộc đối thoại nghiêm chỉnh rõ ràng thì vẫn tốt hơn để cho các em tự tìm hiểu. 

Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Lê Phương Thuý, về những tổn hại tình thần và chấn thương thể lý đối với trẻ vị thanh niên khi đi phá thai, bác sĩ thấy  cần bổ sung thêm điều gì không?
Bác sĩ Lê Phương Thuý: Trước khi nói điều này thì tôi cũng muốn chia sẻ một điểm như thế này. Cơ thể thanh thiếu niên từ mười , mười một tuổi cho đến mười tám mưới chín tuổi nó như một lò thuốc súng vậy. Nó được điều khiển bởi những kích thích tố tăng trưởng về tình dục về phái tính một cách mãnh liệt. Cho nên nói rằng các em có trách nhiệm về cơ thể của các em một thì cha mẹ và xã hội có trách nhiệm mười.

Cơ thể thanh thiếu niên từ mười , mười một tuổi cho đến mười tám mưới chín tuổi nó như một lò thuốc súng vậy. Nó được điều khiển bởi những kích thích tố tăng trưởng về tình dục về phái tính một cách mãnh liệt.


Bác sĩ Lê Phương Thuý

Là bởi các em còn bé mà chưa có đủ hiểu biết chưa đủ khả năng cưỡng chống lại những đòi hỏi của cơ thể, thì các em dể có những hành vi nông nổi , đưa đến hậu quả là có thai và phá thai cũng như các bệnh truyền nhiễm.

Thì cái vai trò của cha mẹ hay của bác sĩ là làm sao hướng những sinh lực đó một cách lành mạnh và nếu có liên hệ tình dục thì trong một cách an toàn lành mạnh.
Trở về với câu hỏi là những chấn thương. Thực ra chấn thương tâm lý và thể lý, về phương diện y khoa, nếu các em đi phá  thai sớm, nghĩa là trong ba tháng đầu tiên mà đến với một bệnh viện có khả năng chuyên môn đầy đủ thì  rất an toàn.
Cái không an toàn ở đây là đến những nơi mà lén lút không có bằng cấp chuyên môn rồi vấn đề nhiễm trùng vân vân...thì rất là tai hại, có thể chết hoặc như bác sĩ

Với gần một triệu rưỡi người trẻ đi phá thai mỗi năm
Với gần một triệu rưỡi người trẻ đi phá thai mỗi năm, Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. AFP PHOTO
AFP PHOTO
Ngọc Phượng phân tích là sau này không có cơ hội sanh con nữa.
Về phương diện tâm lý thì tùy theo quan niệm đạo đức cũng như  tôn giáo. Nếu các em được giáo dục trong một gia đình có quan điểm đạo đức chặc  chẻ chẳng hạn như Công giáo hoặc luân lý cổ truyền Việt Nam thì chắc chắn là các em sẽ có những mặc cảm tội lỗi là khi phá thai tức là giết đi một mạng sống , mình là người xấu xa , mình là người con gái không còn trinh tiết nữa.
Nhưng nếu các em đến từ một gia đình tương đối cởi mở phóng khoáng thì có  thể những phản ứng tâm lý đó sẽ nhẹ nhàng hơn.

Chuyện phải làm đầu tiên là cha mẹ cần được giáo dục trước để có thái độ nghiêm chỉnh cũng như lành mạnh thì lúc đó mới ngồi nói chuyện với con được. Nhiều khi cha mẹ thiếu sót thì nhà trường đóng một vai trò trong chuyện đó. 

Bác sĩ Lê Phương Thuý

Thanh Trúc: Tóm lại, theo bác sĩ, phải nên mạnh dạn đề ra một chương trình giáo dục về giới tình và tình dục cho học sinh khi còn đang ở trong độ tuổi vị thành niên?
Bác sĩ Lê Phương Thuý: Tôi đề nghị là nếu chúng ta có thể nhìn vấn đề tình dục như một vấn đề sức khỏe thôi. Thí dụ như là phải rửa tay sách trước khi ăn cơm và nấu bếp chẳng hạn. Nếu nhìn vấn đề đó thuần tuý về y khoa , giáo dục cho các em là ở tuổi nào, nên hay không nên, về phương diện y khoa cũng như phương diện xã hộị, làm sao có sự liên hệ lành mạnh để tránh thụ thai ngoài ý muốn và tránh bệnh truyền nhiễm.
Chuyện phải làm đầu tiên là cha mẹ cần được giáo dục trước để có thái độ nghiêm chỉnh cũng như lành mạnh thì lúc đó mới ngồi nói chuyện với con được. Nhiều khi cha mẹ thiếu sót thì nhà trường đóng một vai trò trong chuyện đó. Đối với xã hội Hoa kỳ chẳng hạn thì nhà trường có những buổi giáo dục sinh lý mà dĩ nhiên là được sự đồng ý của cha mẹ,
Xin cám ơn bác sĩ Lê Phương Thuý.   

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.