Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Ngày mai tại Baghdad, cuộc đàm phán ngoại giao nhằm tìm giải pháp tạo dựng ổn định cho Iraq sẽ diễn ra. Thành phần tham dự quy tụ những nước láng giềng của Iraq, trong đó có Iran và Syri, cùng với Hoa Kỳ, quốc gia đang có 140,000 binh sĩ hiện diện trên lãnh thổ Iraq.

Ðiểm được mọi người chú ý là lần đầu tiên sau nhiều năm trời, đại diện của Hoa Kỳ, Iran và Syri gặp nhau trên bàn hội nghị quốc tế.
Ðến giờ, Washington vẫn đặt Iran và Syri trong danh sách những nước yểm trợ khủng bố, và tháng trước, các viên chức quân sự cao cấp của Mỹ đưa ra những bằng chứng để cáo buộc hai chính phủ Tehran và Damacus cung cấp võ khí, chất nổ cho những phần tử gây bất ổn ở Baghdad, và các võ khí tối tân này còn được dùng để giết hại binh sĩ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Washington và Tehran về vấn đề hạt nhân vẫn tiếp tục là đề tài thu hút dư luận thế giới.
Khách mời của Ban Việt Ngữ tuần này là ông Chris Toensing, Chủ Bút tạp chí “Tin Tức Trung Ðông”, đồng thời cũng là Giám Ðốc Ðiều Hành Trung Tâm Thông Tin Và Nghiên Cứu Các Vấn Ðề Liên Quan Ðến Trung Ðông ở Cairo, Ai Cập. Buổi nói chuyện được thực hiện trước khi ông lên đường đi Baghdad.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Mãi đến hôm qua Iran mới loan báo đồng ý dự hội nghị. Ông có ngạc nhiên về thái độ chần chờ này của chính phủ Tehran không?
Không, tôi không ngạc nhiên về điều này. Iran phải chần chừ và thận trọng xem các tín hiệu từ Washington như thế nào, trước khi quyết định cử đoàn đại diện sang dự hội nghị quốc tế về Iraq ở Baghdad vì có lợi cho họ. Dù thế, theo tôi hiểu thì chính phủ Iraq biết là không nên đặt nhiều hy vọng vào hội nghị.
Ông Chris Toensing: Không, tôi không ngạc nhiên về điều này. Iran phải chần chừ và thận trọng xem các tín hiệu từ Washington như thế nào, trước khi quyết định cử đoàn đại diện sang dự hội nghị quốc tế về Iraq ở Baghdad vì có lợi cho họ. Dù thế, theo tôi hiểu thì chính phủ Iraq biết là không nên đặt nhiều hy vọng vào hội nghị.
Họ không nghĩ là hội nghị Baghdad sẽ đem lại những bước đột phá cho quan hệ giữa Iran với Hoa Kỳ, hay giữa Hoa Kỳ với Syri. Ðoàn đại diện của Iran đến Baghdad vì Tehran biết chẳng thiệt hại gì, đã thế, lại có thể được đánh giá là Iran hợp tác với cộng đồng quốc tế để giúp xây dựng ổn định cho nước láng giềng là Iraq. Ðây cũng là cơ hội để cải tiến quan hệ song phương giữa Iran và Iraq.
Cơ hội tốt?
Nguyễn Khanh: Liệu chúng ta có thể coi đây là cơ hội tốt để Hoa Kỳ thực hiện những cuộc tiếp xúc tay đôi với hai chính phủ Iran và Syri không?
Ông Chris Toensing: Có chứ. Ðiều ai cũng nghĩ đến mà không ai trong chính quyền Baghdad vội nói ra, là Hoa Kỳ sẽ dùng hội nghị này là cơ hội để thảo luận với Iran và Syri, giải quyết một số vấn đề đang gây trở ngại cho cả 3 bên.
Nhà Trắng thì khẳng định hội nghị được mở ra với mục đích nói chuyện an ninh cho Iraq và ngay chuyện cử ông cố vấn đặc biệt của Ngoại Trưởng Rice cùng với ông Ðại Sứ tại Iraq dự hội nghị không có nghĩa là chính sách đối với Syri và Iran đã thay đổi.
Thời gian sẽ trả lời cho chúng ta là Hoa Kỳ chỉ nói như vậy, hay là Hoa Kỳ đã sẵn sàng thay đổi chính sách đối với Syri và Iran -ở một mức độ nào đó- nhưng chưa thấy cần phải loan báo ngay trong thời điểm này. Ít nhất, điều mà ông và tôi đều nhìn thấy là lối ứng xử của Washington đối với Syri và Iran đã có khác, nhưng có thể Hoa Kỳ tham dự hội nghị chỉ để hỗ trợ cho Iraq mà chưa vội vã nói chuyện bán chính thức hay chính thức với Iran hoặc với Syri.
Nguyễn Khanh: Khi nói đến chính sách của Hoa Kỳ thì nhiều người vẫn thắc mắc là đâu phải Hoa Kỳ chỉ gặp căng thẳng hạt nhân với Iran mà bây giờ, căng thẳng về hạt nhân với Bắc Hàn vẫn chưa giải quyết xong, nhưng Washington lại đồng ý nói chuyện với Bình Nhưỡng nhưng không nói chuyện với Tehran. Tại sao vậy?
Ông Chris Toensing: Điều mọi người đang thắc mắc rất lô-gích. Lô-gích ở chỗ cuối cùng, cách hay nhất để giải quyết căng thẳng giữa Tây Phương với Iran là hai bên ngồi lại nói chuyện với nhau.
Ðiều ai cũng nghĩ đến mà không ai trong chính quyền Baghdad vội nói ra, là Hoa Kỳ sẽ dùng hội nghị này là cơ hội để thảo luận với Iran và Syri, giải quyết một số vấn đề đang gây trở ngại cho cả 3 bên.
Nhưng ông đừng quên từ 1979 đến giờ, Hoa Kỳ từ chối tất cả những cơ hội thảo luận với Iran, và chính phủ của Tổng Thống George W. Bush cũng như Quốc Hội Liên Bang Mỹ không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy là sẽ thay đổi lập trường này trong những ngày tới.
Mối quan Hoa Kỳ và Iran
Nguyễn Khanh: Nhưng thưa ông, tôi nhớ Tổng Thống Bush nhiều lần nói là ông không có ý định mở trận chiến quân sự với Iran, và ngay ở Washington điều các nhà quan sát đều nói đến là Hoa Kỳ không có đủ lực lượng để mở một cuộc chiến mới, và rất tiếc, tôi phải nói thêm ở đây rằng áp lực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không đem lại kết quả. Thế làm sao giải quyết được vấn đề Iran?
Ông Chris Toensing: Cá nhân tôi, tôi ủng hộ việc các nước liên hệ nên mở những cuộc đàm phán cấp cao với Iran, đặc biệt là đàm phán tay đôi giữa Washington và Tehran để giải quyết mọi chuyện kéo dài từ ngày Cách Mạng Tehran hồi 1979 đến giờ. Ðó là cách duy nhất và tốt nhất để đảm bảo ổn định cho Trung Ðông, và đảm bảo quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Nhưng trước khi làm điều này, Washington phải công nhận chính phủ Iran đương thời là một chính phủ hợp pháp, nếu chính quyền này có thay đổi thì thay đổi đó là chuyện nội bộ của nhân dân Iran chứ không phải bởi áp lực chính trị hay áp lực cấm vận đến từ phía bên ngoài.
Như tôi đã nói, nếu làm những điều này thì Hoa Kỳ phải thay đổi hẳn chính sách đối với Iran, trong khi ông cũng rõ hiện giờ áp lực của Quốc Hội đang đòi Tổng Thống Bush phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn nữa đối với Chính Phủ Hồi Giáo Tehran.
Nói như thế không nghĩa là Tổng Thống Bush sẽ dùng giải pháp quân sự để tạo thêm áp lực với Iran, nhưng ông Bush sẽ vận động thế giới cấm vận kinh tế, vận động Hội Ðồng Bảo An đưa ra các nghị quyết cứng rắn hơn, để buộc Iran phải thay đổi thái độ. Tôi tin đó là “kế hoạch A” của Chính Phủ Mỹ, và rất có thể trước ngày ông Bush rời Nhà Trắng, biết đâu giải pháp quân sự với Iran sẽ được áp dụng
Nguyễn Khanh: Như thế, ông không nghĩ trong những ngày tới, mức độ thân thiện giữa Hoa Kỳ và Iran sẽ được cải tiến?
Ông Chris Toensing: Không. Ðiều đáng tiếc là tôi không nghĩ quan hệ Iran và Hoa Kỳ sẽ cải thiện. Tôi không thấy dấu hiệu nào để nói là chính phủ của Tổng Thống Bush sẽ đối xử với Iran như Iran mong được đối xử. Cũng giống như tất cả mọi nước khác, điều chính quyền Tehran quan ngại nhất là an ninh lãnh thổ và ổn định chính trị.
Như tôi đã nói, nếu làm những điều này thì Hoa Kỳ phải thay đổi hẳn chính sách đối với Iran, trong khi ông cũng rõ hiện giờ áp lực của Quốc Hội đang đòi Tổng Thống Bush phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn nữa đối với Chính Phủ Hồi Giáo Tehran.
Ðể đánh đổi lấy hai điều này, Iran sẵn sàng yểm trợ cho những tổ chức như Hezbollah chẳng hạn và tìm cách liên kết với những nước Trung Ðông khác, trong lúc chờ đợi ngày thế giới Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, công nhận chính phủ của họ là một chính quyền hiện hữu, và đảm bảo không can thiệp vào chuyện nội bộ của họ về cả mặt an ninh lãnh thổ lẫn chính trị nội bộ.
Tôi còn tin rằng Iran đưa ra chiêu bài hạt nhân cũng chỉ nhắm vào mục đích báo hiệu cho Tây Phương biết là các ông phải nói chuyện với chúng tôi. Do đó, nhận định của tôi là quan hệ giữa Iran và Hoa Kỳ đang căng thẳng và sẽ tiếp tục căng thẳng, không rõ rồi có bùng nổ lớn hơn hay không. Bùng nổ hay không tùy thuộc vào hai chính phủ là Chính Phủ Hoa Kỳ và Chính Phủ Iran.
Hội nghị quốc tế Baghdad
Nguyễn Khanh: Trở lại với hội nghị quốc tế Baghdad. Chúng ta có thể trông chờ gì ở phiên họp diễn ra vào ngày Thứ Bảy này?
Ông Chris Toensing: Điều tôi mong đợi là các đoàn tham dự nói những gì có lợi cho Iraq, tức là thống nhất với nhau về quan điểm Iraq cần ổn định chính trị, chủ quyền và lãnh thổ của Iraq phải được tôn trọng, và cùng nhau giúp giảm bớt mức độ giao tranh đang xảy ra bởi cuộc nội chiến Iraq.
Trở ngại chúng ta cũng phải nói đến là giải quyết cuộc chiến là điều chính người dân Iraq phải làm, thế giới chỉ có thể ảnh hưởng thôi, chứ không thể nắm lá bài quyết định. Không ai chối cãi Iran có ảnh hưởng, Syri có ảnh hưởng, nhưng không đóng vai chủ động, mà chính quyết tâm chính trị của người dân Iraq mới giải quyết được cuộc nội chiến này.
Nguyễn Khanh: Thế còn Hoa Kỳ thì sao?
Ông Chris Toensing: Lực lượng nước ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất ở Iraq là Hoa Kỳ, vì chính sự hiện diện của người Mỹ, của quân đội Mỹ là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc nội chiến tại Iraq.
Cả hai tập thể Hồi Giáo Sunni và Shiite đều lên tiếng đòi Washington phải công bố lịch trình rút quân, trước khi hai tập thể này ngồi xuống nói chuyện giải pháp chính trị và thành lập chính phủ mới. Chúng ta không thể bỏ qua vị thế quan trọng mà Hoa Kỳ đang có ở Iraq, nhưng chỉ có ý chí và quyết tâm chính trị của người dân Iraq mới giải quyết được cuộc nội chiến đang xảy ra thôi.
Nếu các phe nhóm đang giao tranh với nhau đồng ý ngưng chiến, không một nước nào có thể can thiệp được, bất kể đó là những nước láng giềng như Syri, Iran hay là những nước có ảnh hưởng mạnh như là Hoa Kỳ.
Nguyễn Khanh: Thay mặt cho quý thính giả, xin cám ơn ông Toensing đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện hôm nay.