Tòa án xử Khmer Đỏ cần được độc lập

Tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights Watch cho rằng Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đang gây áp lên Tòa án xử Khmer Đỏ thông qua việc “đặt hàng” trước 5 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ cho tòa án xét xử, mà không được truy tố thêm nhiều người.
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA, Campuchia
2009.07.24
Trong vòng 4 năm cầm quyền khmer đỏ đã giết gần 2 triệu dân campuchia Trong vòng 4 năm cầm quyền khmer đỏ đã giết gần 2 triệu dân campuchia
AFP photo

Từ Campuchia, thông tín viên Nguyễn Bình có bài tường trình như sau:

Thủ tướng Hun Sen gây áp lực chỉ cho xử 5 người?

Tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights Watch có trụ ở New York, Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí đề ngày 22 tháng 7 cho rằng Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đang gây áp lực chính trị lên tòa án xử Khmer Đỏ do Liên hiệp Quốc hậu thuẫn, khiến hoạt động của tòa án thiếu tính độc lập.

Tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights Watch có trụ ở New York, Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí đề ngày 22 tháng 7 cho rằng Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đang gây áp lực chính trị lên tòa án xử Khmer Đỏ do Liên hiệp Quốc hậu thuẫn, khiến hoạt động của tòa án thiếu tính độc lập.

Bản thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Sen và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hồi tuần trước, theo đó Thủ tướng Hun Sen của Campuchia nói rằng Tòa án xử Khmer Đỏ sẽ không đe dọa hòa bình ở nước ông, nghĩa là chỉ có 5 người bị truy tố.

Trong thông cáo báo chí, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ông Hun Sen không có vai trò vì trong tòa án, nhưng vẫn can thiệp thông qua việc gây áp lực lên nhân viên người Campuchia. Ông kêu gọi Liên hiệp Quốc và các nước tài trợ cho Campuchia nên có hành động nhằm đảm bảo cho tòa án xử Khmer Đỏ được độc lập.

Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ông Hun Sen không có vai trò vì trong tòa án, nhưng vẫn can thiệp thông qua việc gây áp lực lên nhân viên người Campuchia.

Tòa án xử Khmer Đỏ được thành lập vào năm 2006, theo sự thỏa thuận giữa Liên hiệp Quốc và Chính phủ Campuchia để xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống xót, do bị quy trách cho nạn diệt chủng khiến cho gần 2 triệu người Campuchia thiệt mạng trong giai đoạn gần 4 năm Khmer Đỏ cầm quyền.

Công tố viên từ chức phản đối

Cho đến nay đã có 5 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ bị truy tố ra tòa, bao gồm ông Duch, cựu trưởng trại giam khét tiếng Toul Sleng, ông Khieu Samphon, cựu Chủ tịch Nước, ông Noun Chea, cựu chủ tịch Quốc hội, ông Ieng Sary, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao và bà Ieng Thirith, vợ ông Ieng Sary, cựu Bộ Trưởng các vấn đề xã hội của Khmer Đỏ. Trong số đó, có ông Duch, tên thật là Kaing Kek Euv khai nhận tội và đang bị xét xử.

Hồi đầu năm 2009, Công tố viên Liên hiệp Quốc của tòa án xử Khmer Đỏ, ông Robert Petit đưa ra kiến nghị rằng nên truy tố thêm 6 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác nữa, thì bị Công tố viên phía Campuchia bà Chea Leng bác bỏ, với lý do cho rằng thời gian hoạt động và kinh phí của tòa án có hạn.

Hồi đầu năm 2009, Công tố viên Liên hiệp Quốc của tòa án xử Khmer Đỏ, ông Robert Petit đưa ra kiến nghị rằng nên truy tố thêm 6 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác nữa, thì bị Công tố viên phía Campuchia bà Chea Leng bác bỏ, với lý do cho rằng thời gian hoạt động và kinh phí của tòa án có hạn.

Còn Thủ tướng Hun Sen thì nhiều lần lên tiếng cho rằng không thể truy tố thêm nhiều người vì không muốn nền hòa bình của nước này bị đe đọa. Và ông cũng vừa lặp lại quan điểm này trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp hồi tuần trước.

Thủ tướng Hun Sen thì nhiều lần lên tiếng cho rằng không thể truy tố thêm nhiều người vì không muốn nền hòa bình của nước này bị đe đọa.

Hiện Công tố viên Robert Petit đã đệ đơn xin nghỉ việc. Và được biết ông sẽ chính thức nghỉ việc vào tháng 9 tới.

Ông Khieu Kanharith, phát ngôn viên chính phủ Campuchia chỉ trích tổ chức nhân quyền Human Rights Watch rằng tổ chức này không hiểu tình hình Campuchia. Theo ông thì Thủ tướng Hun Sen đã có nhiều cố gắng trong việc hòa hợp dân tộc.

Theo ông Khieu Kanharith, tòa án xử Khmer Đỏ vẫn có thể truy tố thêm nhiều người nếu có lý do chính đáng. Nhưng trước mắt phải tìm hiểu tại sau Khmer Đỏ giết đồng bào của mình.

Hiện Công tố viên Robert Petit đã đệ đơn xin nghỉ việc. Và được biết ông sẽ chính thức nghỉ việc vào tháng 9 tới.

Còn những người làm công tác nghiên cứu như ông Chhang You, Giám đốc Trung tâm Tài liệu Campuchia thì không cho rằng lời nói của ông Hun Sen có tính gây áp lực, mà chỉ là ý kiến của cá nhân ông.  Theo ông thì tòa án nên biết phải làm thế nào để có thể hoạt động một cách độc lập.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.