Vi phạm sở hữu trí tuệ trở nên phổ biến hơn và phức tạp

Bốn năm sau khi luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam ra đời và 2 năm sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, cho đến lúc này tình trạng vi phạm bản quyền tại đây vẫn tràn lan. Người sản xuất và buôn bán những sản phẩm vi phạm bản quyền thu lợi lớn, còn người tiêu dùng thì điềm nhiên sử dụng mặc dù biết đó là sản phẩm vi phạm bản quyền.
Việt Hà phóng viên RFA
2009.10.08
Tình trạng băng đĩa lậu tại Việt Nam vẫn tiếp tục lan tràn Tình trạng băng đĩa lậu tại Việt Nam vẫn tiếp tục lan tràn
AFP photo

Sản phẩm vi phạm bản quyền được bày bán công khai

Vi phạm bản quyền vốn lâu nay là điều không còn mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù luật sở hữu trí tuệ của Việt nam có hiệu lực từ năm 2006. Đồng thời với việc mở cửa hội nhập với quốc tế, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt nam lại ngày càng trở nên tinh vi và tràn lan hơn.

Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam phổ biến nhất là ở việc sao chép lậu băng đĩa phim, ca nhạc, phần mềm vi tính, và in lậu sách.

Đánh giá về tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Việt Sơn, luật sư công ty luật Vĩnh Phát và Liên Danh cho biết:

Nguyễn Việt Sơn: tình trạng vi phạm bản quyền, tác phẩm nhạc, phim và các loại hình nghệ thuật khác thực sự hiện nay diễn ra rất phức tạp. Thứ nhất là nguồn gốc vi phạm đa dạng, quy mô vi phạm lớn, và cái nghiêm trọng hơn đấy là tồn tại nhu cầu các phim và các tác phẩm vi phạm bản quyền đấy. Cho nên dù các cơ quan có làm thế nào đi chăng nữa nó vẫn tồn tại.

Tình trạng vi phạm bản quyền, tác phẩm nhạc, phim và các loại hình nghệ thuật khác thực sự hiện nay diễn ra rất phức tạp. Thứ nhất là nguồn gốc vi phạm đa dạng, quy mô vi phạm lớn, và cái nghiêm trọng hơn đấy là tồn tại nhu cầu các phim và các tác phẩm vi phạm bản quyền đấy. Cho nên dù các cơ quan có làm thế nào đi chăng nữa nó vẫn tồn tại.

Vi phạm dễ nhận thấy nhất ở Việt Nam đó là tình trạng sao chép và buôn bán băng đĩa lậu. Các sản phẩm vi phạm bản quyền này được bày bán công khai tràn lan trên khắp các phố lớn nhỏ từ Hà nội cho đến thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà nội, các phố nổi tiếng bán các loại đĩa phim là khu phố cổ như Đinh Liệt, Hàng Bạc. Bất kể những phim nào mới nhất của Holywood mới ra, thậm chí chưa có DVD ở Mỹ, thì khách hàng cũng có thể tìm thấy ở các cửa hàng băng đĩa này. Giá của một đĩa DVD cũng rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 1 đô la một chiếc. Thậm chí bao bì cũng rất đẹp và bắt mắt.

Người mua những sản phẩm này là đông đảo người dân Việt Nam và cũng có một phần không nhỏ là những khách du lịch nước ngoài. Nhiều người trong số họ là khách phương Tây. Mặc dù chất lượng của các băng đĩa này phần lớn không tốt, thế nhưng khách của những cửa hàng này vẫn tấp nập. Chị Vũ Khánh Phương, một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng dù biết việc mua đĩa lậu là sai nhưng chị vẫn mua, chị nói:

Vũ Khánh Phương: một tháng trung bình cũng khoảng 5 đến 10 phim, bởi vì nó quá rẻ, khó nói lắm vì có tháng mua có tháng không mua. Các cửa hàng đều dùng một chiêu thế này đấy là khi mình mua một cái đĩa tính ra tiền đô là khoảng 1 đô hay 80 cents, xong đến khi mình xem xong mình cầm cái đĩa đó quay lại cửa hàng đó mình có được đổi thêm một phim khác tiền ít hơn khoảng 1/3 nữa, cho nên nó lại càng rẻ, như kiểu mình đi thuê. Người nước ngoài vào vác cả thùng về.

Người mua những sản phẩm này là đông đảo người dân Việt Nam và cũng có một phần không nhỏ là những khách du lịch nước ngoài. Nhiều người trong số họ là khách phương Tây. Mặc dù chất lượng của các băng đĩa này phần lớn không tốt, thế nhưng khách của những cửa hàng này vẫn tấp nập.

Cần xử phạt nặng nề hơn cũng như giáo dục người tiêu dùng

Đĩa lậu không những chỉ được bày bán trong các cửa hàng mà còn được rao bán công khai ngoài đường.

Các băng đĩa lậu này đến từ hai nguồn. Đó là nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập từ Trung Quốc.

Sự phát triển của internet và khoa học công nghệ là một lợi thế cho những cơ sở chuyên sang in băng đĩa lậu trong nước. Có hai cách in sang phim. Thứ nhất những người này tải phim về từ internet, lưu trữ trên máy vi tính, sau đó biên tập lại và cho in sang hàng loạt. Cách thứ hai là lấy một đĩa gốc và cho copy với số lượng lớn.

Sự phát triển của internet và khoa học công nghệ là một lợi thế cho những cơ sở chuyên sang in băng đĩa lậu trong nước. Có hai cách in sang phim. Thứ nhất những người này tải phim về từ internet, lưu trữ trên máy vi tính, sau đó biên tập lại và cho in sang hàng loạt. Cách thứ hai là lấy một đĩa gốc và cho copy với số lượng lớn.

Mới đây, đoàn kiểm tra chuyên ngành văn hóa đã thu giữ hơn 100 bao tải với hàng trăm ngàn đĩa VD VCD DVD in sang lậu tại khu vực chợ Nhật Tảo, thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo luật sư Nguyễn Việt Sơn cho biết, nguồn nhập từ Trung Quốc thường là từ các nhà máy chuyên sản xuất đĩa lậu tại nước này. Có những nhà máy có thể gia công hàng trăm ngàn đĩa một ngày. Chất lượng gia công cũng ở mức độ tinh vi rất cao, tức là nhìn bề ngoài thì từ vỏ hộp đến đĩa không khác gì so với đĩa gốc.

Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã liên tục thu giữ, xử phạt nhiều trường hợp sao chép, buôn bán băng đĩa lậu. Tuy nhiên, việc vi phạm vẫn không thuyên giảm là bao. Giải thích về tình trạng này, luật sư Nguyễn Việt Sơn cho biết:

Nguyễn Việt Sơn: thực ra chế hiện nay cũng có, về mặt số lượng thì đủ, nhưng về tính răn đe thì không đủ tính răn đe với người vi phạm. Cái thứ hai là lực lượng xử lý, chẳng hạn việc xử lý thị trường nội địa là do công an kinh tế, quản lý thị trường và thanh tra chuyên ngành đảm nhận.

Việc xử lý vi phạm đối với người tiêu dùng sử thì chưa được đặt ra. Bởi vì người ta hiện nay vẫn đang nhìn nhận là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vi phạm đấy nó là do tính vô thức của người tiêu dùng, chứ người ta chưa nhìn nhận đấy là hành động có ý thức chủ đích rõ ràng.

Riêng quản lý thị trường thì người ta phải đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chống hàng giả, hàng vi phạm, gian lận thương mại, cho nên vấn đề vi phạm bản quyền người ta không đủ sức để làm, không đủ nhân lực. Chính vì thế nó làm cho việc bảo hộ bản quyền ở Việt Nam chưa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ ba là việc xử lý vi phạm đối với người tiêu dùng sử thì chưa được đặt ra. Bởi vì người ta hiện nay vẫn đang nhìn nhận là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vi phạm đấy nó là do tính vô thức của người tiêu dùng, chứ người ta chưa nhìn nhận đấy là hành động có ý thức chủ đích rõ ràng.

Tất nhiên, việc sao chép, và bán lậu các đĩa ca nhạc, phim, vân vân mang lại lợi nhuận lớn cho những kẻ làm lậu, nhưng lại gây thiệt hại không nhỏ cho những người sản xuất chân chính, đặc biệt là những người sáng tạo.

Cũng chính vì thế mà có không ít các ca sĩ ở Việt nam đã nói rằng khi ra CD họ thường không quan tâm đến lỗ lãi, mà chỉ đơn giản là muốn làm một điều gì đó cho riêng mình, bởi vì nếu ra album mà tính đến chuyện làm kinh tế thì không bào giờ có được album mới.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.