IOM phát động chương trình huấn luyện phương thức phòng chống tệ nạn buôn người trên khắp thế giới


2006.11.29

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Hôm qua Tổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM trụ sở tại Geneve phát động một chương trình toàn cầu để huấn luyện phương thức phòng chống tệ nạn buôn người trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam và các nước trong Tiểu Vùng Mekong.

WomenTrafficking200.jpg
Chuyện buôn bán phụ nữ, trẻ em không chỉ dừng ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài. AFP PHOTO

Nhân buổi họp hội đồng lần thứ 92 hôm qua ở Geneve, Thụy Sĩ, Tổ Chức Di Dân Quốc tế IOM phát động phong trào, đúng hơn là dự án huấn luyện về phòng chống tệ nạn buôn người trên toàn cầu.

Mục đích chính

Mục đích của dự án là huấn luyện cho người làm việc hiểu rõ tệ buôn người là gì, làm thế nào để ngăn chận, phương cách nào để tiếp cận nạn nhân , biện pháp hỗ trợ hoặc bảo vệ cho nạn nhân một cách hữu hiệu.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do từ Geneve, ông Richard Danziger, giám đốc phân ban Phòng Chống Tệ Nạn Buôn Người trong Tổ Chức Di Dân Thế Giới, cho biết mục đích chính của chương trình cũng vẫn là đẩy mạnh ý thức cảnh giác đồng thời hiểu biết phương cách phòng chống. Ông nói;

“Có tất cả 7 tiêu đề huấn luyện từ mạng lưới làm việc chung trong vấn đề di dân cho đến ý thức cảnh giác trước nạn buôn người. Tính đến lúc này IOM đã có các tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha . Dự định sắp tới là dịch các tài liệu ấy ra nhiều ngôn ngữ khác nữa mà quan trọng nhất là Hoa Ngữ và Việt Ngữ.”

Có tất cả 7 tiêu đề huấn luyện từ mạng lưới làm việc chung trong vấn đề di dân cho đến ý thức cảnh giác trước nạn buôn người. Tính đến lúc này IOM đã có các tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha . Dự định sắp tới là dịch các tài liệu ấy ra nhiều ngôn ngữ khác nữa mà quan trọng nhất là Hoa Ngữ và Việt Ngữ.

Vẫn theo lời ông Richard Danziger, nói như vậy có nghĩa là phân ban Phòng Chống Tệ Nạn Buôn Người của Tổ Chức Di Dân Thế Giới sẽ huấn luyện cho nhân viên người Việt để khi trở về làm việc họ sẽ huấn luyện trở lại cho nhan viên của văn phòng IOM ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

“Đúng thế, sau khi đã được huấn luyện, những nhân viên đó trở về Việt Nam, mở những khoa học về phương thức ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn buôn người cho chính nhân viên trong văn phòng, người của chính phủ, các tổ chức ngoài chính phủ và cho cả báo chí.”

IOM cũng sẽ cung cấp và hỗ trợ những khoá huấn luyện đó thể theo mức độ yêu cầu của chính phủ từng nước, và đương nhiên là phải hội ý với giới thẩm quyền của quốc gia đó hầu đạt kết quả trong công việc: “Riêng với chính phủ Việt Nam thì chúng tôi hy vọng là có thể thức hiện những bước vừa nói hầu có thể giúp tới nơi tới chốn.”

Tội ác thời đại thể hiện dưới nhiều dạng

Được hỏi IOM phân tích thế nào về tệ nạn buôn người ở tiểu vùng Mekong trong đó có Việt Nam, giám đốc phân ban Phòng Chống Tệ Nạn Buôn Người của IOM giải thích:

“Buôn người là một tệ nạn xã hội, là tội ác thời đại, thể hiện dưới nhiều dạng. Những em gái nhỏ Việt Nam bị bán qua Campuchia làm nô lệ tình dục là một thí dụ điển hình. Những hình thức khác là nạn buôn thiếu nhi đi lao động, buôn trẻ vào các tổ chức ăn xin hành khất.

Bằng cách này hoặc cách khác, nạn nhân của bọn bất lương là công dân của mọi nước trong khu vực. Thí dụ Cambodia là nguồn tiếp nhận mà cũng là điểm đến của các nạn nhân bị buôn bán. Bằng mọi cách IOM cố gắng ngăn chận, cố gắng kết hợp với chính phủ các nước trong vùng để giải quyết vấn đề.”

Được coi là một phương thức ngăn chận và triển khai đồng bộ, dự án huấn luyện phòng chống buôn người của IOM phần lớn được được tài trợ bởi Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đối với ông Richard Danziger, đây là một kế hoạch thực tiễn và lợi ích, qui tụ nhiều chuyên gia từ Á Châu , Phi Châu , Âu Châu và Châu Mỹ La Tinh.

Thực tế đã chứng minh là những chương trinh huấn luyện tiền phong đã diễn ra và đạt nhiều kết quả tốt tại quần đảo Antilles , ở Jamaica, Nam Phi, Indonesia, Cambodia và Suriname.

Buôn người là một tệ nạn xã hội, là tội ác thời đại, thể hiện dưới nhiều dạng. Những em gái nhỏ Việt Nam bị bán qua Campuchia làm nô lệ tình dục là một thí dụ điển hình. Những hình thức khác là nạn buôn thiếu nhi đi lao động, buôn trẻ vào các tổ chức ăn xin hành khất.

Tại Cambodia, quốc gia có chung đường biên với Việt Nam, tệ nạn thiếu nữ bị gạt hay bị bán qua Xứ Chùa Tháp để hành nghề mãi dâm là vấn đề khiến thế giới lưu ý. Từ năm 2001, trụ sở của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế với Phòng Ngăn Chống tệ Nạn Buôn Người ở thủ đô Phnom Penh bắt đầu hoạt động.

Một người Việt Nam cộng tác với Phòng Ngăn Chống Tệ Nạn Buôn Người của IOM ở Cambodia, mục sư Ngô Đắc Luỹ, kể về công việc của văn phòng và của ông: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cô thiếu nữ Kim An mà mục sư Ngô Đắc Luỹ đề cập tới nay là người làm việc rất đắc lực trong dự án cứu giúp nạn nhân nạn buôn người: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Từ năm 1998, Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hỗ trợ IOM 30 triệu mỹ kim để chi phí trong các hoạt động phòng chống.

Dưới mắt giám đốc Dự Án Phòng Chống tệ nạn Buôn Người của Tổ Chức Di dân Quốc tế, ông Richard Danziger, thì với sự tiếp tay của Hoa Kỳ, đây là một dự án vô tiền khoáng hậu. Mà ông hy vọng là các nước có vấn đề biết dựa vào sự hữu hiệu của dự án để giảm bớt con số nạn nhân bị buôn bán vào những con đường tồi tệ.

Theo dòng câu chuyện:

- Unique Tool Launched to Help Fight Human Trafficking Worldwide

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.