Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 19.12.2008)

Đầu thư là một lời tạ lỗi và một lời cảm ơn chân thành đến quí thính giả Nguyễn Kim, Bùi Thanh Chơn, Nguyễn Lực…
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2008.12.19

Qúi vị đã lưu ý và nhắc nhở Thanh Trúc tên đúng của tác giả câu nói “đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” là nhà giáo lão thành Nguyễn Bá Học.

Kính mong quí vị lượng thứ và bỏ qua cho Thanh Trúc sự sơ xuất này.

Mùa Giáng Sinh, RFA nhận được nhiều lời cầu chúc thân tình qua email, qua những cánh thiệp Giáng Sinh rực rỡ lấp lánh về với Ban Việt Ngữ.  

Đa tạ thính giả Nguyễn Phước, đã ân cần ghi tên từng phát thanh viên và cả những đặc phái viên ở xa.

Trong không khí tưng bừng của  lễ hội Giáng Sinh tháng Mừơi Hai, cũng có lời chúc vọng đến từ một góc trời bên nhà:  

“Em là một thính giả ở Thanh Hoá, hôm nay thì cũng đã gần đến ngày Nô-el rồi, em chúc quí đài có một ngày nghĩ thật sự vui vẻ, và em cũng mong rằng ở Việt Nam ngừơi dân Việt Nam sẽ có quyền tự do dân chủ nhiều hơn.”

Thay mặt các anh chị em trong Ban Việt Ngữ, Thanh Trúc chân thành cảm ơn tất cả quí thính giả xa gần, trong cũng như ngoài nứơc.

Em là một thính giả ở Thanh Hoá, hôm nay thì cũng đã gần đến ngày Nô-el rồi, em chúc quí đài có một ngày nghĩ thật sự vui vẻ, và em cũng mong rằng ở Việt Nam người dân Việt Nam sẽ có quyền tự do dân chủ nhiều hơn.

Tâm sự Thính giả

Tuần này cũng có hai lời nhắn quan trọng cần được phát đi. Từ Bà Rịa Vũng Tàu, ông Bạch, trứơc là lính địa phương quân thuộc đơn vị bộ binh miền Nam, tiểu khu Vĩnh Long, nói với RFA:

“Nghe Việt Nam mình đứng ra khiếu kiện chất màu da cam tôi muốn hỏi quí đài coi thử tôi có thể đứng ra giúp đỡ gì cho đất nứơc tui không? Có thể là mình đứng ra làm nhân chứng được không, tại lúc tôi nghe đài thì thấy nhân chứng toàn là nạn nhân chứ không có nhân chứng rải trực tiếp.

Cuối năm 70 giữa năm 71 Mỹ có trao cho đơn vị của tôi ba thùng thuốc khai quang, kêu đơn vị tôi rải xuống để khai quang ở quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, rải chừng một mớ rồi còn nhiêu đổ xuống sông xuống suối hết trơn.

Bây giờ  nghe nói nhiều người ở đó bị ung thư tôi cũng bức xúc, thấy con người mình cũng phần nào có tội trong đó. Bây giờ nghe nói đoàn của mình đi khiếu kiện ở bên Mỹ thất bại hết hai lần rồi, nghe Mỹ đòi hỏi là phải có đường đi của chất da cam từ đâu đến đâu, tôi cũng bức xúc, muốn nhờ đài tư vấn cho.

Tôi là người lính của chế độ cũ, mấy anh em tôi nghe đài Á Châu Tự Do cũng lâu lắm rồi, với hai nữa bên đất nứơc tui  số điện thoại rồi đoàn khiếu kiện số nào số nào tui đâu có biết cái gì…”

RFAwebGlobe250.jpg
Trang Web RFA. Graphic: RFA & Istock
Graphic: RFA & Istock
Thưa ông, về vụ Hội Nạn Nhân Da Cam/Dioxin Việt Nam kiện  các công ty hoá chất Mỹ và hai phiên toà ở Brooklyn New York vừa qua, RFA chỉ tường thuật lại  chứ không thể tư vấn cho bất cứ phía nào.  Ông có thể liên lạc  với Hội Nạn Nhân Da Cam /Dioxin trong nứơc thì may ra. Kính thư.

“Kính gởi giáo sư Tương Lai, qua bài phát biểu của ông về nhận định của các chuyên gia Ngân Hàng Thế giới khi phân tích hiện trạng tụt hậu quá xa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, chúng tôi, ngừơi trong nược, xin được hỏi ông rằng sau bao nhiêu sự thật được phơi bày trứơc nay thì còn được bao nhiêu phần trăm ngừơi thật tâm tin vào chính sách của nhà nứơc và của đảng?

Thứ hai, kinh tế và cuộc sống của ngừơi dân Việt hiện nay, đến bao giờ mới có được một phương cách hữu hiệu để có thể bứơc ra khỏi giai đoạn xoá đói giảm nghèo và tiếp tục xin vay tiền của các tổ chức và ngân hàng thế giới.

Trong khi tài nguyên không sản sinh kịp với nguồn khai thác và xuất khẩu ồ ạt mà tiền đem về thì không biết đi vào đâu, rồi lại tiếp tục yêu cầu yêu cầu xin vay vốn. Hiện tình trạng vốn ODA của Nhật Bản là một điển hình.

Nhân đây, nếu được xin ông trả lời cho câu hỏi rất phù hợp với vai trò và địa vị của ông, tuyệt đại đa số thành  phần giàu có ăn trên ngồi trứơc là thuộc thành phần nào? Giới công nhân và nông dân chiếm hơn 80% dân số Việt Nam hiện nay thì không còn phải nói cũng đã quá rõ rồi. Rất mong câu trả lời của ông.”

Trên đây là phản hồi của thính giả trong nứơc sau khi nghe Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa Học Xã Hội, nay là chuyên viên nghiên cứu thời cuộc, hiện ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, phản bác lại nhận định của chuyên gia World Bank là Việt Nam cần năm mươi năm mới có thể theo kịp Indonesia và cần một thế kỹ rưỡi mới bắt kịp được Singapore.

Bài này được phát vào sáng thứ Năm vừa qua trên RFA. Đa tạ ông đã góp ý. Xin thưa rằng đây chỉ là ý kiến của ngừơi nghe chứ không phải lập trường của RFA.

Nghe, đọc RFA ở VN 

Cùng những vị thính giả yêu cầu bản tin hàng ngày qua hộp thoại, chúng tôi sẽ gởi đến nếu quí vị để lại địa chỉ email, vui lòng đừng dùng yahoo để bản tin không bị chận lại. Kính.

Cũng với bản tin hàng ngày, thính giả Trọng Tuyên báo cho biết:

“Mấy ngày gần đây em không nhận được bản tin của RFA, em dùng proxy của mấy bản tin cũ thì bị báo lỗi, anh chị vui lòng gởi lại cho em nha. Một điều nữa là em không thể đăng ký vào forum của RFA được, em làm theo đúng hướng dẫn nhưng luôn bị báo lỗi là nhập mã xác nhận. Em đã thử đi thử lại hoài mà vẫn không được.”

Listen-Live-305.jpg
Nghe trực tiếp - Live 6:30-7:30 sáng và 9-10 giờ tối (giờ Việt Nam)
RFA
Khổ thân em tôi đã dùng proxy cũ nên không vào được. Khi Thanh Trúc đọc thư em lên thì bản tin với proxy mới đuợc phóng  đến em rồi. Với proxy mới em không còn trở ngại gì phải không? Chúc em vui.

Cũng vậy, thưa thính giả Minh Khuê, chỉ là proxy cũ khiến ông hay bà không nghe được RFA gần hai tháng nay.  Thanh Trúc lấy làm tiếc vô cùng. Nay xin vui lòng cho biết ngay nếu ông hay bà còn gặp khó khăn với proxy mới.

Thưa bạn Long Nguyễn, đương nhiên Newsletter của RFA đã về hai địa chỉ ngừơi thân ở Việt Nam theo yêu cầu của bạn. Về câu hỏi tại sao trong nứơc không mở được dù sử dụng gmail, Thanh Trúc thật lòng không biết nói sao. Thôi thì RFA sẽ cố gởi bản tin hàng ngày đi một lần nữa, bạn  nhé.

Và đương nhiên thôi, thưa quí thính giả Vyna Nguyễn,  Pata Tanka, một thính giả ký tên khó đọc, đã gởi bản tin hàng ngày đến quí vị. Thân kính.

Chia sẻ với Ban Việt ngữ

Chào ngừơi thuỷ thủ tàu viễn dương, một thính giả trung thành của RFA, vừa từ những bến nứơc xa xôi trở về. Cho phép chúng tôi trích dẫn một đoạn thư ông gởi, nói về lao động xuất khẩu bên Việt Nam:

“Nghe loạt bài về ngừơi lao động trong chuyên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, mình  xin góp đôi lời. Đành rằng xã hội tân tiến nào cũng cần văn phòng môi giới để tạo điều kiện dễ dàng cho ngừơi lao động chưa quen cách xin việc, nhưng những dịch vụ thay đổi giá cả làm sao cho phải chăng để ngừơi công nhân xa nhà thu ngắn ngày về với gia đình và yên tâm mỗi khi cất bứơc lên đường.

Là công nhân xa quê hương thì cũng như thuỷ thủ tàu vễn dương, nỗi nhớ gia đình và ngừơi  thân còn nặng hơn mớ hành trang mang theo, đã vậy còn cộng thêm số nợ kếch xù, đền nỗi mãn hợp đồng mà nợ chưa trả xong  thì bảo họ xoay sở làm sao. Cho nên có ngừơi đi ba bốn năm mà vẫn chưa dám nghĩ tới ngày về nứơc...”

Ngưng trích. Đa tạ ngừơi đi biển phương trời xa, đem lòng mình trang trải cho nỗi lo âu của lao động Việt nơi xứ ngừơi.   

Cùng quí thính giả Hà Minh Thảo, Nguyễn Văn, Hoàng Hà, Thanh Đào, RFA có nhận và có đọc bài quí vị gởi về. Xin hiểu vì là báo nói nên RFA không thể đọc trên đài nguyên một bài dài, e bị rơi vào tình trạng monologue bởi thiếu “thực chứng âm”,  soundbites.  

Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng cảm ơn mọi ý kiến khác nhau phản ảnh qua những bài ấy. Đề nghị quý vị đăng ký và gửi bài vào Blog của ban Việt ngữ ở địa chỉ rfavietnam.com. Kính thư.

Email của quí thính giả Phạm Lộc hỏi về bệnh vẩy nến và bệnh gan, thính giả Nguyễn Lâm thắc mắc về thuốc giảm đau từ bệnh Gout. Thanh Trúc sẽ chuyển đến ngừơi phụ trách khả ái của mục này là Trà Mi. Cảm ơn quí vị.

Thưa thính giả Nguyễn Thị Diễm Trang, nhờ thư chị Thanh Trúc hiểu và nhớ ra đơn vị đo lường một yến tương đương mừơi kilôgram. Đa  tạ.

Thưa thính giả Jo Jo với nickname 002 rất là ngộ, biên tập viên Mặc Lâm sẽ gởi một file mp3 qua email bản nhạc nền của chương trình Văn Học Nghệ Thuật mà ông yêu thích. Kính thư.

Nghe radio ở cao nguyên thì dễ nghe lắm, ít bị phá lắm. Chẳng hạn như bà chị của tôi buổi sáng mà bả mở RFA là cả xóm nghe được luôn. Bả mở vang làng vang xóm luôn á…

Cùng vị thính giả ký tên Thầy Năm, RFA sẽ tìm hiểu câu chuyện ông gọi là : bốn ngừơi bốn tờ” từ phi trường Việt Nam.

Những lời chúc tụng Giáng Sinh tới tấp bay về RFA mấy hôm nay, từ các vị  Nguyễn Văn, Thổ Mộ, Đọc Báo Ngồi. Nhưng vui nhất ở cuối thư là một lời nhắn từ trong nứơc, thật ngắn và thật hân hoan cho từng thành viên RFA ngày hôm nay. Mời quí vị cùng nghe với chúng tôi:

“Nghe radio ở cao nguyên thì dễ nghe lắm, ít bị phá lắm. Chẳng hạn như bà chị của tôi buổi sáng mà bả mở RFA là cả xóm nghe được luôn. Bả mở vang làng vang xóm luôn á…”

Thưa đó là niềm vui đơn sơ vào khi Thanh Trúc sắp chia tay quí vị ở phút này.  Chúc vui, chúc lành và chúc bình an đến tất cả quí thính giả mùa Giáng Sinh này!

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Sáu tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.