Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ kết thúc ra sao?

Sau hai ngày thảo luận, Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ, được tổ chức tại Washington D.C, đã kết thúc chiều thứ Ba vừa qua.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011.05.11
Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (thứ nhì từ phải) Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (thứ nhì từ phải) theo dõi buổi đối thoại Mỹ-Trung chiến lược và kinh tế năm 2011 tại Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC.
AFP

Kết quả của hai ngày thảo luận giữa hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới ra sao? Những vấn đề quan trọng nào hai bên đã đạt được tại vòng đàm phán lần này? Thông tín viên Ngọc Trân có bài tường trình.

Kết quả khả quan hơn hai vòng đối thoại trước

Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ - Trung vòng thứ ba đã kết thúc, hai nước đã đạt được 48 vấn đề cụ thể, so với 26 vấn đề tại vòng thảo luận hồi năm ngoái. Các thỏa thuận mà hai nước đã đạt được, liên quan đến các vấn đề song phương, các vấn đề trong khu vực và trên toàn cầu.
Kết quả của vòng đối thoại lần này có vẻ khả quan hơn, do Trung Quốc thực hiện cam kết trong Tuyên bố chung Mỹ - Trung, được ký hôm 19 tháng 1 năm nay, trong chuyến viếng thăm chính thức của ông Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Trong tuyên bố chung này, hai bên cam kết sẽ hợp tác với nhau, để xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.
Trong một tuyên bố chung tại buổi họp bế mạc chiều thứ Ba vừa qua, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã nhận xét về vòng đối thoại này như sau:
-“Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tiếp tục phát triển rộng và sâu hơn. Nó phản ảnh sự phức tạp và tầm quan trọng của mối quan hệ song phương của chúng ta. Và chúng ta đã thảo luận nhiều vấn đề với nhau, và tôi vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ. Danh sách các thoả thuận và hiểu biết đã đạt được khá dài. Chúng tôi thấy có tiến bộ cụ thể về hàng loạt các thách thức chung, từ năng lượng và môi trường cho tới thương mại và an ninh quốc tế”.
chúng ta đã thảo luận nhiều vấn đề với nhau, và tôi vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ. Danh sách các thoả thuận và hiểu biết đã đạt được khá dài. Chúng tôi thấy có tiến bộ cụ thể về hàng loạt các thách thức chung, từ năng lượng và môi trường cho tới thương mại và an ninh quốc tế
Bà Hillary Clinton

Cơ chế tham vấn khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Một vấn đề quan trọng mà hai nước đã đạt được trong vòng đối thoại lần này, đó là vấn đề khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là khu vực luôn căng thẳng trong thời gian qua, do những va chạm giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, cũng như tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Tại vòng đối thoại này, hai nước Trung - Mỹ đã đưa ra cơ chế giải quyết các vấn đề trong khu vực, và cho biết, hai bên sẽ tổ chức
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) bắt tay với Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Uỷ viên quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đứng bên trái
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) bắt tay với Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Uỷ viên quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đứng bên trái tại phiên khai mạc Đối thoại Chiến lược-Kinh tế cấp cao tại thủ đô Washington DC hôm 09/5/2011.AFP
AFP
vòng thảo luận đầu tiên về khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào thời gian sớm nhất trong năm nay.
Bà Hillary Clinton cho biết thêm:
-“Chúng tôi thiết lập một cơ chế tham vấn Mỹ - Trung mới về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi chúng tôi chia sẻ nhiều lợi ích và thách thức chung. Và lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại này, các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự cấp cao của cả hai bên đã ngồi xuống, mặt đối mặt, trong một nỗ lực để hiểu biết thêm, phát triển lòng tin, và tránh sự hiểu lầm có thể dẫn đến những tính toán sai lầm nguy hiểm. Đối thoại an ninh chiến lược mới này là một bước tiến rất quan trọng, và chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ tăng thêm mối quan hệ song phương của chúng ta”.
lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại này, các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự cấp cao của cả hai bên đã ngồi xuống, mặt đối mặt, trong một nỗ lực để hiểu biết thêm, phát triển lòng tin, và tránh sự hiểu lầm có thể dẫn đến những tính toán sai lầm nguy hiểm.
Phía Trung Quốc cũng đồng ý hợp tác với Hoa Kỳ và các nước láng giềng để giải quyết mâu thuẫn, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết: -“Chúng tôi đồng ý rằng, chúng tôi sẽ cùng làm việc với nhau trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chúng ta có thể phối hợp với nhau tốt hơn ở châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đồng ý rằng, châu Á Thái Bình Dương là khu vực đủ rộng để đáp ứng lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chúng ta phải làm việc với nhau trong khu vực này và cùng làm việc với các nước khác trong khu vực, để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự thịnh vượng bền vững ở châu Á - Thái Bình Dương và đạt được sự phát triển chung của các nước trong khu vực này, để Thái Bình Dương trở thành một khu vực hòa bình. Chúng tôi đồng ý rằng, chúng tôi sẽ thiết lập một cơ chế tham vấn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Nhận xét về vấn đề này, trong cuộc họp báo chiều thứ Ba, ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết,  thiết lập một cơ chế tham vấn cho hai nước để giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực này thì rất quan trọng, giúp kiềm chế những căng thẳng trong vùng. Ông Trương nhấn mạnh:
-"Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương, thì thảo luận về hợp tác toàn cầu thật vô ích. Tôi tin tưởng rằng sự ra đời của cơ chế này sẽ thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Liên quan đến vấn đề châu Á – Thái Bình Dương, bà Clinton thông báo, Hoa Kỳ sẽ tham gia các sự kiện quan trọng ở khu vực trong năm nay như, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN. Bà Clinton cho biết thêm:
Chúng tôi đồng ý rằng, châu Á Thái Bình Dương là khu vực đủ rộng để đáp ứng lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chúng ta phải làm việc với nhau trong khu vực này và cùng làm việc với các nước khác trong khu vực, để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự thịnh vượng bền vững ở châu Á - TBD
Ông Đới Bỉnh Quốc
-“Như chúng tôi đã thảo luận những vấn đề này và như chúng tôi đã cam kết giữ mối quan hệ tiến về phía trước, chúng tôi có một số sự kiện quan trọng sắp tới. Lần đầu tiên, Tổng thống Obama có kế hoạch tham gia Thượng đỉnh Đông Á năm nay.
Và Phó Tổng thống Biden sẽ tới Trung Quốc vào mùa hè này, tiếp tục các cuộc thảo luận của chúng ta về hàng loạt những thách thức chung trong khu vực và trên toàn cầu. Và ông ấy hy vọng đáp lại bằng cách chào đón Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington vào một ngày sau đó.
Tôi mong gặp lại các đối tác Trung Quốc tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Indonesia, và cả Tổng thống, Bộ trưởng Ngân khố và tôi đang chờ đợi Hoa Kỳ tổ chức Hội nghị APEC ở Hawaii”.

Nhượng bộ về kinh tế của Trung Quốc

Ngoài các thỏa thuận về chiến lược mà hai bên đã đạt được, tại vòng đối thoại này, hai nước Trung - Mỹ cũng đã đạt được các thỏa thuận quan trọng về kinh tế. Phía Trung Quốc cam kết sẽ loại bỏ tất cả các sản phẩm nội địa ưu tiên trong danh mục mua sắm của chính phủ và sửa đổi dự luật về quy chế mua sắm công, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Các đại diện Mỹ-Trung trong nhóm Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2011 tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn. AFP
Các đại diện Mỹ-Trung trong nhóm Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2011 tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn. AFP
AFP
Tại các buổi họp hôm thứ Ba, Trung Quốc cam kết sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ và các công ty ngoại quốc có được hợp đồng từ chính phủ Trung Quốc dễ dàng hơn, qua việc không sử dụng chính sách mua sắm của chính phủ để khuyến khích phát triển nội địa, và sẽ được áp dụng ở tất cả các cấp chính quyền trung ương cũng như địa phương.
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hoan nghênh các cam kết của Trung Quốc về kinh tế. Từ lâu, do Bắc Kinh có những chính sách ưu tiên phát triển nội địa, nên đã ngăn cản các công ty nước ngoài cạnh tranh với các công ty Trung Quốc. Các công ty Mỹ và châu Âu luôn than phiền, họ không được chính phủ Trung Quốc đối xử công bằng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, do chính sách ưu đãi của Bắc Kinh dành cho các doanh nghiệp địa phương.
Trung Quốc cam kết những cải tiến lâu dài trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở cấp cao và chính phủ thực thi nhằm tăng cường kiểm tra phần mềm của chính phủ và việc sử dụng ở mọi cấp chính quyền.
Ông Timothy Geithner
Ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, cho biết, ngoài cam kết tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài làm ăn ở Trung Quốc, Bắc Kinh còn hứa sẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường Trung Quốc.
Ông Geithner đã nói:
-“Trong các cuộc họp của chúng tôi mấy vài ngày qua, chúng tôi đã thấy một số bước rất quan trọng hướng tới mục tiêu đó. Trước tiên, Trung Quốc cam kết những cải tiến lâu dài trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở cấp cao và chính phủ thực thi nhằm tăng cường kiểm tra phần mềm của chính phủ và việc sử dụng ở mọi cấp chính quyền. Và điều này sẽ giúp bảo vệ các nhà sáng chế ở Mỹ cũng như ở Trung Quốc trong tất cả các ngành công nghiệp, không chỉ riêng về phần mềm. Và tôi nghĩ, điều này rất quan trọng. Trung Quốc cũng xác nhận, họ sẽ không còn sử dụng việc mua sắm của chính phủ, ưu đãi cho các sản phẩm nội địa ở bất kỳ cấp chính phủ nào. Và tất nhiên, điều này quan trọng để bảo đảm rằng, công nghệ Mỹ, các công ty Hoa Kỳ, có thể cạnh tranh một cách công bằng cho các cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc”.
Ngoài việc đồng ý mở cửa thị trường mua sắm của chính phủ cho các công ty Mỹ, Bắc Kinh còn cam kết, cho phép các ngân hàng Mỹ và ngân hàng nước ngoài, bán các quỹ hỗ tương ở Trung Quốc, cũng như sẽ xem xét để các công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia bán bảo hiểm ô tô tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới này.
Trung Quốc cũng xác nhận, họ sẽ không còn sử dụng việc mua sắm của chính phủ, ưu đãi cho các sản phẩm nội địa ở bất kỳ cấp chính phủ nào. Và tất nhiên, điều này quan trọng để bảo đảm rằng, công nghệ Mỹ, các công ty Hoa Kỳ, có thể cạnh tranh một cách công bằng
Ông Timothy Geithner
Riêng vấn đề tiền tệ, Bắc Kinh không đồng ý với yêu cầu gia tăng giá trị đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đồng ý với Hoa Kỳ, khi đồng nhân dân tệ mạnh, có thể giúp chặn đứng tình trạng lạm phát gia tăng.
Ông Geithner nhấn mạnh:
-“Về tổng thể, chúng tôi thấy có sự thay đổi đầy hứa hẹn về chính sách kinh tế của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ cho phép tỷ giá hối đoái gia tăng giá trị nhanh hơn và rộng hơn, so với các loại tiền tệ của tất cả các đối tác thương mại. Và dĩ nhiên, sự điều chỉnh này rất quan trọng, không những cho những nỗ lực hiện tại của Trung Quốc, ngăn áp lực lạm phát và để quản lý các rủi ro mà dòng vốn mang đến cho thị trường tín dụng và tài sản, mà còn khuyến khích sự chuyển đổi này, thành một chiến lược tăng trưởng do nhu cầu nội địa”.
Về tổng thể, chúng tôi thấy có sự thay đổi đầy hứa hẹn về chính sách kinh tế của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ cho phép tỷ giá hối đoái gia tăng giá trị nhanh hơn và rộng hơn, so với các loại tiền tệ của tất cả các đối tác thương mại.
Ông Geithner
Ngoài các vấn đề nêu trên, Bắc Kinh cũng cam kết gia tăng minh bạch trong chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài cạnh tranh với các công ty Trung Quốc một cách công bằng hơn. Ông Geithner cho biết:
-“Trung Quốc cam kết gia tăng sự minh bạch, quy định các cơ quan chính quyền công bố các quy định ít nhất, trước 30 ngày, vì vậy một lần nữa, các công ty Hoa Kỳ và tất cả các công ty nước ngoài, có cơ hội để xem những thông tin đó - xem những quy định đó trong dự thảo và họ có cơ hội tham gia như các đối tác Trung Quốc.
Trung Quốc và Hoa Kỳ nhận thấy tầm quan trọng của tính minh bạch và công bằng trong các chính sách tín dụng xuất khẩu, đã đồng ý tiến hành các cuộc thảo luận về xuất khẩu - về các điều khoản của các chính sách tín dụng xuất khẩu tương ứng của chúng tôi. Và dĩ nhiên, điều này quan trọng bởi vì Trung Quốc, bằng cách nào đó, là nhà cung cấp lớn nhất về tín dụng xuất khẩu - trên thế giới.Và cuối cùng, chúng tôi đã thảo luận với các viên chức Trung Quốc về mục tiêu quan trọng của việc làm thế nào để đảm bảo rằng các công ty ở Trung Quốc cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước không bị đặt vào thế bất lợi lớn hơn”.

Mặc dù còn nhiều vấn đề mà hai bên chưa đạt được tại vòng đối thoại lần này, như vấn đề nhân quyền, tăng tỉ giá đồng nhân dân tệ, giới chức hai nước cho rằng, đã có những tiến bộ đáng kể, trong lần Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ vừa qua.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.