Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 17-3-2005)


2005.03.17

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Trong những lời nhắn ban Việt ngữ RFA vào tuần qua, một bác cho biết về nơi mà trước kia là Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp.

Thư thính giả gửi Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do.

Tuần qua, chúng tôi nhận được nhiều thư bàn luận về những vấn đề trong nước. Đã hết hạn kỳ để nhà cầm quyền Việt Nam chứng minh là có thực thi tự do tôn giáo hay không, thính giả Thanh Hà có ý kiến là chính phủ Hoa Kỳ cần phải mạnh tay vì, như ông viết

“… Tôi đã nghe những lời huênh hoang, cụ thể là của Tổng bí thư Nông đức Mạnh. Làm như thể là Cộng sản Việt Nam không sợ, không cần, bất chấp những yêu cầu cấp bách về tôn giáo, về dân chủ … Tôi rất tán thành việc liệt Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm.”

Không được vào đất Mỹ

Theo dõi thời sự, thính giả Đoàn Triết nói là ông hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ về biện pháp cấm các giới chức Việt Nam liên quan đến đàn áp tôn giáo, không cho du hành vào đất Mỹ.

Mời bạn tham gia vào mục Trao Đổi Thư Tín. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Đồng lúc, thính giả họ Đoàn bày tỏ ý kiến là đáng lẽ, biện pháp đó phải được thực hiện từ rất lâu rồi, ít ra cũng là trước thời gian hai bên Mỹ-Việt ký hiệp ước thương thảo về mậu dịch.

Theo ông thì: "Các bộ trưởng hay thủ tướng đều thừa hành chính sách VÔ TÔN GIÁO hay là KHỦNG BỐ TÔN GIÁO của Cộng Sản Việt Nam. Ngoài các cấp vừa nêu, những cán bộ đảng đều là đối tượng cần cấm vào Hoa Kỳ."

Bài phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Bài phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh về thực trạng kinh tế Việt Nam, tuyên đọc trước lãnh đạo bộ Chính Trị, và Ủy ban soạn thảo đường hướng cho Đại hội đảng kỳ thứ 10, được rất nhiều thính giả hoan nghênh. Ông V.V.L. nhận định:

bài nói chuyện của ông Doanh rất lý thú. Lần đầu tiên, tôi được thấy một người trong đảng Cộng Sản Việt Nam có nhận xét trung thực về Việt Nam từ thể chế chính trị đến kinh tế.

“bài nói chuyện của ông Doanh rất lý thú. Lần đầu tiên, tôi được thấy một người trong đảng Cộng Sản Việt Nam có nhận xét trung thực về Việt Nam từ thể chế chính trị đến kinh tế. Họ đã thấy thể chế của họ đem nước Việt ngày càng đi lùi…

Việt Nam còn có phước là trong nội bộ đảng, cũng có người dám nói thẳng. Hy vọng những điều nhận thấy của ông Doanh sẽ được các cấp lãnh đạo suy nghĩ và thay đổi dần, nhất là thể chế chính trị …

Ông Doanh cũng đã nhận thấy hiểm họa Trung Cộng từ hai phía: hiểm họa về bành trướng lãnh thổ, và hiểm họa về bành trướng kinh tế. Việc đối phó với hai hiểm họa này mà không được coi là quốc sách thì có ngày bừng mắt ra, Việt Nam cũng sẽ giống như Tây Tạng, là một lãnh thổ tự trị của Trung Quốc. "

Thính giả V.V.L. cũng bàn luận về một số điểm trong bài thuyết trình của tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Thính giả Nguyễn Dân nói là ông cảm kích về bài thuyết trình của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, vì ông Doanh "đã dám nói lên sự thật về lý do chậm phát triển của kinh tế Việt Nam trong vài chục năm qua..."

Nhưng ông có điều thắc mắc là “không biết số tiền mà Việt kiều gởi cho thân nhân ở trong nước, khoảng 3 tỷ rưỡi đôla một năm có tính vào GDP của Việt Nam hay không? Nếu có tính vào, thì kinh tế phát triển của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Việt Kiều ở nước ngoài hay sao?” Từ hải ngoại, nhiều thính giả cũng bày tỏ nhiều hy vọng về bài của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, ông Trần Văn Được viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam hãy lắng nghe, và làm theo nguyện vọng của toàn dân. Hãy mang tự do hạnh phúc thật sự đến cho người dân Việt.”

chuyển lời khen ngợi tinh thần bất khuất của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, lên tiếng đúng theo nguyện vọng toàn dân, và chưa phải là muộn

Thính giả Hằng Nguyễn nhờ đài RFA chúng tôi “chuyển lời khen ngợi tinh thần bất khuất của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, lên tiếng đúng theo nguyện vọng toàn dân, và chưa phải là muộn”

trong khi đó, thính giả Phùng Mai lại “muốn thấy những nhân vật còn tại chức nói lên sự thật, đừng chờ đến lúc về hưu rồi mới lên tiếng.”

Phóng viên Lan Anh bị truy tố

Và e-mail của thính giả Khắc Hà “Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rõ tình hình khẩn trương và bức xúc của đất nước, ông chỉ rõ là cần phải có dân chủ thì mới đẩy mạnh sản xuất được. Điều này thì có lẽ Cộng sản Việt Nam không bao giờ làm, họ cứ bám víu lấy quyền lực vì đó là lợi lộc.

Đảng Cộng Sản sẽ đi dần đến hố sụp đổ mà không phương thuốc nào có thể cứu vãn, kể cả ý kiến xây dựng của Tiến sĩ Doanh!

Giờ này, phóng viên Lan Anh đang bị truy tố, chỉ vì cô là người đã can đảm tố cáo bọn tham nhũng thuốc tây. Ôi, nhà nước hô hào chống tham nhũng như thế đấy !”

Từ hải ngoại, thính giả trẻ họ Ngô rất bất bình khi nghe tin phóng viên Lan Anh bị truy tố và gán cho cái tội gọi là “chiếm đoạt tài liệu bí mật quốc gia!”

Nhà cầm quyền cộng sản vẫn bưng bít thông tin, gán ghép tội trạng cho người dân. Bộ muốn làm gì thì làm, bắt ai thì bắt, không có luật pháp sao ?

“Nhà cầm quyền cộng sản vẫn bưng bít thông tin, gán ghép tội trạng cho người dân. Bộ muốn làm gì thì làm, bắt ai thì bắt, không có luật pháp sao hả đồng bào?”

Vụ kiện về chất da cam

Phiên tranh tụng về vụ “Hội nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam” kiện các công ty hóa chất Mỹ, đã tạm chấm dứt với phán quyết của Chánh Án bác đơn kiện.

Để làm sáng tỏ thêm về vấn đề chất Da Cam, bác sĩ Nguyễn Gia Tiến từ Thụy Sĩ đã chuyển cho chúng tôi tài liệu về những ý kiến trao đổi trên Diễn Đàn Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, họp trong hai tháng cuối năm ngoái.

“Kết quả của hội nghị là cho tới giờ, các nghiên cứu khoa học đứng đắn không hề chứng minh được mối liên hệ nào giữa chất Da Cam và những bệnh tật ở Việt Nam do Cộng sản Hà Nội đưa ra.

Vụ kiện Da Cam do Hà Nội dàn dựng, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học nào, mà chỉ để phục vụ mục đích cua họ là tuyên truyền và xoay sở tiền bạc.

Hội Khoa Học Kỹ Thuật tại California đã chứng minh rằng việc Hà Nội cho xử dụng bừa bãi thuốc sát trùng DDT và phân bón hóa học nhập từ Trung Cộng đã khiến môi trường tại Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề, gây ra bao nhiêu vụ ngộ độc, tàn phá sức khỏe. Đó mới là thực trạng y tế ở Việt Nam.”

Nhân vụ kiện Da Cam, bạn Đình Nguyên nêu câu hỏi lý thú như sau:

“Hà Nội cho rằng chính quyền Mỹ thời đó đã gieo rắc những mầm bệnh, qua việc sử dụng chất Dioxin. Thế có khi nào họ nghĩ rằng người dân Việt Nam có thể kiện chính phủ về những sai lầm trước đây của đảng Cộng sản đã đưa ra chính sách “tắm máu” cải cách ruộng đất vào năm 1957?

Âu đó cũng là công lý mà người Việt bấy lâu nay vẫn nung nấu trong lòng đi tìm. Liệu có phiên tòa để xét xử những sai lầm đó không?”

Việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Tôi sống không xa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (có thể đi bộ cũng được). Nhà cầm quyền cộng sản đã cho phá tan hoang các phần mộ của chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rồi còn gì!

Cuộc phỏng vấn của ban Việt ngữ RFA với ông Nguyễn Cao Kỳ được nhiều quý vị theo dõi. Về việc trùng tu nghĩa trang của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, thính giả Nguyễn Sơn cho biết

“Tôi sống không xa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (có thể đi bộ cũng được). Nhà cầm quyền cộng sản đã cho phá tan hoang các phần mộ của chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rồi còn gì!

Nghĩa trang bị đập phá để lấy phế liệu mang bán. Còn phần ngoài, đã chia lô đất để xây cất nhà ở và bán cho dân miền Bắc thuộc dòng họ của cán bộ vào ở.

Xem tin ông Kỳ về xin Cộng sản cho trùng tu, tôi thấy sao mơ hồ và hão huyền quá! Đất nghĩa trang đã bị chia nhau bán và sang nhượng hết rồi! Xe ủi đã san bằng các mộ phần của chiến sĩ VNCH trong đó cũng có bạn bè tôi tại nghĩa trang này, tôi rất đau lòng.”

Một bạn trẻ vừa tới được bến bờ tự do, nêu thắc mắc:

“Theo như lời ông Kỳ thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp. Em xin được hỏi: Vậy, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có được treo trở lại không? dòng chữ “Tổ quốc ghi ơn” có được ghi trở lại không?”

Ban Việt ngữ RFA không biết trả lời như thế nào. Chúng ta ráng chờ xem giới có thẩm quyền giải quyết ra sao nhé.

Bây giờ thì mời bạn cùng tất cả quý vị nghe ý kiến của thính giả Phạm Hưởng:

Dù người lính hy sinh ở phía bên nào thì cũng là người công dân. Ở bên nào thì phải chấp nhận xã hội bên đó. Nay họ đã chết, xiêu mồ lạc nấm là rất tội nghiệp, tất cả đều là nạn nhân!

“… Dù người lính hy sinh ở phía bên nào thì cũng là người công dân. Ở bên nào thì phải chấp nhận xã hội bên đó. Nay họ đã chết, xiêu mồ lạc nấm là rất tội nghiệp, tất cả đều là nạn nhân!

Việc trùng tu phải làm thế nào thể hiện được tâm linh cứu rỗi những linh hồn đã nhiều năm không ai hương khói chứ không nên quá độ, tạo ra hiểu lầm. Gây xung đột về tư tưởng là chuyện không nên làm. Do vậy, phải kết hợp giữa chính quyền địa phương và thân nhân của người đã khuất. Việc làm này phù hợp với người Á đông, với tinh thần bản sắc dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhân đạo, chúng tôi hoan nghênh.

Còn vấn đề ghi bảng tên nghĩa trang, theo tôi thì nên ghi là “Nghĩa trang của những công dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến” hoặc chọn một tiêu đề nào đó, tránh những suy nghĩ phân biệt trong những người đã chết.”

Chúng tôi vừa trích đọc các thư của thính giả bàn luận về việc ông Kỳ xin trùng tu nghĩa trang quân đội VNCH.

Những thư chỉ trích ông Kỳ thì rất nhiều, nội dung thì … ai cũng biết rồi thành ra, chúng tôi dành thời giờ cho thư từ về các vấn đề khác.

Các thư từ khác

cám ơn RFA có nhiều thông tin hay!

Lá e-mail mà ban Việt ngữ RFA chú ý nhất trong tuần qua, đến từ một người làm việc cho một tờ báo điện tử ở thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt là vì anh nói lên lời “cám ơn RFA có nhiều thông tin hay!” Chỉ một câu ngắn gọn thế thôi, nhưng rất có ý nghĩa với chúng tôi. Xin cám ơn anh bạn đồng nghiệp.

Trong khi đó cũng từ Hà Nội, thính giả tên là Hùng cho biết về tình hình nghe RFA:

“Tôi là bạn nghe RFA thường xuyên đã từ nhiều năm nay. Thời gian gần đây, tôi phát hiện ra chương trình của quý đài ở cả hai buổi sáng và tối đều bị phá sóng bằng cách phát một đài tiếng nói Việt Nam chen vào đúng tần số của RFA.”

Thính giả này cho hay tiếp là tuy vậy, ông để ý thấy có một băng số vào buổi sáng, và một băng số vào buổi tối, thoát khỏi nạn phá sóng, và ông hỏi:

“không rõ việc phá sóng như vậy có bị chế tài bởi một luật pháp quốc tế nào hay không? Tôi nghe nói, hình như ở Cuba cũng có tình trạng phá sóng đài nước ngoài, tương tự.”

Dò bắt làn sóng RFA khó thế mà ông vẫn tiếp tục theo dõi chương trình, điều này khích lệ anh em chúng tôi rất nhiều trong công việc. Quốc tế thì chỉ khuyên đừng phá sóng nhưng chẳng có ai bị chế tài nên những làn sóng của nhân quyền, của tự do mới bị phá phách.

không rõ việc phá sóng như vậy có bị chế tài bởi một luật pháp quốc tế nào hay không? Tôi nghe nói, hình như ở Cuba cũng có tình trạng phá sóng đài nước ngoài, tương tự.

Vì lẽ gì mà nhà nước Việt Nam không muốn cho người dân biết tin tức? hỏi thế là trả lời rồi đó! tuy nhiên, chúng tôi vẫn nỗ lực vượt qua trở ngại ấy. Xin cám ơn ông.

Cuối cùng, là phần trả lời thính giả mang tên không đánh dấu nên chúng tôi tuởng là một cái tên dí dỏm, là “Thích ái tình” nếu không đúng thì mong ông tha lỗi nhưng chúng tôi cũng chẳng biết gọi tên gì cho đúng.

Đọc e-mail thứ hai của ông gởi đến, trong đó có quan điểm bài xích các tôn giáo thì chúng tôi không hồi đáp.

Nhưng trong e-mail thứ ba lần này, ông bảo rằng “tên ông bị viết sai” và chúng tôi hiểu sai là ông “phải cố gắng mới hiểu” từ ngữ địa phương: Xin thưa là nếu ông chưa xóa các e-mail đó trong máy của ông thì hãy xem lại.

Chính ông viết là RFA “chỉ toàn nói những từ địa phương mà chỉ người Nam nghe được còn người Bắc như ông cố gắng mới hiểu”.

Ngoài ra, các e-mail của ông còn có những nhận xét mang tính cách xúc phạm chủng tộc, chúng tôi không tiện bàn tới.

Ông còn thách thức hãy đọc trọn vẹn thư ông trên đài, nhưng từ trước tới giờ, chúng tôi vẫn trích đọc thư thính giả vì không thể đủ thời giờ mà đọc hết tuy vậy, phần trích dẫn không hề sai ý người viết. Chào ông!

Thư đã quá dài, Thy Nga phải ngừng đây, hẹn tái ngộ cùng quý thính giả và các bạn vào kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.