Lấy lại phố cổ Hà Nội

Kế họach di dời hàng lọat hộ dân ra khỏi khu phố cổ Hà Nội do UBND quận Hoàn Kiếm đề xướng đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận hiện nay. Nhiều người đặt vấn đề về tính khả thi và hiệu quả của dự án này.
Khánh An, phóng viên đài RFA
2009.11.27
Cổng Ô Quang Chưởng thuộc khu phố cổ Hà Nội Cổng Ô Quang Chưởng thuộc khu phố cổ Hà Nội
Photo courtesy Wikipedia

Kế họach di dời

Khánh An tìm hiểu ý kiến của một số người dân hiện đang sinh sống trong khu vực phố cổ, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án. Đầu tiên là ý kiến của ông Ngọc, một cư dân tại phố Hàng Bạc:

Chủ trương Nhà Nước là dời đi chỗ khác. Nhà Nước lấy thì phải đồng ý chứ. Có ai dám chống lại Nhà Nước. Vấn đề phố cổ, nếu Nhà Nước cần lấy làm lại thì nhân dân phải đi thôi. Bồi thường, phải đi thôi.

Chủ trương Nhà Nước là dời đi chỗ khác. Nhà Nước lấy thì phải đồng ý chứ. Có ai dám chống lại Nhà Nước. Vấn đề phố cổ, nếu Nhà Nước cần lấy làm lại thì nhân dân phải đi thôi. Bồi thường, phải đi thôi.
Ô.Ngọc, cư dân phố Hàng Bạc

Trong khi đó, một người dân ở phố Hàng Nón lại cho rằng:

Nếu Nhà Nước mà có chính sách phù hợp, hợp lý thì chúng tôi chấp hành thôi, theo quy định của Nhà Nước.

Bên cạnh đó, không ít người chọn giải pháp theo số đông. Anh Nam, cư dân phố Hàng Gai, cho biết:

Theo số đông thôi, mọi người như thế nào thì mình làm như thế.

Trả lời báo chí về kế họach di dời dân phố cổ hay còn gọi là kế họach giãn dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn và khả thi nhưng phải có quá trình. Qúa trình đó bao gồm việc vận động, thuyết phục người dân, hỗ trợ quỹ nhà, quy họach quỹ nhà, v.v… Trước mắt, kinh phí ước tính cho giai đọan 1 của kế họach này là 4.000 tỉ đồng.

Điểm đến đầu tiên cho cư dân phố cổ sẽ là khu đô thị mới Việt Hưng. Đây là một khu chung cư mới, nằm cách trung tâm thành phố 8 km, dự kiến sẽ đón khoảng 1900 hộ dân di dời từ phố cổ. Giai đọan đầu sẽ di dời các hộ hiện đang sinh sống trong khu vực các di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan, trường học hoặc trong các ngôi nhà hư hỏng nặng tự nguyện muốn di dời.

Đây là một chủ trương đúng đắn và khả thi nhưng phải có quá trình. Qúa trình đó bao gồm việc vận động, thuyết phục người dân, hỗ trợ quỹ nhà, quy họach quỹ nhà, v.v… Trước mắt, kinh phí ước tính cho giai đọan 1 của kế họach này là 4.000 tỉ đồng.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Theo điều tra của UBND quận Hòan Kiếm, diện tích nhà ở trên mỗi đầu người ở phố cổ là 1,5 – 2 m2/người, thuộc vào loại cao nhất thế giới. Có những ngôi nhà chỉ hơn 100 m2 nhưng chen chúc đến 4, 5 hộ dân sinh sống. Ông Ngọc là một trường hợp trong số đó. Ông cho biết:

Tất cả trong nhà này có 4, 5 hộ. Đã họp cách đây mấy năm một lần rồi, có cả người Pháp chứng kiến, nói là ai đi cũng được, ai ở cũng được, Nhà Nước sẽ đền bù chứ không ép. Nhưng trôi qua ngần ấy  năm trời mà chưa thấy nói gì đến nhà này cả, chỉ có lên tivi thôi, còn thì họ làm những cái nhà nhỏ trước. Còn nhà này chưa thấy nói gì cả. Không hiểu chủ trương Nhà Nước có làm không?!

Phải được đền bù xứng đáng

Có một thực tế là mặc dù điều kiện sinh họat, vệ sinh của hàng ngàn hộ dân trong phố cổ không khá hơn một khu ổ chuột là bao nhưng nhiều hộ vẫn không mặn mà lắm với việc “lên nhà lầu” ở khu đô thị mới. Rất nhiều lý do đưa ra nhưng chung quy lại vẫn là “làm sao cho hợp lý”!

Bây giờ tất cả dân chỉ yêu cầu là hợp lý thôi, chứ không yêu cầu gì khác. Hợp lý tất cả vì đây là vấn đề nhân quyền mà. Người dân phải có quyền.
Ông Đỗ Ngọc Thanh

Ông Đỗ Ngọc Thanh, cư ngụ tại phố Hàng Bạc, nói:

Bây giờ tất cả dân chỉ yêu cầu là hợp lý thôi, chứ không yêu cầu gì khác. Hợp lý tất cả vì đây là vấn đề nhân quyền mà. Người dân phải có quyền.

“Hợp lý” ở đây ai cũng ngầm hiểu là những lợi ích kinh tế đổi lại cho việc từ bỏ ngôi nhà cổ. Nhiều chủ nhà trên thực tế không sinh sống tại khu phố cổ nhưng ngôi nhà của họ lại chính là một “con gà đẻ trứng vàng”. Đa số các hộ dân ở đây đều có nguồn thu nhập ổn định từ việc kinh doanh trên căn hộ của mình. Có hộ dân mỗi tháng thu nhập hàng ngàn đô-la từ việc cho thuê mặt bằng. Có thể nói, trong khu phố cổ, người ta có thể kiếm tiền trên từng mét vuông diện tích. Do đó, người dân chỉ có thể từ bỏ nguồn lợi của mình khi họ được một sự đền bù xứng đáng.

“Hợp lý” ở đây ai cũng ngầm hiểu là những lợi ích kinh tế đổi lại cho việc từ bỏ ngôi nhà cổ. Nhiều chủ nhà trên thực tế không sinh sống tại khu phố cổ nhưng ngôi nhà của họ lại chính là một “con gà đẻ trứng vàng”

Ông Ngọc, phố Hàng Bạc, nhận xét:

ng có thể có người muốn ở lại, tùy theo (họ) thôi. Nhưng nhiều người muốn đi, người ta không muốn ở đâu, (người ta) muốn đền bù mà.

Rất nhiều người dân hiện nay đang trong tâm trạng chờ xem Nhà Nước có chính sách như thế nào rồi mới đưa ra quyết định. Tuy nhiên trong số đó, tất nhiên cũng không thiếu những công dân nghĩ đến lợi ích chung như anh Nam ở phố Hàng Gai:

Ở đâu cũng được. Ở đấy cũng được mà ở đây cũng được. Mỗi cái nó có một cái hay. Mình nghĩ là xã hội phát triển, nếu mà cứ nghĩ kiểu cái nhà nhỏ mình cố giữ lại thì châu Âu cũng chẳng phát triển như bây giờ. Nó vẫn cứ giữ lại những ngôi nhà nhỏ vì ai cũng cố sống bám lại những nơi trung tâm như thế thì châu Âu chẳng phát triển như bây giờ, Mỹ cũng chẳng phát triển như bây giờ.

Như vậy, vấn đề di dời ở đây chỉ còn lại là một cuộc thương thảo công bằng về lợi ích, bởi chẳng ai muốn bám lấy một khu ổ chuột khi họ có một điều kiện sinh sống tốt hơn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/12/2009 22:59

cu di sau vai buoc cho bang may nuoc tu do dan chu