Chưa di dời dân đã thực hiện dự án
2006.08.25
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Vấn đề tái định cư cho người dân tại các khu vực bị giải toả để xây dựng đường xá, cầu cống, các khu công nghiệp hay những công trình trọng điểm khác vẫn là một câu chuyện dài gây bức xúc cho người dân.

Vào cuối tháng hai năm nay, chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị về việc tổ chức thi hành luật đất đai theo đó các địa phương không cưỡng chế di dời nhà khi chưa có chỗ tái định cư.
Tuy nhiên trên thực tế việc người dân bị di dời vẫn cố thủ tại chỗ vì các khu tái định cư chưa được xây dựng hay nếu có xây dựng thì cũng tiến hành một cách chậm chạp không đáp ứng được nhu cầu của người dân nằm trong diện tái định cư vẫn còn xảy ra.
Xin mời quý thính giả theo dõi những khó khăn mà người dân tái định cư gặp phải khi chính quyền tỉnh Quãng Nam cho xây dựng tuyến đường du lịch ven biển từ Điện Ngọc đến Hội An. Ba năm trước đây, chính quyền tỉnh Quãng Nam cho thực hiện chương trình mở con đường du lịch ven biển Điện Ngọc-Hội An.
Người dân chịu trận
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong việc giải toả để làm con đường này là 700 hộ dân thuộc xã Điện Dương nơi có hơn 6 kilômét đường chạy ngang qua.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Điện Dương để đăng ký đất lập những khu du lịch nằm dọc con đường đều ngạc nhiên khi thấy người dân tại đây sống trong những căn nhà bị cắt làm đôi chỉ còn phía sau, phía trước đã bị đập bỏ để nhường chỗ cho con đường đang xây dựng.
Một người dân tại thôn 1 than thở về tình trạng bụi bặm mà người dân phải gánh chịu: “Bụi lút thôi. Đi dâu về nhà thì thấy bụi lút thôi.”
Tuy sống trong cảnh nhà cửa bị thu hẹp, điện nước không có nhưng người dân cũng phập phòng lo sợ vì phần còn lại của căn nhà rồi cũng bị phá và thu hồi để làm vĩa hè và trồng cây xanh và lúc đó không biết phải đi về đâu.
Thực ra, kể từ năm 2001, chính quyền địa phương đã có qui họach xây 2 khu tái định cư để di dời người dân xã Điện Dương bị mất đất mất nhà. Khu thứ nhất rộng 20 hecta do Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Quãng Nam làm chủ đầu tư. Khu thứ hai rộng 70 hecta do huyện Điện Bàn làm chủ quản.
Tuy nhiên từ đó đến nay, Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Quảng Nam vẫn án binh bất động, không xây dựng gì cả tại khu định cư dưới sự quản lý của mình. Còn khu do huyện Điện Bàn phụ trách chỉ mới san mặt bằng đủ cho khoảng 30 hộ đến ở.
Thiếu vốn
Giải thích về sự chậm trễ này, ông Trần Minh An, Phó Chủ Tịch huyện Địên Bàn cho biết là huyện thiếu vốn nên không thể xây dựng nhanh chóng khu tái định cư do huyện phụ trách được.
Một cư dân tại thôn 4, xã Điện Dương giải thích về sự hiện diện của những căn nhà chỉ còn phía sau ở dọc con đường: “Chưa có khu tái định cư và nhà nước chỉ mới đền bù một nữa nên người dân phải lui về phía sau.”
Một người khác cũng phát biểu là người dân cũng có kiến nghị đủ thứ nhưng không thấy ai giải quyết cả: “Có kiến nghị lên thì họ cũng bỏ qua thôi, họ đang làm đường mà.”
Ngoài chuyện người dân bị di dời chịu khổ, người dân tại khu vực được qui họach làm khu tái định cư cũng thấp thỏm không yên. Nhà hư không dám sửa, trồng cây lưu niên không dám trồng.
Những bài liên quan
- Chính quyền tỉnh Kiên Giang chiếm đất tư của dân, bán cho ngân hàng xây cơ sở
- Đời sống hôn nhân ở Việt Nam vẫn còn tính bền vững
- Giá xăng dầu lên xuống bất thường khiến người dân lo lắng
- Nguyên nhân và hậu quả của dịch ruồi tại Đà Nẵng
- ADB: Cần phải đưa xã hội dân sự vào chương trình xoá đói giảm nghèo
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)
- Chương trình bảo hiểm y tế còn rất nhiều vô lý và bất công
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)
- Người dân thôn Yên cùng nhau bảo vệ khu chùa Tây Phương
- Thực tế công tác chăm sóc y tế của chính quyền cho người dân vùng ĐBSCL
- Các hộ dân tái định cư trong khu kinh tế Dung Quất không có nước ngọt để dùng
- Thi hành án, một bức xúc kéo dài
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc tăng giá xăng dầu chỉ là vấn đề thời gian
- Nhà không có điện tại tỉnh Phú Yên
- Cảm nhận của một số người dân về cuộc sống hiện nay
- Công an tỉnh Long An bị tố cáo hành hung và hiếp đáp dân thường
- Có dấu hiệu một vụ án oan
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Ngân hàng Sacombank cho người lợi tức thấp vay tiền mua nhà
- Cái chết không bình thường của Hòa thượng Thích Ðức Chính
- Dự án trồng hoa hồng ở tỉnh Hải Dương, sớm nở chóng tàn
- Khó tuyển dụng công nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước